3 "tư lệnh" sẽ được Quốc hội bầu tại kỳ họp tới

17:03 12/10/2022

Theo chương trình dự kiến, công tác nhân sự sẽ được Quốc hội tiến hành ngay ngày đầu tiên của kỳ họp. 

Chiều 12/10, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, tập trung, Phiên họp thứ 16 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã hoàn thành chương trình đề ra. Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, đến thời điểm này mọi công việc cần thiết chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã hoàn tất và sẵn sàng cho ngày khai mạc dự kiến diễn ra vào ngày 20/10/2022.

Sẵn sàng cho khai mạc kỳ họp thứ 4

Phát biểu kết luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, tập trung và trách nhiệm cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành chương trình Phiên họp thứ 16, trọng tâm cho ý kiến đối với các nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV và xem xét một số vấn đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến cụ thể về 6 nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 4 gồm: Cho ý kiến vào các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2023; Kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022 và dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2023; cho ý kiến về các báo cáo Kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 3; cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn, sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá; cho ý kiến về công tác nhân sự trình Quốc hội xem xét quyết định tại Kỳ họp thứ 4…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc phiên họp.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, tại Phiên họp thứ 16, theo thẩm quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Xem xét Báo cáo công tác Dân nguyện của Quốc hội tháng 9/2022; Cho ý kiến về Bộ nhận diện Quốc hội Việt Nam.

Đồng thời tham gia cho ý kiến bằng văn bản đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và 3 báo cáo của Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội nghiên cứu tại Kỳ họp thứ 4. “Các nội dung của Kỳ họp thứ 4 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến kỹ lưỡng và đến nay cơ bản đủ điều kiện để trình Quốc hội. Từng nội dung đã được các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành và kết luận cụ thể, do vậy Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Tổng Thư ký Quốc hội phối hợp với các cơ quan sớm ban hành ngay các Kết luận để các cơ quan hữu quan kịp thời tiếp thu, chỉnh lý, có căn cứ triển khai thực hiện” – Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đồng thời lưu ý, nay đến ngày khai mạc Kỳ họp thứ 4 chỉ còn khoảng hơn một tuần, các cơ quan phải gấp rút hoàn thiện hồ sơ, tài liệu, các nội dung trình Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cùng các cơ quan, tổ chức hữu quan cần tập trung cao độ, thật sự khẩn trương rà soát kỹ lưỡng và hoàn thiện các bước cuối cùng để các nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp đạt chất lượng cao nhất, bảo đảm phục vụ Quốc hội, đưa ra được những quyết sách đúng đắn, kịp thời, với sự đồng thuận cao, để Kỳ họp thứ 4 tiếp tục thành công như các kỳ họp trước đây.

Kiện toàn một số chức danh cấp cao

Trước đó, UBTVQH cho ý kiến về chuẩn bị cho kỳ họp thứ 4. Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đã báo cáo UBTVQH một số vấn đề về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV. Ngoài chương trình xây dựng luật, giám sát và quyết định nhiều vấn đề quan trọng khác, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ kiện toàn một số chức danh cấp cao

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Quốc hội họp riêng nội dung về công tác nhân sự, phần Quốc hội tiến hành bỏ phiếu thì báo chí được dự lấy hình ảnh để đưa tin đến cử tri và nhân dân (như các kỳ họp về nhân sự trước đây).

Theo chương trình dự kiến, công tác nhân sự sẽ được Quốc hội tiến hành ngay ngày đầu tiên của kỳ họp. Cụ thể, cuối phiên làm việc chiều 20/10, Quốc hội sẽ họp riêng, nghe UBTVQH trình Quốc hội về việc miễn nhiệm Tổng Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026. Quốc hội cũng sẽ nghe Thủ tướng Chính phủ trình đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm Bộ trưởng Giao thông Vận tải nhiệm kỳ 2021-2026. Sau đó, các đại biểu thảo luận ở đoàn về nội dung này.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV.

Sau đó, UBTVQH trình Quốc hội về dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Tổng Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026; Thủ tướng trình Quốc hội về việc đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự Bộ trưởng Y tế và Bộ trưởng Giao thông Vận tải nhiệm kỳ 2021-2026. Quốc hội tiến hành bầu và phê chuẩn các chức danh này vào chiều cùng ngày.

Xem xét thông qua 7 dự án luật, cho ý kiến đối với 7 dự án luật

Về công tác lập pháp, Quốc hội xem xét thông qua 7 dự án luật, gồm: Luật Dầu khí (sửa đổi); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Các đại biểu tại phiên bế mạc.

