Vấn đề bóng đá Việt Nam: Ai "lợi dụng" HLV Hữu Thắng?

09:44 20/09/2017
"Tôi chỉ làm chuyên môn, chỉ nói những vấn đề chuyên môn. Xin đừng lợi dụng tôi vào những mục đích chính trị, những cuộc đấu đá" - cựu HLV trưởng Đội tuyển U.22 Việt Nam Nguyễn Hữu Thắng đã nói như vậy sau khi xuất hiện những bài viết dẫn lời ông, chỉ trích thậm tệ VFF. Những bài viết mà theo HLV này có những từ ngữ không phải do ông là tác giả.

Chuyện mượn HLV Nguyễn Hữu Thắng để "tố" các quan chức VFF thực ra không bất ngờ. Trước đó, khi U.22 Việt Nam thua U.22 Thái Lan và bị loại sau vòng bảng môn bóng đá nam SEA Games 29, người ta cũng đã mượn thất bại này để chỉ trích các quan chức đương nhiệm VFF. Việc một Đội tuyển thất bại, các quan chức của một nền bóng đá phải nhận những chỉ trích gay gắt vốn là một chuyện rất bình thường trong đời sống bóng đá. Nó không chỉ diễn ra ở riêng bóng đá Việt Nam, mà còn diễn ra ở cả những nền bóng đá láng giềng của chúng ta như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, và cả những nền bóng đá phát triển trên thế giới như Đức, Italia, Brazil. Bản thân những người chấp nhận lao vào cuộc chơi bóng đá cũng luôn phải xác định trước tính hai mặt của cuộc chơi này: thắng thì được tung hô, thua thì bị chỉ trích - đấy dường như là một quy luật bất biến, không thay đổi.

Tuy nhiên, chỉ trích như thế nào và động cơ của sự chỉ trích lại phải nhìn nhận cho thấu đáo. U.22 Việt Nam thua vì những toan tính thiếu chính xác của HLV Nguyễn Hữu Thắng (như cách tổng kết của Hội đồng HLV Quốc gia), vì thiếu may mắn (như nhìn nhận của nhiều chuyên gia, đặc biệt là trong trận hoà 0-0 tiếc nuối với Indonesia), và cũng vì một bộ phận những người làm chuyên môn ở VFF không nhắc nhở góp ý cho Ban huấn luyện Đội tuyển một cách kịp thời. Nhưng cũng nên công bằng nhìn nhận, thời gian dài vừa qua, các Đội tuyển bóng đá trẻ Việt Nam cũng tạo được tiếng vang lớn trên đấu trường quốc tế: Đội tuyển U.15 vô địch Đông Nam Á, Đội tuyển U.20 tham dự vòng chung kết World Cup, và ngay cả Đội tuyển U.18 mới đây dù bị loại một cách tức tưởi tại giải vô địch U.18 Đông Nam Á thì hình ảnh mà Đội tuyển này để lại vẫn đầy ấn tượng. Rất nhiều chuyên gia tin rằng sau thất bại này, U.18 sẽ lớn lên, và sẽ có những kết quả tốt tại vòng loại giải U.19 châu Á vào tháng tới. Nói lại những điều này để thấy, VFF có lỗi trong thất bại chiến lược của Đội tuyển U.22, nhưng nếu vì cái lỗi ấy mà phủ nhận tất cả những thành công mà họ tạo ra với bóng đá trẻ thời gian qua là không công bằng.

HLV Nguyễn Hữu Thắng cho rằng mình đã bị lợi dụng.

Nhưng tại sao một bộ phận dư luận vẫn thích chỉ trích một cách... không công bằng như vậy? Không ai không biết cuối năm nay, VFF sẽ tổ chức hội nghị thường niên, và đến tháng 3 năm 2018 sẽ diễn ra Đại hội nhiệm kỳ 8. Do vậy, đây là thời gian để một bộ phận dư luận nào đó không ngừng "đánh" người này, chuẩn bị "tô hồng" người kia để hy vọng có thể đạt được một kết quả nhân sự ở Đại hội mới theo ý mình.

