Cần nâng cao nhận thức về an ninh quốc phòng cho sinh viên Việt Nam

20:37 16/03/2023

Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng hiện là Phó giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển (APD), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, là giảng viên và là một nhà nghiên cứu khoa học.

Ông cũng là chuyên gia tư vấn về thuế, quản trị tài chính doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, quản trị nhân sự, tư vấn chiến lược tại các tập đoàn, tổng công ty lớn như: Tổng công ty Tài chính dầu khí (PVFC), Tổng công ty bảo hiểm PVI, Công ty Tái bảo hiểm PVI Re, Ban trù bị thành lập ngân hàng Dầu khí, Tổng công ty du lịch Công đoàn, Phòng an ninh Kinh tế - Công an Tp. Hải phòng, Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội (MIC)...  

Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng.

+ Xin chào tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng. Chúng tôi rất hân hạnh khi được trò chuyện cùng ông ngày hôm nay. Là một giảng viên đại học và hiện nay đang giữ vị trí là Phó giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển, chắc hẳn ông cũng đã nghiên cứu sâu và có nhiều am hiểu về các vấn đề giáo dục ở Việt Nam. Vậy trong chương trình giáo dục đào tạo đại học, liệu có các chương trình học có liên quan đến An ninh  Quốc phòng (ANQP)?

- Tất nhiên là có rồi, nhiều là đằng khác. Nội dung giáo dục về ANQP luôn có vai trò cực kỳ quan trọng trong Chương trình giáo dục đại học, có thể có các môn học là những môn học chuyên sâu hoặc được đề cập và lồng ghép trong các môn học khác. Điển hình là các môn học lý luận chính trị như “Lịch sử Đảng”, “Triết học Mác Lênin”, “Tư tưởng Hồ Chí Minh”… hay các môn học liên quan đến pháp luật, quan hệ quốc tế. Bên cạnh các môn học như thế còn có các chuyên đề giới thiệu cho sinh viên vào đầu kỳ, trước khi sinh viên nhập học hoặc đầu mỗi năm học. Chuyên đề về ANQP đặc biệt có nhấn mạnh đến an ninh phi truyền thống (ANPTT) được các giảng viên cung cấp cho các em sinh viên các vấn đề an ninh liên quan đến các lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như văn hóa, kinh tế, giáo dục, đối ngoại…; các thầy cô sẽ cập nhật cho sinh viên các vấn đề đang xảy ra hàng ngày để các em có thể nhận diện được các nguy cơ phía trước ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, giúp các em nhận thấy được vai trò trách nhiệm của người chủ tương lai của đất nước.

+ Vậy theo ông, phải làm sao để có thể đối phó được với các hiểm họa và các thách thức an ninh như hiện nay? Sinh viên có thể nhận thức được các hiểm họa và thách thức đó không?

- Vấn đề đầu tiên là phải nhận thức được và nâng cao bản lĩnh chính trị đồng thời biết được phương pháp để đối phó. Nhận thức được rồi nhưng phải biết được phương pháp để đề phòng cũng như đấu tranh chống lại các nguy cơ cũng như thách thức đối với ANQP. Nếu chúng ta không có phương pháp thì đôi khi hậu quả còn nặng nề hơn. Ví dụ như, những vấn đề liên quan đến những tư tưởng cực đoan, nếu chúng ta cấm đoán tiếp cận những thông tin trên mạng xã hội hay là hạn chế các vấn đề giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và thế giới thì vô hình chung, chúng ta đã ngăn trở sự phát triển của đất nước, ngăn trở hội nhập với thế giới. Như thế thì thật là đáng tiếc. Chúng ta phải hiểu và đánh giá được cái gì đúng, cái gì chưa, cái gì có lợi, cái gì có hại. Những vấn đề ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đến sự bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia cần phải đấu tranh và loại bỏ. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ đấu tranh bằng các phương pháp truyền thống, bằng những phương tiện vũ khí, khí tài mà ở đây là trên mặt trận tư tưởng, trên các biện pháp về mặt tinh thần. Ví dụ như các biện pháp vận động, tuyên truyền, lấy cái đẹp để dẹp cái xấu, lấy tư tưởng văn minh hiện đại, tích cực, tốt đẹp để làm lu mờ các tư tưởng lệch lạc, tiêu cực.

Đối với sinh viên, quan trọng nhất là các em cần chủ động để nhận thức được những nguy cơ đó và nâng cao bản lĩnh chính trị để đối phó được với những thế lực thù địch tinh vi và khó lường đó.

