Nhà văn học viết văn như thế nào?

11:49 27/10/2024

Cho đến bây giờ, sau 30 năm cầm bút tôi vẫn giải mãi câu hỏi: Tôi chọn văn chương hay văn chương chọn tôi? Con đường nào đưa tôi vào con đường viết văn quá nhọc nhằn này? Chỉ biết rằng: Sinh ra, đến khi biết nhận thức những thứ xung quanh, tôi rất yêu đồng đất, gò đống, đầm ao, sông ngòi, núi non quê hương.

Đến cả cỏ cây, hoa lá, con trâu sừng cánh ná, con bò vàng, con chó vện, rồi con gà mái hoa mơ, con vịt cỏ, ngan ngỗng, chim bồ câu... cũng yêu. Đặc biệt, có thể giận người nọ người kia, nhưng chưa thấy mình ghét ai bao giờ. Căm thù lại càng không.

Sương Nguyệt Minh

1. Tôi sinh ra vào cuối mùa nước nổi.

Nước nổi không phải là một mùa con nước lên theo mặt trăng mà là... mùa mưa bão, nước lụt trắng đồng. Quê tôi vùng chiêm trũng. Mỗi trận mưa to, kéo dài là nước từ núi rừng Tam Điệp đổ xuống. Sông Bến Châu, sông Bút, sông Lồng no nước. Nước chảy vào đồng. Nước ngập lút đường. Nước liếm vào sân. Trẻ thơ ngủ không biết trời đâu đất đâu. Mới chiều hôm trước còn mưa gió nhì nhằng, sáng hôm sau đã thấy nước ngập trắng đồng.

Ngoài đồng Đầm, vịt trời, le le, mòng két kêu inh ỏi. Cò trắng bay chấp chới tìm chỗ đậu. Vạc đứng im im như đụn rạ. Sóng vỗ oằm oặp. Rong rêu nổi lập lờ dạt vào bờ. Mẹ tôi lại thở dài, bốc một nắm gạo trong rá bớt lại vào thùng. Có những trận bão. Cây đổ. Nhà hàng xóm tốc mái. Nhà tôi mái ngói vảy cá nặng nề, vốn ngày thường thâm u gặp bão gió cũng rùng mình. Cột kèo vặn răng rắc. Nước hắt cả vào trong nền nhà ướt sũng...

Với mỗi nhà văn, việc tích lũy kiến thức qua quá trình tự học rất quan trọng.

Tuổi thơ tôi nơm nớp hãi lo, chỉ sợ nhà đổ ụp. Hết nằm lại ngồi, hết ngồi lại đứng, đi lại trong nhà vì sợ hãi. Song lại có những ngày êm ả. Dãy núi Tam Điệp xanh mờ. Núi Bảng dựng đứng như cái bảng khổng lồ để cho người khổng lổ viết chữ, viết những điều mình khao khát. Núi con Rùa chầu về chùa An Thái, cái hàm dưới bị rã ra, rơi xuống; nghe đâu bị thầy địa lý phương Bắc yểm. Núi Con Mèo mồ côi. Cửa rừng Eo Bát gập gềnh đá xếp, lúc nào nước cũng rỉ ra, chảy thành dòng; người ta bảo nước mắt của rồng.

Thời ấy, núi rừng Tam Điệp còn xanh. Làng Côi Trì quê tôi còn xanh. Hai cây đa bên tam quan chùa cao, rộng rùm ròa cũng xanh màu lá. Ban trưa, dưới bóng tre mát rượi, bên con trâu già nhai lại cỏ uể oải, nghe tiếng cuốc kêu ra rả, ngồi gà gật mà vẫn thoảng hoặc buồn buồn không gọi được tên. Những cây gạo ở đình Đông nở hoa đỏ ối. Bọn trẻ mục đồng chúng tôi ngồi vắt vẻo trên lưng trâu. Sáo diều vi vút trên tầng không. Nhìn hoàng hôn buông trên dãy núi mờ xa, thỉnh thoảng ánh lên tia nắng cuối ngày lại thấy hoa gạo lập lòe như thắp lửa. Thiên nhiên quê tôi như người thầy dạy văn của tôi. Tôi học được ở thiên nhiên không chỉ vẻ đẹp trữ tình mơ màng mà cả dữ dội, khắc nghiệt ngay từ tuổi ấu thơ.