Với bóng đá Việt Nam xưa nay, cứ trước thềm một kỳ Đại hội là lại diễn ra những chuyện người bị "đánh" người được "tô" như thế. Và nguy hiểm là cùng với những chuyện vừa "đánh" vừa "tô", ai cũng giương cao ngọn cờ vì sự đổi mới, phát triển của bóng đá Việt Nam, dù không khó nhận ra phía sau ngọn cờ ấy không phải là một động cơ trong sáng. Trong câu chuyện này, truyền thông cũng có một phần trách nhiệm, bởi một bộ phận truyền thông hoặc chủ động, hoặc vô tình bị người khác lợi dụng, từ đó dẫn dắt dư luận tới những cái nhìn không hẳn có lợi cho đại cuộc, mà chỉ có lợi cho một hoặc một nhóm cá nhân.

Tuy nhiên thời đại bây giờ khác xa so với thời đại truyền thông ngày trước. Cho nên những người tưởng là "vì bóng đá Việt Nam" nhưng thực chất là đang "phá bóng đá Việt Nam" trước sau gì cũng bị nhận diện. Cẩn thận, "chơi dao" có ngày đứt tay!

Không phải chuyện mới

Trước thềm SEA Games năm 2013, Đội tuyển U.23 Việt Nam của HLV Hoàng Văn Phúc có một trận đấu không như ý tại BTV Cup (Cúp bóng đá Bình Dương mở rộng), và ngay sau trận đấu này, HLV trưởng Hoàng Văn Phúc đã nhận lệnh sa thải. Thời điểm ấy HLV Hoàng Văn Phúc cũng có những phát biểu khá giống với HLV Hữu Thắng lúc này, rằng những quyết định nhắm vào mình có thể chỉ là biểu hiện của những đấu đá ở trên (?). Ông Phúc bực bội Liên đoàn tới mức đã chuẩn bị hết hành trang để xách vali về Hà Nội, nhưng phút cuối khi Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ kịp thời vào cuộc, cộng với việc các cầu thủ đã hết lòng mong ông ở lại, ông Phúc đã ở lại. Sau SEA Games 2013 ấy, ông Phúc chính thức rời ghế thuyền trưởng Đội tuyển với rất nhiều nỗi niềm khó nói về tổ chức đã mời ông làm việc (?)

Ngọc Anh

Hoàng Anh

Ngày 7/1/2025, TAND tỉnh Thái Bình sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Lưu Bình Nhưỡng (SN 1963, trú tại tổ 11, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội, cựu Đại biểu Quốc hội, cựu Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy Ban Thường vụ Quốc hội) và bị cáo Lê Thanh Vân (SN 1964, trú tại Khu đô thị Ecopark, xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, cựu Đại biểu Quốc hội, cựu Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội).

Sở GTVT Hà Nội cho biết sẽ tập trung nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội để hiện thực hóa “kỳ tích” làm đường sắt đô thị. Mục tiêu đặt ra là tầm nhìn đến giai đoạn 2065, Hà Nội có 15 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài gần 617km.

Vào ngày 2/1/2025, đội tuyển Việt Nam sẽ đấu Thái Lan trong trận chung kết lượt đi ASEAN Cup trên sân Việt Trì. Nơi mà mọi cổ động viên đều mang đến điều ước may mắn cho thầy trò ông Kim Sang-sik.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội. Nghị định chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Ngày 1/1, Công an huyện Cái Bè (Tiền Giang) cho biết, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Vũ (SN 2001, ngụ tỉnh An Giang) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản; cho gia đình bảo lãnh đối với Nguyễn Văn Tấn (SN 2011, em cùng cha khác mẹ với Vũ) để xử lý cùng về hành vi nói trên. 

Hôm nay (1/1/2025), Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ chính thức có hiệu lực thi hành, cũng đồng thời với việc Nghị định 168/2024 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, thay thế cho Nghị định 100/2019 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123) đi vào đời sống.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文