+ Theo chúng tôi được biết, hiện tại trong các cơ sở giáo dục đại học thì có chương trình học về Quốc phòng cho sinh viên. Chúng tôi muốn hỏi, đấy có phải là một trong những biện pháp mà nhà trường đã đưa ra để khơi mở và giảng dạy thêm cho sinh viên ý thức về vấn đề ANQP không?

- Bạn nói hoàn toàn đúng. Như chúng tôi đã đề cập, trong các chương trình đào tạo có những chương trình chính khóa, các chuyên đề liên quan đến ANQP, đặc biệt đây lại là một trong những điều kiện chuẩn đầu ra của sinh viên mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định rồi. Các sinh viên phải đáp ứng, phải có các chứng chỉ về ANQP. Khóa học về ANQP thường kéo dài 4 tuần. Nó bao gồm cả phần lý thuyết và thực hành. Cũng như các vấn đề về phát triển đất nước, ANQP cũng là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong quá trình đào tạo sinh viên của chúng tôi.

Bên cạnh thời gian thực tiễn trên thao trường, sinh viên còn có các chương trình đi tham quan một số các địa điểm trong khu vực như di tích lịch sử, bảo tàng lịch sử, nơi tưởng niệm các anh hùng dân tộc … Qua đó, sinh viên ý thức được nhiều hơn, được rèn luyện, nhận thức được trách nhiệm của cá nhân mình đối với đất nước.

Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng Và nhà báo Huyền Thanh.

+ Thưa ông trên thực tế, chúng tôi cảm nhận rằng trong bối cảnh hiện nay, các vấn đề an ninh nói chung, ANPTT nói riêng, không phải ai cũng có thể nắm bắt được. Mức độ tiếp cận về ANPTT cũng chỉ ở một số các chuyên gia nghiên cứu về ANQP, những người đã đi làm quan tâm đến các vấn đề chính trị - xã hội của đất nước hay những người hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan đến ANPTT? Còn đối với một bộ phận người dân nói chung, đặc biệt là sinh viên hiện nay, có lẽ khái niệm về ANPTT vẫn là một khái niệm chưa thực sự là thường trực đối với các em phải không?

- Tôi cho rằng khái niệm về ANPTT ngày trước có thể gọi là mới, nhưng bây giờ tôi nghĩ nó không còn mới nữa. Nó khá là phổ biến không chỉ đối với những chuyên gia nghiên cứu hay những người đang hoạt động trong các lĩnh vực ANQP mà theo tôi, vấn đề này nó cũng đã được rất nhiều các cơ quan báo chí, các phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa lên, đã được người dân nói chung tiếp nhận, tìm hiểu. Tôi cũng nghĩ rằng, chuyện tiếp cận của mọi người dân nói chung và sinh viên nói riêng về ANQP là thuận lợi. Vấn đề là nhận thức cần phải đầy đủ và toàn diện. 

+ Thời gian tới chúng ta có nên đưa ra các chương trình hội thảo hay tọa đàm khoa học ở tầm quốc gia về vấn đề về an ninh mà đối tượng cần hướng tới để truyền thông và phổ cập thậm chí là khách mời của chúng ta lại là sinh viên?

- Tôi nghĩ rằng, việc tổ chức hội thảo, tọa đàm đây cũng là một ý kiến rất hay và rất cần thiết. Bên cạnh các chuyên môn nghiệp vụ, các kiến thức về văn hóa, các kỹ năng khác như tin học, ngoại ngữ, kỹ năng khác để phát triển bản thân thì nhà trường cũng đã tổ chức những hoạt động ngoại khóa như tôi đã nói ở trên. Ngoài việc tiếp cận một cách thụ động ở các bài giảng ở trường thì các bạn sinh viên cũng đã chủ động tiếp cận các vấn đề trên các phương tiện truyền thông báo chí ví dụ truyền hình, phát thanh, các kênh thời sự thường xuyên đề cập đến các vấn đề an ninh của chúng ta, hay các ấn phẩm báo chí, mạng Internet, mạng xã hội…vv. Tuy nhiên, nếu chuyên đề về ANQP được tổ chức hội thảo hay tọa đàm mà đối tượng hướng tới là sinh viên thì các nội dung đó sẽ được phân tích sâu hơn, nhiều chiều cạnh và tập trung nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này sẽ giúp các em sinh viên nhận thức sâu sắc hơn các vấn đề về ANQP hiện nay.

