256.000 tỷ phát triển văn hoá quá lớn so với thực lực ngân sách

13:19 19/06/2024

Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai dẫn báo cáo của Hội đồng thẩm định nhà nước khẳng định: "Chưa đủ cơ sở để thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn của chương trình trong giai đoạn 2026 - 2030". Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết, chưa rõ cơ sở khả năng cân đối nguồn vốn khi đề xuất nguồn lực quá lớn.

Sáng 19/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Đề cập tổng mức đầu tư 256.000 tỷ đồng phát triển văn hoá cho 3 giai đoạn, tương đương gần 11 tỷ USD, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) cho rằng, nếu tính trên tổng GDP của nước ta là 420 tỷ USD hiện nay thì số chi 11 tỷ USD là khá lớn. Tuy nhiên, nếu ở giai đoạn 2035, GDP Việt Nam có thể 800 - 900 tỷ USD thì số này là nhỏ.

ĐBQH Nguyễn Quang Huân phát biểu tại phiên họp.

Vấn đề ở đây là, căn cứ xác định tổng mức đầu tư của chương trình không tương thích với 10 thành phần chương trình, cơ sở để khái toán tham chiếu từ các hạng mục công việc thực hiện giai đoạn 2016 - 2020, khi mà giá cả thị trường, quy mô nền kinh tế liên tục thay đổi. "Tổng mức đầu tư chương trình đưa ra để Quốc hội phê duyệt thiếu cơ sở thực tế, sẽ gây khó khăn cho điều hành của Chính phủ sau này", ông nói.

Đại biểu đề nghị cần rà soát 10 thành phần chương trình bao trùm hết mục tiêu và hướng tới giá trị cốt lõi, sau đó khái toán chi phí từng năm, bám sát từng thành phần ấy và các hạng mục vật thể, phi vật thể được quy ra % GDP ước tính từng năm theo dự báo chiến lược kinh tế từng thời kỳ. Quốc hội sẽ duyệt chi cho chương trình theo tỷ lệ GDP hàng năm, còn các hạng mục cụ thể sẽ do Chính phủ quyết định cụ thể tùy theo tình hình thực tế.

ĐBQH Trịnh Xuân An còn băn khoăn về căn cứ để tính toán tổng mức đầu tư phát triển văn hóa.

ĐBQH Trịnh Xuân An (Đồng Nai) đánh giá, phạm vi và quy mô chương trình này là rất lớn, với 10 nội dung thành phần và hàng trăm các hoạt động chi tiết. "Chúng ta đang ở "rừng chi tiết", nên cần đánh giá hết sức rõ, lĩnh vực nào cần được ưu tiên và quan tâm thực hiện", ông nhận định và đề nghị Chương trình MTQG phải bám sát quy định Luật Đầu tư công cho phù hợp, những chỉ tiêu chưa rõ về mặt căn cứ thì nên rà soát lại.

Đại biểu cũng băn khoăn, tổng mức đầu tư 256.000 tỷ đồng được tính toán căn cứ vào đâu và đề nghị làm rõ tính khả thi, căn cứ về nguồn vốn, bởi đối với chương trình sử dụng nguồn vốn lớn chúng ta "cần có trách nhiệm với từng đồng tiền bỏ ra".

"Tổng mức đầu tư Chương trình Chính phủ đưa ra là quá lớn so với thực lực ngân sách, lớn hơn gấp 14 lần so với số thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2020" - ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP Hà Nội) chỉ rõ. Theo bà, cơ sở pháp lý, thực tiễn cho tổng mức đầu tư của Chương trình cũng chưa đầy đủ. Hiện vẫn chưa có kế hoạch đầu tư công trung hạn, chưa có kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia, chưa có tổng mức đầu tư cho cả giai đoạn thì việc đề xuất con số hơn 256.000 tỷ đồng của Chương trình là chưa phù hợp với luật Đầu tư công.

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai nêu ý kiến tại phiên họp

Dẫn nội dung tờ trình có nêu căn cứ đề xuất tổng mức đầu tư là báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước. Tuy nhiên, theo đại biểu, chính báo cáo của Hội đồng thẩm định nhà nước cũng khẳng định: "Chưa đủ cơ sở để thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn của Chương trình trong giai đoạn 2026 - 2030". Cạnh đó, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết, chưa rõ cơ sở khả năng cân đối nguồn vốn khi đề xuất nguồn lực quá lớn.

"Tôi cho rằng, cần rà soát thận trọng, thu hẹp mục tiêu trên cơ sở đầy đủ căn cứ pháp lý, thực tiễn, từ đó đưa ra con số phù hợp đảm bảo hài hòa, công bằng với các mục tiêu bức thiết khác", ĐBQH TP Hà Nội thẳng thắn.

Theo ĐBQH Đoàn Thị Thanh Mai (Hưng Yên), dự kiến tổng các nguồn lực huy động thực hiện Chương trình giai đoạn 2025 - 2035 là 122.250 tỷ đồng; giai đoạn 2031 - 2035 là 134.000 tỷ đồng; trong đó vốn ngân sách Trung ương và địa phương chiếm vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, 3 Chương trình MTQG (về nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số) cũng đang có nhu cầu thực hiện tiếp ở giai đoạn 2025 - 2030. "Tôi đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục rà soát tổng mức đầu tư vốn gắn với mục tiêu, nhiệm vụ, tránh đề xuất quá cao so với khả năng thực hiện, gây lãng phí", bà nêu quan điểm.

