Đồng tiền chung BRICS sẽ được bảo đảm bằng vàng

10:17 29/09/2024

Trong những năm qua, nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS - hiện bao gồm 10 quốc gia sau đợt kết nạp 5 thành viên mới hồi đầu năm - đã nỗ lực phát triển một đồng tiền chung. Và, số phận của đồng tiền chung này dự kiến sẽ được quyết định tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 16 của khối diễn ra trong tháng 10.

BRICS đã triển khai sáng kiến phi đôla hóa nhằm mục đích giảm phụ thuộc vào đồng USD và tạo thêm giải pháp thay thế độc lập cho các giao dịch quốc tế. Bước đầu tiên là thành lập Ngân hàng Phát triển mới (NDB) và Thỏa thuận Dự trữ dự phòng (CRA). Tuy nhiên, những bước đi như vậy vẫn chưa đủ để đạt được mong muốn ban đầu. BRICS đang xem xét sử dụng một đồng tiền được bảo đảm bằng vàng như một sự thay thế ổn định hơn, ít bị tác động bởi các biến động chính trị toàn cầu. Tuy nhiên, đó sẽ là một sự thay thế để cân bằng hệ thống tiền tệ quốc tế hay có nguy cơ đem lại rủi ro tiềm tàng?

Đồng tiền chung BRICS được bảo đảm bằng vàng

Một trong những sáng kiến mới đây của BRICS là phát triển một hệ thống thanh toán mới không sử dụng đồng USD. Hệ thống này được thiết kế để đơn giản hóa các thanh toán xuyên biên giới bằng cách sử dụng các tiến bộ công nghệ kỹ thuật số, như chuỗi khối (blockchain). Dù vẫn đang được phát triển nhưng có tin đồn về khả năng một đồng tiền được bảo đảm bằng vàng sẽ là một phần của hệ thống này.

Sáng kiến phi USD hóa của BRICS nhằm mục đích giảm phụ thuộc và tạo thêm một giải pháp thay thế độc lập cho các giao dịch quốc tế.

Đồng tiền được bảo đảm bằng vàng có thể tạo ra sự ổn định lớn hơn so với các đồng tiền pháp định, vốn chịu ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ và lạm phát. Vàng từ lâu đã được đánh giá là có khả năng lưu trữ giá trị đáng tin cậy và có thể giúp phòng ngừa những biến động của tiền tệ. Thông qua gắn giá trị của đồng tiền với vàng, BRICS mong muốn tạo ra sự thay thế có khả năng chống chịu tốt hơn trước bất ổn kinh tế toàn cầu và thực trạng các lệnh trừng phạt quốc tế thường ảnh hưởng tới các nước thành viên.

Tuy nhiên, bất chấp được bảo đảm bằng vàng, hệ thống tiền tệ do BRICS đề xuất sẽ vẫn dựa trên nền tảng cho vay nặng lãi, như vậy lãi suất sẽ tiếp tục giữ vai trò trung tâm. Theo thời gian, sự phụ thuộc vào các cơ chế sinh lãi có thể dẫn tới việc đồng tiền của BRICS tách dần khỏi vàng. Khi các tổ chức tài chính muốn linh hoạt hơn để phản ứng với các nhu cầu của thị trường và tăng trưởng kinh tế, sự cám dỗ của lạm phát hay những điều chỉnh chính sách tiền tệ có thể làm xói mòn bản vị vàng ban đầu. Viễn cảnh này phản ánh xu hướng lịch sử mà trong đó dù khởi đầu dựa vào sự bảo đảm của vàng, song các đồng tiền thường chấm dứt mối liên hệ với kim loại quý này để chuyển sang hệ thống tiền pháp định linh hoạt hơn.

Bài học từ lịch sử

Từ lâu, vàng được sử dụng như một phương tiện trao đổi và cất giữ giá trị. Trong lịch sử hệ thống tiền tệ quốc tế, vàng từng giữ vai trò đáng kể như tiêu chuẩn tiền tệ toàn cầu, còn gọi là bản vị vàng. Năm 1944, hội nghị Bretton Woods đã thiết lập hệ thống tiền tệ quốc tế mới, trong đó, USD trở thành đồng tiền dự trữ hàng đầu và được quy đổi ra vàng với một tỷ giá cố định. Hệ thống này đã mang lại quyền lực đáng kể cho nước Mỹ trong thương mại quốc tế. Thật không may, tỷ giá quy đổi giữa USD và vàng liên tục tăng, khi ngày càng nhiều USD được in và lưu hành toàn cầu so với số vàng thực tế đang dự trữ. Điều này cho thấy sự lạm dụng quyền phát hành USD, cho dù không có đủ lượng vàng dự trữ để có thêm bảo đảm cho đồng tiền này. Cuối cùng, vào năm 1971, Tổng thống Richard Nixon đã tuyên bố chấm dứt mối liên hệ giữa USD và vàng (cú sốc Nixon), khởi đầu cho thời đại mà USD trở thành đồng tiền pháp định được hỗ trợ bởi niềm tin từ thị trường, thay vì vàng dự trữ.

