Báo CAND đoạt giải Nhất giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam"

10:33 18/11/2023

Tại lễ trao Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2023 diễn ra vào sáng 18/11, Báo CAND đã vinh dự đạt giải Nhất với tác phẩm "Phía sau những tấm huy chương Olympic quốc tế" của Trung tá Nguyễn Thị Thu Phương, Phó trưởng ban Kinh tế-Pháp luật.

Tham dự lễ trao Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2023 có các đồng chí: Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, , Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Lê Hải Bình, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan thông tấn báo chí...

Các đại biểu tham dự buổi lễ.

Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” do Bộ GD&ĐT phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực thực hiện.

Giải được tổ chức nhằm tôn vinh các tác giả có nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc về sự nghiệp giáo dục; về các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Qua 6 năm tổ chức, Giải đã khẳng định được vị trí, uy tín trong các giải thưởng báo chí trên toàn quốc. Số lượng tác phẩm tham gia ngày càng nhiều và chất lượng luôn được nâng cao, có sức lan tỏa.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và Hiệu trưởng Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam trao giải đặc biệt cho nhóm tác giả.

Năm nay, Ban tổ chức đã nhận được gần 800 tác phẩm dự thi của 4 loại hình (báo in, báo điện tử, phát thanh và truyền hình). Giải cũng nhận được sự tham gia của đông đảo cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương ở khắp các vùng miền trên cả nước.

Theo Hội đồng giám khảo, chất lượng các tác phẩm dự thi năm nay khá tốt, phản ánh đậm nét về đời sống giáo dục và bám sát các vấn đề thời sự của ngành Giáo dục. Nhiều tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc, bởi có sự đầu tư công phu từ nội dung cho đến hình thức thể hiện.

Nếu như ở lần tổ chức các năm trước, tác phẩm tham dự giải đi sâu phân tích những vấn đề “nóng” của ngành và những câu chuyện cảm động của các nhà giáo cắm bản, bám trường, bám lớp, tình nguyện gieo chữ nơi rẻo cao xa xôi của Tổ quốc thì ở mùa Giải năm nay, bên cạnh những đề tài, câu chuyện nêu trên, các tác phẩm phản ánh rõ nét những vấn đề thời sự của ngành Giáo dục và mang đậm hơi thở cuộc sống...

Đồng chí Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và đồng chí Lê Hải Bình, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trao giải Nhất cho các tác giả.

Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã trao 1 giải đặc biệt, 4 giải Nhất, 8 giải Nhì, 12 giải Ba và 34 giải Khuyến khích cho các tác giả, nhóm tác giả đạt giải. 

Trong đó, Giải đặc biệt được trao cho tác phẩm: "Thiếu giáo viên khắp cả nước, ngành giáo dục chật vật đổi mới"  của nhóm tác giả Phạm Thị Mai, Võ Hoàng Long, Báo điện tử VietnamPlus.

4 giải Nhất ở 4 loại hình báo chí gồm: Tác phẩm: “Phía sau những tấm huy chương Olympic quốc tế” của tác giả Nguyễn Thị Thu Phương, Báo CAND (báo in); tác phẩm "Bất cập ở Phòng Giáo dục & Đào tạo"  của nhóm tác giả: Hà Ánh Ngọc, Nguyễn Thế Lượng, Hồ Thị Lài, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Thị Nhung, Báo Giáo dục và Thời đại ( báo điện tử); tác phẩm “Giáo viên bỏ việc: Vì đâu nên nỗi? của tác giả Trần Bá Duy, Ban Văn hóa - Xã hội - Đài Tiếng nói Việt Nam (phát thanh);  tác phẩm: "Hoa đá" của nhóm tác giả Vũ Hồng Anh, Nguyễn Hồ Trí, Vương Văn Cơ, Phạm Ngọc, Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số - Đài Truyền hình Việt Nam (truyền hình).

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm và Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình trao giải Nhì cho các tác giả.

Ngoài giải Nhất của Báo CAND, tác phẩm "Những con chữ thức tỉnh lương tri của nhóm tác giả Trần Lê Dung, Nguyễn Thị Huệ, Phát thanh CAND cũng vinh dự đạt giải Ba.