ĐBQH Đoàn Thị Thanh Mai đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục rà soát tổng mức đầu tư vốn gắn với mục tiêu, nhiệm vụ.

Đối với các nội dung thành phần chưa xác định được tổng mức đầu tư theo nguồn dự kiến từng năm, nữ ĐBQH tỉnh Hưng Yên đề nghị nghiên cứu, làm rõ hơn dự kiến đối với từng dự án thành phần, gồm kinh phí Trung ương, địa phương và huy động; phân định rõ giữa Trung ương, địa phương để địa phương có cơ sở triển khai thực hiện nhiệm vụ và bố trí nguồn kinh thực hiện. "Tỷ lệ vốn đối ứng tại ngân sách địa phương là 24,6%, khá cao, nhất là đối với địa phương khó khăn, chưa đảm bảo khả năng tự cân đối ngân sách", đại biểu nói và đề nghị làm rõ căn cứ.

ĐBQH Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) cho rằng, đây không phải lần đầu tiên chúng ta có Chương trình MTQG về văn hóa, trước đó đã có 2 chương trình trong giai đoạn 2011-2016; 2016-2020. Tuy nhiên, các chương trình này chưa đạt được như mong muốn, có chương trình 5.000 tỷ đồng nhưng kết quả chỉ giải ngân được 3.000 tỷ đồng. Mà nếu nguồn vốn đầu tư không đạt được thì mục tiêu cũng không đạt được.

Ông cũng băn khoăn, liệu hồ sơ dự thảo nghị quyết đã đúng, đủ và phù hợp với Luật Đầu tư công chưa, vì Chương trình có 10 nhiệm vụ dự kiến nhưng sau đó giao Chính phủ triển khai với nguồn kinh phí tương ứng; trong khi theo quy định phải áp dụng Luật Đầu tư công cho từng chương trình, đề án cụ thể...

Quỳnh Vinh

Quân đội Israel ngày 28/9 khẳng định họ đã tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah trong một cuộc không kích vào thủ đô Beirut của Lebanon, mặc dù Hezbollah vẫn chưa đưa ra tuyên bố về số phận của ông này. 

Thêm hai thi thể được tìm thấy tại khu vực xảy ra vụ nổ trạm xăng ở vùng Dagestan của Nga, nâng tổng số người chết trong vụ việc lên 12. 

Hỏi: Tôi được biết, dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) do Bộ Công an chủ trì xây dựng sẽ trình Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với nhiều chính sách mới nhằm mang lại hiệu quả trong thực hiện công tác PCCC và CNCH. Xin hỏi, những chính sách mới trong dự thảo Luật PCCC và CNCH? (Nguyễn Kim Ngọc, Hà Nội)

Ngày 28/9, Công an TP Hồ Chí Minh cho biết trong 9 tháng năm 2024, Công an thành phố đã phát hiện, khám phá 2.430 vụ/6.137 đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về ma túy (so với cùng kỳ tăng 754 vụ - 44,99%), thu giữ hơn 980 kg ma túy các loại cùng nhiều súng, đạn và các công cụ phương tiện có liên quan; Cơ quan Cảnh sát điều tra 2 cấp thuộc Công an thành phố đã khởi tố 2.076 vụ/4.023 bị can.

Đường dây ma túy “khủng” này lấy hàng từ Campuchia về TP Hồ Chí Minh để tiêu thụ, do “ông trùm” Lâm Thành Trung cầm đầu, điều hành từ xa, với tang vật thu giữ khoảng 17 kg ma túy các loại. Đáng nói, để phụ giúp cho các hoạt động của đường dây tội phạm này có nhiều đối tượng trong nước trợ lực, trong đó có cả một nữ DJ nổi tiếng, được nhiều người chú ý vì những hình ảnh sang chảnh trên mạng của cô này...

Thuê hàng chục ngàn mét vuông đất để đăng ký thực hiện dự án trồng rau sạch công nghệ cao (CNC), song Công ty TNHH Kỹ thuật - Dịch vụ Hoàng Anh (Công ty Hoàng Anh) lại đầu tư xây dựng, lắp đặt nhà tiền chế và lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời trên toàn bộ mái lợp tôn, xây dựng Trạm biến áp tải điện lên lưới điện quốc gia do ngành điện quản lý.

Ngày 28/9, Công an TP Hà Nội cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã ra quyết định xử phạt công ty cổ phần truyền thông SUN RISE về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang dư luận trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc”. 

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã gặp cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tại New York ngày 27/9 (giờ địa phương), sau các cuộc gặp với lãnh đạo Mỹ nhằm thúc đẩy sự ủng hộ của Washington với Kiev.

Trong 2 ngày 22 và 23/9, ngay trước thềm Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) khóa 79 (UNGA 79), Tổng thư ký LHQ António Guterres đã chủ trì một hội nghị đặc biệt của LHQ: Hội nghị thượng đỉnh tương lai. Hội nghị này bàn thảo nhiều vấn đề tương lai của một thế giới đầy biến động và nhiều thách thức, trong đó vấn đề “cải tổ LHQ” được quan tâm và tranh luận nhiều.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文