Đội tuyển Việt Nam có nên đứng ngoài "làn sóng ngoại" bao trùm Đông Nam Á?

09:40 14/03/2016
Ngày HLV trưởng đội tuyển Việt Nam Nguyễn Hữu Thắng chính thức ra mắt, trong một vài những câu hỏi khó mà ông nhận được, có một câu hỏi rất đáng mổ xẻ: "Đến bao giờ thì ông gọi trở lại đội tuyển (ĐT) những cầu thủ ngoại đã nhập tịch Việt Nam?". Câu trả lời của HLV Hữu Thắng: "Tôi gọi người dựa trên phong độ. Lúc nào tôi thấy phong độ của họ tốt, phù hợp với ĐT thì sẽ gọi".
Vậy đến khi nào thì phong độ của các cầu thủ nhập tịch này tốt? Và đến bao giờ thì cái tốt ấy phù hợp với một ĐT nói chung và triết lý cầm quân của HLV Nguyễn Hữu Thắng nói riêng? Chỉ một mình HLV này mới có thể trả lời chính xác câu trả lời. 

Tuy nhiên, những người hiểu chuyện, hiểu những điều tế nhị phía sau việc những cầu thủ ngoại lên ĐT lại nhìn vấn đề theo cách khác. Họ cho rằng, nếu căn cứ vào những yếu tố chuyên môn đơn thuần, ngay ở thời điểm này cũng có những cái tên rất cần thiết cho ĐTVN, Hoàng Vũ Samson của Hà Nội T&T chẳng hạn. 

Nhưng có lẽ vấn đề không nằm ở chuyện chuyên môn, mà nằm ở những khía cạnh ngoài chuyên môn, vượt qua cả tầm kiểm soát của HLV trưởng ĐT lẫn các quan chức Liên đoàn.

HLV Nguyễn Hữu Thắng rất khó gọi vào đội tuyển các cầu thủ nhập tịch khi chưa được "bật đèn xanh". Ảnh: H.Mk

Năm 2008, khi HLV Henrique Calisto nhiếp chính lần thứ 2 ở ĐTVN thì hàng loạt những cái tên nhập tịch như Phan Văn Santos, Đinh Hoàng La, Đinh Hoàng Max đã được đưa lên ĐT. Nhưng vì những vấn đề ngoài chuyên môn, chẳng hạn như việc Phan Văn Santos tự ý rời ĐT để chăm "vợ mang bầu" đã khiến thầy "Tô" tức phát điên, và sau đó tuyên bố một câu bất hủ: "Còn tôi ở đây, Phan Văn Santos không bao giờ có cửa lên ĐT". 

Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở những khía cạnh sinh hoạt đơn thuần thì câu chuyện trước sau gì cũng có lối ra, theo Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ lúc ấy thì: "Mọi thứ còn nằm ở những ứng xử văn hoá. Có nhiều cầu thủ mặc dù đã nhập tịch Việt Nam nhưng chưa thật sự thấm nhuần văn hoá Việt Nam. Thế nên khi khoác áo ĐTVN, không loại trừ khả năng họ có những biểu hiện trái với thuần phong mĩ tục của chúng ta. Lúc ấy, cái giá phải trả là rất lớn". 

Ở đây, cần phải nhắc lại một chi tiết chua xót, đó là ở thời kỳ mà hàng loạt ông bầu nhảy vào bóng đá và chạy đua thành tích thì có cả một phong trào nhập tịch cầu thủ diễn ra ồ ạt, và sau này từng có những cầu thủ nhập tịch trả lòng rất thật: "Tôi đồng ý nhập tịch vì được chủ tịch CLB cho tiền, và hứa rằng sau khi nhập tịch sẽ được nhận một mức lương cao hơn chút".

Vì hiểu rõ những đặc điểm này nên sau này việc nhập tịch cầu thủ đã được "siết" lại một cách chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, không vì thế mà VFF và cả cấp trên của VFF có thể dễ dàng đồng ý để những cầu thủ nhập tịch lên ĐT. Có thể chốt lại rằng, một khi chưa được lệnh "cởi trói" từ trên, thì việc những cầu thủ da trắng, da đen khoác áo ĐTVN là điều không tưởng.

Trong khi đó, những biến động tại Đông Nam Á cho hay, ngay tại AFF Suzuki Cup diễn ra cuối năm nay, nhiều khả năng bóng đá "vùng trũng" lại chứng kiến sự trở lại ồ ạt của những cầu thủ nhập tịch. 

Với Philippines - một trong hai đồng chủ nhà của giải đấu thì đấy là chuyện đương nhiên, vì thực tế những năm qua, bóng đá Philippines phất lên nhờ chính sách nhập tịch cầu thủ, trong đó có những cầu thủ thậm chí từng trưởng thành ở lò đào tạo trẻ của Chelsea. 

Với Singapore mới thật đáng nói, bởi ai cũng biết sau khi đoạt tới 4 chức vô địch AFF Cup nhờ sức sống chủ yếu của những cầu thủ nhập tịch, Singapore từng tuyên bố sẽ phát triển ĐTQG bằng những cái tên thuần nội. Nhưng khoảng 5 năm qua, khi một ĐTQG và ĐT U.23 QG "thuần nội" khiến bóng đá Singapore thất bại thảm hại thì mới đây họ đã lên tiếng gọi lại những cầu thủ nhập tịch, đang thi đấu tại S - League vào ĐTQG nước mình. Malaysia của ông thầy Ong Kim Swee cũng thế, và Indonesia khả năng cũng thế.

Như vậy, đừng bất ngờ nếu AFF Suzuki Cup năm nay, cái "vùng trũng" Đông Nam Á lại chứng kiến cả một rừng những cầu thủ vốn xuất phát ngoài Đông Nam Á. Với riêng ĐTVN, mặc dù đặt mục tiêu lớn là phải lọt vào chung kết, nhưng có phần nhiều, chúng ta vẫn sẽ tiếp tục đứng ngoài xu thế gây tranh cãi này.

Diệp Xưa

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文