2. Ông nội tôi không được đi học vì nhà nghèo, nhưng ông tự học, viết chữ Nho đẹp nổi tiếng một vùng. Tuổi ấu thơ, tôi cứ quanh quẩn bên ông cắm cúi cầm bút lông và đọc sách thánh hiền. Tôi rất hay được cũng có khi gọi là bị sai mài mực nho. Mài chậm rãi. Nhẹ tay. Đến khi mực không loãng, nhạt mà cũng không đặc quánh, viết chữ đều nét là được. Ông viết hương sử, viết gia phả họ Nguyễn, viết câu đối, lấy lá số tử vi... cũng bằng chữ nho. Ông lo xa thời thế đổi thay, chữ nho mạt, cháu con không đọc được, nên dòng trên viết chữ nho, dòng dưới viết quốc ngữ. Ông viết một quyển sách về những biến động dữ dội, tưởng như tan nát của gia đình tôi những năm 1955-1956.

Cách đầy gần hai chục năm, anh tôi cảm thấy mình yếu lắm, có thể bất chợt ra đi. Anh gọi tôi về quê, bảo: “Quyển sách này ông viết để lại cho chú. Ông mất để lại cho bố giữ. Bố mất để lại cho anh giữ. Bây giờ, đã đến lúc đưa lại cho chú”. Tôi run run lật giở quyển sách dòng trên chữ nho, dòng dưới chữ quốc ngữ. Những đau thương ông đã chịu đựng, gia đình tôi phải trải qua hiện ra. Song ông lại rất nhân từ, viết nhắc lại câu nói của tiền nhân: “Vì thời thế thế thời phải thế”. Trang cuối ông ghi: “Quyển sách này để lại cho cháu Sơn”. Không hiểu nổi vì sao ông lại dành quyển sách cho tôi khi tôi mới 7 tuổi?

Tôi có một người bố chăm đọc sách. Ông mua bộ tiểu thuyết Đông Chu Liệt Quốc bốn tập bỏ trong hòm và treo lên cây luồng ở góc nhà. Phải quý giá lắm, ông mới cất kỹ như báu vật. Tôi vốn là chú bé nghịch ngợm, tò mò, thấy cái gì cũng phải xem, phải thấy bằng được. Và tôi đã mở cái hòm quanh năm treo im lìm ở góc nhà. Những nhân vật người đẹp Bao Tự nụ cười đổi lấy ngàn vàng, nhân tài kiệt xuất Tôn Tẫn, Ngũ Tử Tư, Quản Trọng, Phạm Lãi... thời Xuân thu - Chiến quốc tương tàn… quyến rũ tôi. Tuy nhiên, tôi vẫn biết lấy trộm sách đọc và ước lượng khoảng gần trưa, bố sắp đi làm thì bỏ vào hòm cất lại vị trí cũ.

Một hôm, tôi đọc mê mải và quên cả đi nấu cơm. Bỗng nghe tiếng bước chân, giật mình ngước nhìn lên thì đã thấy ông đi cày đã về đứng bên cạnh. Rụng rời chân tay. Không nói nên lời. Phen này thì ăn đòn rồi. Nhưng, bố tôi lại rất hiền từ: “Đọc xong rồi cất vào chỗ cũ nhé. Con để rập rạ bên ngoài, cháu nó bé không biết, xé mất”. Ôi trời! Chỉ muốn co cẳng chạy khắp làng gọi mấy thằng bé chăn trâu ra ngay đây, tao kể chuyện Đông Chu Liệt quốc cho mà nghe.