Với sự chuyển đổi này, USD trở thành đồng tiền chính cho các giao dịch dầu mỏ, dẫn tới khái niệm “đôla dầu mỏ” và hệ thống tài chính toàn cầu càng trở nên phụ thuộc vào đồng USD. Sự thay đổi này cho phép Mỹ thu lợi đáng kể, bao gồm khả năng mở rộng mức thâm hụt thương mại và áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế lên các quốc gia chống lại chính sách đối ngoại của Mỹ.

Tuy nhiên, sự thiếu ổn định trong chính sách tiền tệ của Mỹ có thể ảnh hưởng lan rộng tới nền kinh tế toàn cầu, đó là lý do thúc đẩy các quốc gia như BRICS tìm kiếm sự thay thế ổn định hơn. Một đồng tiền được bảo đảm bằng vàng sẽ đem lại sự ổn định hơn và cả khả năng chống lại ảnh hưởng của lạm phát. Thông qua gắn giá trị tiền tệ với vàng, BRICS có thể giảm thiểu sự biến động và tạo ra thêm một lựa chọn thay thế ổn định hơn so với đồng tiền pháp định. Điều này cũng có thể giúp các nước thành viên giảm sự phụ thuộc vào USD và tăng cường sự độc lập của nền kinh tế.

Ý tưởng về đồng tiền kỹ thuật số được bảo đảm bằng vàng

Đưa một đồng tiền được bảo đảm bằng vàng vào hệ thống kỹ thuật số có thể kết hợp giữa sự ổn định của vàng với sự hiệu quả của công nghệ chuỗi khối, mang lại tính minh bạch và tăng tốc độ các giao dịch quốc tế. Hệ thống này có khả năng nâng cao tính hiệu quả của các giao dịch quốc tế và giảm chi phí chuyển đổi tiền tệ.

Tuy nhiên, triển khai một đồng tiền kỹ thuật số được bảo đảm bằng vàng sẽ đối mặt với các thách thức về kỹ thuật và pháp lý. Đảm bảo an ninh cho hệ thống chuỗi khối và bảo vệ dự liệu là mối quan tâm hàng đầu, cùng với đó là vấn đề liên quan tới khả năng liên thông giữa các hệ thống quốc tế hiện có. Sử dụng một đồng tiền kỹ thuật số được bảo đảm bằng vàng như một đồng tiền cơ sở của BRICS có thể tạo ra những lỗ hổng cho sự ổn định và toàn vẹn của hệ thống tiền tệ. Ngay cả khi chuỗi khối mang lại tính minh bạch, vẫn có những rủi ro liên quan đến khả năng tấn công mạng và các lỗi hệ thống. Hơn nữa, sự phụ thuộc vào công nghệ mới có thể đặt ra thách thức trong việc tích hợp với những hệ thống tài chính toàn cầu hiện có.

Vấn đề phát sinh tiếp theo là liệu BRICS có lặp lại những gì Mỹ đã làm trước đây, đó là in và phát hành đồng tiền một cách liều lĩnh, ngay cả khi không đủ dự trữ vàng tương ứng. Khả năng này có thể khiến các quốc gia đang làm việc với BRICS rơi vào cùng một cái bẫy.

Khánh An (Tổng hợp)

Với sự quyết tâm cao của hai Bộ, cùng sự phối hợp chặt chẽ và tinh thần trách nhiệm từ các cấp, Dự án “Xây dựng Hệ thống quản lý dân cư và căn cước công dân” sẽ được triển khai thành công, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Lào lên tầm cao mới.

Ngày 20/12,  ông Võ Nguyên Chương, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đã thông tin về vụ việc thu hồi 238 sổ đỏ xuất phát từ một vụ án hình sự làm giả con dấu, tài liệu của của Nhà nước. Qua đó, Đà Nẵng đã có phương án xử lý có lợi nhất cho người dân.

Năm 2016, ông Ngô Văn Long ký hợp đồng nhận chuyển nhượng 2 thửa đất liền kề có tổng diện tích hơn 161m2, gồm một phần diện tích đất nông nghiệp và đất ở tại phường Phú Hữu, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh từ chủ sử dụng đất là ông Ngô Nam Thắng và thực hiện đầy đủ thủ tục để cập nhật, đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ). Nhưng từ năm 2018 đến nay, ông Long đã nhiều lần kêu cứu khắp nơi để được bảo vệ quyền lợi chính đáng trước sự tắc trách của chính quyền địa phương…

Chiều 20/12, Công an thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) cho biết, các tổ công tác của Ban chuyên án Công an thị xã đã tổ chức mật phục, phối hợp bắt giữ 3 đối tượng về các hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy trên địa bàn thị xã Điện Bàn và TP Hội An.

Ngày 20/12, Cơ quan CSĐT Công an  Đà Nẵng cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Huỳnh Thị Thanh Hiền (SN 1977, trú phường Phước Ninh, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hiền được nhiều người biết như một “đại gia”, từng thành lập nhiều doanh nghiệp bất động sản và đầu tư một số dự án.

Sau nhiều lần báo chí phản ánh việc: Tổ hợp khách sạn – căn hộ Mường Thanh (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) phát sinh hàng loạt căn hộ không đúng mục đích thiết kế; cư dân sinh sống không được đăng ký cư trú hay thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp, ngày 20/12, tại cuộc họp báo quý 4/2024, lãnh đạo chính quyền TP Đà Nẵng cho biết sẽ xử lý dứt điểm để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文