4 dự thảo nghị quyết cũng được xem xét thông qua là: Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi); Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá; Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; Nghị quyết của Quốc hội về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Bên cạnh đó, Quốc hội cũng cho ý kiến đối với 7 dự án luật: Luật Đất đai (sửa đổi) (cho ý kiến lần 1); Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và Luật Phòng thủ dân sự. Ngoài ra, Quốc hội cũng xem xét các vấn đề kinh tế-xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.

Giải pháp xử lý vướng mắc một số dự án BOT chưa đưa vào chương trình kỳ họp

Đối với nội dung về giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT, do Chính phủ gửi tài liệu quá muộn không đảm bảo đủ thời gian để các cơ quan của Quốc hội tiến hành thẩm tra, UBTVQH chưa kịp cho ý kiến nên Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị chưa đưa vào dự kiến chương trình kỳ họp thứ 4.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị UBTVQH yêu cầu Chính phủ báo cáo nội dung về tình hình xung đột Nga – Ukraine, các tác động đến nước ta, dự báo tình hình để đại biểu Quốc hội nắm được thông tin chính thống và đề cập trong Báo cáo về công tác đối ngoại năm 2022 hoặc có báo cáo riêng về nội dung này.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, phiên chất vấn sẽ diễn ra trong 2,5 ngày (từ chiều ngày 3 đến ngày 5/11/2022). Như vậy, dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 21 ngày, khai mạc vào 20/10 và bế mạc vào 15/11/2022.

Phương Thuỷ

Ngày 25/11, tổ công tác của Phòng CSGT Hà Nội phối hợp với Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt (Cục CSGT); Công an và chính quyền quận Hoàn Kiếm ra quân kiểm tra, chấn chỉnh trật tự, an toàn giao thông đường sắt (TTATGTĐS) tại khu vực “phố cafe đường tàu” đoạn từ Trần Phú đến Phùng Hưng.

Ngày 25/11, tại Hà Nội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi tìm hiểu về nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã vinh danh 100 tập thể, cá nhân đoạt giải.

Ngày 25/11, Viện KSND Tối cao ban hành cáo trạng truy tố 38 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty Thành An Hà Nội, Công ty Thiết bị y tế Danh, Công ty Thiết bị y tế Tràng Thi và các đơn vị liên quan. Ngoài hệ thống kế toán thuế công khai để nộp ngân sách, ba công ty trên còn lập hệ thống nội bộ, theo dõi thu, chi thực tế; mua bán hóa đơn, làm giảm tiền thuế phải nộp, gây thất thoát ngân sách Nhà nước hơn 743 tỷ đồng.

Sau quá trình tranh luận của luật sư bào chữa cho các bị cáo và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, đại diện VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh bảo lưu quan điểm đề nghị án tử hình như bản án sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan về tội “Tham ô tài sản”.

Đây là một trong những thủ đoạn lừa đảo xuất hiện trên mạng xã hội vừa được Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cảnh báo tới người dân.

Sau một tuần miệt mài tăng giá, kim loại quý bất ngờ quay đầu ngay khi mở cửa phiên giao dịch tuần mới, mất tới 50 USD/ounce.

Vụ sạt lở đất trong đêm khiến nhà ông Trần Văn Khưa bị sập một phần công trình nhà ở. May mắn 6 người trong nhà chạy ra ngoài kịp thời, riêng ông Khưa và vợ bị các đòn gỗ trên mái nhà rơi xuống gây chấn thương, sau đó được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa đến Trạm Y tế sơ cứu.

Cảnh sát Thái Lan đang tiến hành điều tra vụ việc 41 thi thể được phát hiện bên trong một tu viện ở tỉnh Phichit nước này, được cho là có liên quan đến hoạt động thiền định.

Một nhóm người hoạt động khai thác vàng từ 6h sáng hôm trước đến sáng ngày hôm sau trong vườn điều của một người dân tại xã Phú Trung, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước. Sau khi sàng lọc quặng vàng được bỏ vào bao tải rồi vận chuyển đi nơi khác.

Sáng 25/11, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Tịnh Biên (An Giang) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Lê Văn Điền (SN 1972, HKTT: tổ 14, ấp Tân Thành, xã Tân Lập, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang); Lê Thị Ngọc Nhan (SN 1971, vợ Điền); Lê Phước Sang (SN 1991) và Lê Phước Hoàng (SN 1999, con Điền); Lê Công Triết (SN 1983) và Nguyễn Văn Lộc (SN 1982, cháu Điền) để điều tra về tội “Chống người thi hành công vụ”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文