Rồi những đêm theo anh cả ra cống Bến Võ kéo tôm. Tôm bắt đèn, mắt đỏ đòng đọc. Những ngày trúng mùa rươi theo chị gái đi vợt rươi. Gặp nước sông lên săm sắp đồng trơ cuống dạ, rươi ngoi lên bơi ngoằn ngoèo chi chít. Có lúc lẽo đẽo đi theo anh rể vác súng thể thao ra đồng Ngoài. Anh rón rén đến gần, nấp kín, nhằm những con vạc đang đứng im lìm như đụn ra... bóp cò. Thời ấy, không cấm bắn chim chóc. Tôi theo cha đi bẫy chim. Bẫy làm từ những chiếc đũa, một đầu bôi nhựa dính, một đầu vót nhọn cắm xuống đất. Cha tôi buộc con dế vào sợi chỉ rồi buộc vào giữa cái đũa dính nhựa. Chim sẻ, chim ri, chào mào nhìn thấy con dế là nhào xuống mổ. Bẫy dính chặt vào lông vào cánh, chim không bay lên được chỉ còn việc ra bắt.

Tôi đã từng chứng kiến nhiều lần hình ảnh chị dâu với cái bụng kềnh kệnh sắp đến ngày đẻ vẫn phải đi chở vôi bán. Chị ngồi trên xe bò chạy xồng xộc xuống dốc cầu Bút mà phát sởn gáy đến bây giờ. Các hình ảnh về số phận người thân cứ ám ảnh không bao giờ hết trong tôi. Có lẽ gia đình và người thân như bậc thầy dẫn tôi vào con đường viết văn, mà chính họ cũng không biết.

3. Làng tôi có chùa An Thái, có giếng Mắt Rồng, có đình Đông, đình Tây. Một làng mà có hai đình cũng là sự lạ. Những gò đống tự nhiên mang thế phong thủy và được định danh từ thời xa xưa: Gò cá chép, gò Mã Giáng, Mả Vó. Chóp chài, Đồng Mo... v.v. Mỗi địa danh là một câu chuyện âm u huyền thoại. Chẳng hạn, con gái làng tôi xưa đẹp nổi tiếng cả vùng bởi ăn nước giếng Mắt Rồng. Thầy địa lý đi qua, chọn hỏi con gái làng làm vợ. Không được gả, nên ông ta yểm cho nước giếng đục ngầu lên. Từ đó, gái làng không còn xinh lắm, “chè Ba Trại, gái Kim Sơn” chứ không còn là gái Yên Mô nữa.

Tôi lớn lên, trong không gian dầy đặc huyền thoại, mà chẳng phải mình tôi, những đứa trẻ làng khi khóc đều bị người lớn mang các nhân vật kỳ quái ra dọa: “Nín đi, kẻo ông ba bị chín quai, mười hai con mắt về bắt trẻ con bây giờ”, hoặc: “Không khóc nữa. Kẻo con thuồng luồng ở ao đầm nó về nó bắt đấy”... Ông ba bị, con thuồng luồng, hoặc con giải ở khe nước hình thù thế nào thì chịu, không ai nhìn thấy. Chỉ biết rằng nó được tưởng tượng theo mỗi người một hình ảnh và ai cũng sợ hãi.

Rồi những câu chuyện “thần cây đa, ma cây gạo” cũng tác động dữ dội vào tâm hồn trẻ thơ của tôi. Người ta kể: Có một người đi chợ sớm bước qua gốc cây gạo bên đình Đông lúc còn mờ hơi sương. Bỗng thấy lành lạnh sau gáy, nhìn lại thì thấy một cô gái tóc dài rũ rượi, lưỡi đỏ lòm, dài như cái đòn gánh đang liếm gáy mình. Chuyện loang ra, người ta tìm con ma trong quá khứ mù xa. Thì ra, ngày xưa có một cô gái thất tình treo cổ ở gốc gạo gai...

Tuổi thơ tôi chân trần. Bốn giờ sáng, mắt nhắm mắt mở cùng với thằng bạn đi qua gò Mã Giáng ra đồng Ngoài bắt cá khăm. Hoang lạnh. Cô liêu. Mồ mả lô nhô. Có những mộ mới đắp. Đi chân trần dẫm trên đất gò mới bốc mả nhão nhoét vì trận mưa đêm. Xa xa lập lòe ánh sáng xanh như lân tinh. Hãi quá! Ma! Hét lên rồi hai thằng cùng chạy. Chạy vài chục bước, ngoái đầu thấy đốm lửa cứ bay theo sau. Dừng lại nó lại dừng. Sợ quá! Chạy, nó lại bay theo. Sáng ra hồ hởi, mắt tròn mắt dẹt kể. Người làng bảo: Chúng mày bị ma trơi đuổi rồi... Có lẽ quê hương thấm đẫm các câu chuyện huyền thoại cũng dạy tôi học văn viết văn?

Nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà văn Khuất Quang Thụy về thăm quê tôi. Các ông nhìn sông núi, gò đống, đồng đất thốt lên: Đẹp quá! Sương Nguyệt Minh sinh ra ở đây, không viết văn mới là chuyện lạ. Tôi thủng thẳng bảo: Sao bao nhiêu người làng đang ở không gian mà các ông gọi là đẹp, lại không viết văn? Có lẽ, họ không thích và không tự học viết văn như tôi?!

Sương Nguyệt Minh

Liên quan thông tin “Hàng loạt “bẫy” giao thông ven QL1A qua TP Tuy Hòa” đã được Báo CAND phản ánh ngày 27/10, sáng nay (31/10), Đoàn kiểm tra do Văn phòng quản lý đường bộ (QLĐB) III.3 thuộc Khu QLĐB 3 - Cục đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp các cơ quan chức năng đã trực tiếp kiểm tra thực tế tại hiện trường.

Ngày 31/10, Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết, Cơ quan điều tra đã khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Huỳnh Cẩm Phượng (SN 1964) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản; khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Huỳnh An Ninh (em ruột Phượng, SN 1968, ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) để điều tra về hành vi che giấu tội phạm.

Ngày 29/10, Thường trực Hội Cựu CAND Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả một năm tổ chức thực hiện QĐ 856/BNV-QĐ ngày 30/10/2023 của Bộ Nội vụ ban hành Điều lệ Hội Cựu CAND Việt Nam và tình hình công tác tháng 10/2023. Thượng tướng Lê Quý Vương, Chủ tịch Hội chủ trì cuộc họp.

Việc đưa môn Hà Nội học vào dạy tại các trường ở Thủ đô là cần thiết. Điều này giúp cho học sinh hiểu hơn về vùng đất, con người Hà Nội, phát huy các giá trị vốn có của mảnh đất ngàn năm văn hiến, từ đó tăng thêm lòng tự hào, khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ để xây dựng Thủ đô tương xứng với vị thế vốn có.

Do nước lũ lên nhanh, mấy ngày qua chị Nguyễn Thị Tưởng, huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình đưa các con đi tránh lũ ở nhà sinh hoạt cộng đồng. Tối qua, nước lũ rút dần, chị Tưởng đưa các con về nhà và gần sáng nay các cháu đã không may bị rơi đuối nước ngay tại nhà mình

Ngày 31/10, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết, vừa thi hành quyết định khởi tố bị can và áp dụng biện pháp cấm đi khởi nơi cư trú thêm 2 đối tượng trong đường dây “Mua bán trái phép hóa đơn chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước” do Dương Thanh Thủy thực hiện.

Sáng 31/10, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết sẽ chuyển hồ sơ cho Công an TP Hồ Chí Minh điều tra, xem xét xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân thuộc Phòng khám đa khoa (PKĐK) - Công ty TNHH PKĐK Tháng Tám (địa chỉ số 74 Cách Mạng Tháng Tám, phường Võ Thị Sáu, quận 3) do xem thường pháp luật, liên tục tái diễn hành vi “vẽ bệnh, moi tiền”...

Một vụ nổ tại nhà máy thép do Simec sở hữu ở tiểu bang Tlaxcala, miền Trung Mexico ngày 30/10 (giờ địa phương) đã khiến ít nhất 12 người thiệt mạng, các nhà chức trách tiểu bang cho biết.

Ngày 31/10, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Thị Ngọc Mỹ (SN 1986, quê TP Hồ Chí Minh) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đại diện của Nga tại Liên hợp quốc (LHQ) nhấn mạnh rằng việc Moscow có tương tác quân sự với Bình Nhưỡng không vi phạm luật pháp quốc tế, đồng thời, gọi các báo cáo rằng quân đội Triều Tiên có mặt ở tuyến đầu trong cuộc chiến với Ukraine là “lời nói dối trắng trợn”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文