Báo chí xung trận “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”, viết lên bài ca chiến thắng

10:44 15/12/2022

Những đóng góp quả cảm của các nhà báo trong 12 ngày đêm khói lửa do máy bay B52 Mỹ gieo rắc trên bầu trời Hà Nội năm 1972 được tái hiện chân thực, sinh động tại triển lãm và tọa đàm với chủ đề: Báo chí xung trận “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”, được tổ chức vào ngày 15/12 tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam, Hà Nội.

Đây là sự kiện nhiều ý nghĩa do Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” (12/1972 – 12/2022). Tham dự sự kiện có lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam qua các thời kỳ, lãnh đạo một số ban, đơn vị, các cấp hội nhà báo, các nhà báo lão thành, nhân chứng, lãnh đạo một số bảo tàng, đại diện Đại sứ quán Nga tại Việt Nam…

Các bạn trẻ tham quan triển lãm.

Phát biểu tại sự kiện, nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, không quân Mỹ bắt đầu cuộc tập kích vào ngày 18/12/1972, thì ngay chiều hôm sau, 19/12/1972, tại câu lạc bộ quốc tế trên đường Lê Hồng Phong (nay là Trung tâm Hội nghị quốc tế), Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc phòng đã có cuộc họp báo tố cáo tội ác của Mỹ dùng B52 đánh vào thủ đô Hà Nội với sự trình diện của nhiều phi công Mỹ vừa bị ta bắt làm tù binh đêm 18/12. Những hình ảnh từ cuộc họp báo này được phát đi gây chấn động toàn thế giới.

12 ngày đêm khói lửa (18 – 29/12/1972), giữa lúc các tên lửa phòng không và pháo cao xạ của ta nối đuôi nhau bay lên không trung, làm rực sáng bầu trời đêm Hà Nội và một số địa phương khác, đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của đế quốc Mỹ thì những mũi tiến công của báo chí như Báo Nhân Dân – nơi có căn hầm vẫn xuất bản báo hàng ngày suốt 12 ngày đêm khói lửa; lực lượng báo chí từ Quân đội nhân dân, Phòng không – không quân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam… đã thông tin chính xác, kịp thời, tích cực động viên, cổ vũ quân và dân ta chiến đấu và chiến thắng.

Báo chí đồng thời góp phần to lớn trong công tác thông tin đối ngoại, tác động trực tiếp vào việc giành thắng lợi trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao, buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris và rút khỏi Việt Nam, đồng thời là cơ sở đặt dấu chấm hết cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa vào ngày 30/4/1975.

Tọa đàm có sự tham gia của nhiều nhà báo lão thành, nhân chứng lịch sử.

Theo nhà báo Nguyễn Đức Lợi, báo chí, với hệ thống hùng hậu, rộng khắp, đã trở thành lực lượng hiệp đồng thống nhất hoạt động theo sự chỉ đạo của Đảng, đạt hiệu lực tuyên truyền mạnh mẽ, trực tiếp góp phần đắc lực xây đắp niềm tin vào thắng lợi cuối cùng. Đến nay, Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” tuy đã được các chuyên gia, nhà nghiên cứu tiếp cận từ nhiều hướng khác nhau nhưng vẫn tiếp tục là đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, của công chúng trong và ngoài nước.

Đồng chí Nguyễn Đức Lợi cũng bày tỏ tin tưởng, qua các tư liệu, hiện vật, hình ảnh được trưng bày và qua các phát biểu sâu sắc, tâm huyết tại tọa đàm, các nhân chứng, các nhà báo, chuyên gia, sau năm 50, chúng ta lại có cơ hội tiếp cận rõ hơn, thấy được chính xác hơn những giá trị lớn lao của câu chuyện kỳ tích lịch sử này, từ đường lối chiến tranh nhân dân, nghệ thuật quân sự sáng tạo, độc đáo đến những đóng góp của các nhà báo, sự xông pha quyết liệt của những cơ quan báo chí, của các nhà báo với vũ khí thông tin sắc bén trong tay đã khiến 12 ngày đêm khói lửa 50 năm trước thực sự trở thành một bài ca chiến thắng về nghề báo, một cống hiến lớn cho sự nghiệp báo chí nước nhà…

Những hiện vật đã ố màu thời gian của các nhà báo được trưng bày tại triển lãm.