+ Kẻ thù của loài người bây giờ đa dạng và phức tạp hơn nhiều so với trước đây, đó là ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, là tội phạm công nghệ, khủng bố văn hóa đang tràn khắp thế giới… Sinh viên chúng ta có nên được tiếp cận những mối đe dọa mang tính chất như vậy không? Và trải nghiệm những điều đó ngay trên thực tế?

- Theo tôi, những vấn đề đó nếu có thể trải nghiệm bằng thực tiễn sẽ giúp nhận thức trực quan và sâu sắc hơn. Tuy nhiên, những vấn đề chỉ có thể trải nghiệm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ví dụ những vấn đề biến đổi khí hậu như động đất, sóng thần chẳng hạn, rõ ràng việc tiếp cận được trực tiếp nó thì rất khó khăn. Có những vấn đề mà chúng ta có thể đưa sinh viên đi được với kinh phí cho phép như trải nghiệm bờ biển, dòng sông ô nhiễm, khu đất, khu ruộng bị bỏ hoang bởi bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, nhiễm độc tố, thì các vấn đề đó hoàn toàn có thể tiếp cận được. Kể cả những vấn đề về an ninh văn hóa, chúng ta hoàn toàn có thể đưa các em đến các rạp chiếu hay các trung tâm văn hóa để các em trải nghiệm với các ấn phẩm văn học nhằm giúp cho các em có thể nhận thức được các vấn đề độc hại về văn hóa đang len lỏi trong cuộc sống của người dân nói chung với sinh viên nói riêng.

+ Trong tương lai, ở APD, ông có nghĩ rằng sẽ có một chương trình có quy mô quốc gia để cho các em sinh viên có thể tiếp cận một cách sâu sắc và toàn diện hơn nữa về các vấn đề ANQP ở Việt Nam hiện nay không? Và trách nhiệm của các bạn ấy sẽ được thể hiện như thế nào đối với sứ mệnh bảo vệ tổ quốc, đảm bảo vấn đề an ninh quốc gia?

- Việc tổ chức hội thảo hay tọa đàm về ANQP là rất cần thiết và sẽ được Học viện thực hiện một cách sớm nhất. Hiện tại chúng tôi đang thực hiện dự án nghiên cứu về Kinh tế tuần hoàn để hướng tới một nền kinh tế xanh và phát triển bền vững. Đấy cũng chính là một trong những nội dung liên quan đến các phương thức đối phó với biến đổi khí hậu, đối phó với việc cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Chúng ta làm thế nào để có thể tăng được thời gian tuần hoàn của các nguyên liệu từ thiên nhiên trong thực tế, giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu - một trong những thách thức của ANPTT. Đây là một ví dụ thôi, chúng tôi còn rất nhiều các chương trình, các đề tài nghiên cứu khác như vấn đề tăng trưởng xanh, các mục tiêu phát triển bền vững… Qua các nghiên cứu như vậy thì những đề xuất về chính sách của chúng tôi sẽ được lan tỏa nhiều hơn tới cơ quan Chính phủ, đặc biệt tới cộng đồng. Đó cũng là trách nhiệm của chúng tôi - những người làm trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo cũng như là của tất cả những sinh viên đối với sứ mệnh bảo vệ tổ quốc của chúng ta.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Nhà báo Huyền Thanh (Thực hiện)

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

Sáng 28/4, trên đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn qua xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, xảy ra ùn ứ ở nhiều hướng, do gần trăm két bia trên xe đầu kéo rơi xuống đường.

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tối 27/4, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai tổ công tác lập chốt đảm bảo TTATGT, kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường mà người điều khiển phương tiện có sử dụng bia rượu tại khu vực đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hướng đi Nguyễn Khoái.

Giữa những ngày tháng tư lịch sử, về vùng căn cứ U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang - "chiếc nôi" cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nơi ra đời chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, chúng tôi cảm thấy tự hào về những đổi thay, phát triển của vùng đất anh hùng. Trong kháng chiến, lực lượng cách mạng đã cùng nhân dân kiên trì bám đất, đấu tranh diệt ác, phá kìm, phá cơ sở của địch, xây dựng lực lượng cách mạng và xây dựng chính quyền cơ sở, bảo vệ Khu ủy, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Trong thời bình, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, nhân dân vùng căn cứ U Minh Thượng đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng đời sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Tính đến hết tháng 12/2023, hàng hóa xuất khẩu (XK) của Việt Nam là đối tượng của 242 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại (PVTM). Riêng trong năm 2023 đã phát sinh 15 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc đang trong quá trình điều tra, hoặc thuộc diện rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文