Chia sẻ về loạt bài đạt giải Nhất, Trung tá Nguyễn Thị Thu Phương, Phó trưởng ban Kinh tế - Pháp luật, Báo CAND cho biết: "Năm nay tôi có một loạt bài ghi chép về những câu chuyện phía sau những tấm huy chương Olympic quốc tế mà học sinh Việt Nam đã giành được. Điều thôi thúc tôi làm loạt bài này một cách kỹ lưỡng, bài bản là có một thầy giáo từng dẫn quân đi thi Olympic quốc tế nói với tôi rằng, nếu không vì “danh dự của Tổ quốc”, không vì những em học sinh quá giỏi mà không có thầy giỏi dẫn dắt thì sẽ phí một tài năng, nên các thầy bằng mọi giá phải bám trụ với đội tuyển. Câu nói đó của thầy khiến tôi suy nghĩ mãi.

Và tôi đã gặp gỡ các em học sinh đã đạt huy chương Olympic quốc tế. Tôi gặp bố mẹ các em, nghe họ chia sẻ về con mình. Tôi còn đến trường xem các em học. Tôi đã gặp giáo viên chủ nhiệm của các em để lắng nghe cảm nhận của họ về học sinh và trái tim tôi đã run lên khi biết có “chàng trai vàng” của chúng ta đã có một tuổi thơ rất nhọc nhằn “gia đình liên tục phải chuyển nhà trọ đến những khu trọ tồi tàn để ở, thậm chí, đêm đến chuột chạy ầm ầm trên mái nhà.

Dù con đường tới hào quang của những tấm huy chương vất vả, gian nan là vậy nhưng dường như những khó khăn vật chất không ngăn cản các em đến với khoa học. Đặc biệt, tôi đã nhiều giờ trò chuyện với những người thầy “lãnh tuyển” để nghe họ chia sẻ về chiến thuật, chiến lược xây dựng đội tuyển, quá nhọc nhằn vất vả khi dạy đội tuyển không có sách hướng dẫn, không ai đào tạo, các thầy phải tự đào tạo, tự chịu trách nhiệm và buộc phải thành công"...

Ban tổ chức trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả đạt giải Ba.

Cũng theo Nhà báo Nguyễn Thị Thu Phương, dù thầy trò mang lại vinh quang cho Tổ quốc như vậy nhưng chính sách đãi ngộ các em học sinh giỏi Olympic, đãi ngộ tài năng của chúng ta hiện vẫn còn nhiều hạn chế. Ngay như Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên là cái nôi đào tạo biết bao lứa học sinh giỏi quốc tế, hiện điều kiện dạy và học còn rất khó khăn, những môn cần phải có phòng thí nghiệm hiện đại thì thầy, trò vẫn phải đi thí nghiệm nhờ tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên… Từ đó, bài báo cũng đã đề xuất cơ chế để “giữ chân” người tài, để làm sao chúng ta có thể xây dựng được đội ngũ các nhà khoa học giỏi, tài năng ở trong nước…

Huyền Thanh

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đại diện cử tri, thực hiện những quyền hạn, nhiệm vụ về giám sát, bảo vệ lẽ phải, giữ nghiêm kỷ cương phép nước. Từ vụ án của ông Lưu Bình Nhưỡng và ông Lê Thanh Vân cho thấy, cần xem xét bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến việc giám sát ĐBQH tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đảm bảo thực hiện đúng quy định của Luật Tổ chức Quốc hội và góp phần phòng ngừa vi phạm.

Thông tin trên được Tỉnh ủy Lâm Đồng công bố tại hội nghị Tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 15/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII diễn ra ngày 27/12.

Ngày 27/12, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh cho biết, Trường Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn (Saigon Star International School) gồm Trường Mẫu giáo Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn và Trường tiểu học Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn (phường Thạnh Mỹ Lợi (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) chưa được Sở cấp phép hoạt động giáo dục.

UBND TP Hà Nội đã yêu cầu các sở, ngành liên quan loại bỏ chức năng nhà ở thương mại đối với lô đất 94 Lò Đúc. Ngay trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội sẽ hoàn thành công tác đầu tư theo hướng xây dựng không gian hiện đại về thương mại - dịch vụ. 

Ngày 27/12, Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh vừa ra Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Đức Hòa (SN 1989, trú tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) và Võ Thành Đạt (SN 2000, trú tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hai phóng viên đến mỏ cát trên địa bàn xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình và đe dọa sẽ viết bài liên quan đến các sai phạm của mỏ cát này và yêu cầu chủ mỏ cát phải chung chi 50 triệu đồng để bỏ qua.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文