Tại tọa đàm, nhà báo Hà Đăng, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương đã có những chia sẻ cụ thể, sinh động về vai trò của báo chí trước, trong và sau sự kiện chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”, góp phần to lớn trong công tác thông tin, đối ngoại, tác động vào việc giành chiến thắng trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao.

Các câu chuyện của nhiều nhà báo lão thành như Đại tá Nguyễn Xuân Mai, nguyên Tổng biên tập Báo Phòng không – Không quân, nhà báo Chu Chí Thành, nghệ sĩ nhiếp ảnh Minh Lộc và các nhân chứng như ông Vũ Đình Rạng, phi công lái máy bay Mig-21 tiếp cận và bắn rơi B52, đã nêu bật chiến thắng vẻ vang, nghệ thuật quân sự sáng tạo, độc đáo của Quân đội nhân dân Việt Nam. Các ý kiến đồng thời làm rõ, tôn vinh những đóng góp quả cảm của các nhà báo trong chiến dịch “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”, góp phần to lớn cổ vũ toàn quân, toàn dân chiến đấu đi đến thắng lợi cuối cùng. Báo chí đã tác động trực tiếp vào việc giành thắng lợi trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao, buộc Mỹ phải quay lại bàn đàm phán và ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam…

Các nhà báo lão thành ôn lại kỷ niệm làm báo tại sự kiện trưng bày và tọa đàm về "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không".

Dịp này, chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” còn được giới thiệu rộng rãi đến công chúng qua vách trưng bày. Nhiều tác phẩm đã thể hiện sự xung trận xông xáo, quả cảm của các nhà báo, phóng viên tác nghiệp tại Hà Nội trong 12 ngày đêm lịch sử như phóng viên Vũ Ba (Báo Quân đội nhân dân), Trịnh Hải, Đỗ Quảng, Phạm Thanh (Báo Nhân Dân), Chu Chí Thành, Minh Lộc (TTXVN)...  

Nhiều hình ảnh nổi bật được phóng lên vách: Trận địa phòng không Báo Nhân Dân; các nhà báo, văn nghệ sĩ tác nghiệp tại Bệnh viện Bạch Mai sau trận ném bom của Mỹ; những số báo ra trong 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không: Quân đội nhân dân, Nhân Dân; thắng lợi của Hiệp định Paris 1973…. Sự kiện có phần chiếu phim tư liệu về chiến thắng B52, trong đó có cảnh nhà báo Phạm Việt Tùng quay B52 bốc cháy và rơi trên bầu trời Hà Nội…

Tủ trưng bày gồm 50 tài liệu, hiện vật về sự kiện “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” như: Các số báo tiêu biểu của các tờ báo Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Thống Nhất, Hà Nội Mới, Giải phóng, Sud Vietnam En lute, South Vietnam in Struggle, Tổ quốc…

Trưng bày diễn ra từ ngày 15/12/2022 đến hết tháng 1/2023.

Hoa Nguyễn

Lực lượng phòng vệ dân sự Lebanon ngày 23/11 cho biết một cuộc không kích dữ dội ở trung tâm Beirut đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, làm rung chuyển thủ đô khi Israel tấn công nhóm vũ trang Hezbollah.

Nhân Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam, chiều tối 23/11, tại Đại Nội Huế; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa…

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Chiều 23/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đang phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, làm rõ việc phát hiện 1.500 viên nén nghi ma túy trôi dạt vào bờ biển xã Bình Trị, huyện Bình Sơn.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm như quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12 thay vì dùng điểm 3-5 kỳ như hiện nay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文