Bí thư Thành uỷ Hà Nội: An toàn đến đâu, mở cửa đến đó

16:08 29/09/2021

Trao đổi với báo chí về việc tiếp tục nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ ngày 28/9, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, Hà Nội sẽ đi từng bước chắc chắn để thiết lập trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh để phục hồi và phát triển kinh tế.

 

Một chút lơ là, thành quả sẽ mất

Theo Bí thư Thành uỷ Hà Nội, nguyên tắc nhất quán trong phòng, chống dịch COVID-19 của TP là thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương, coi bảo vệ sức khỏe, an toàn tính mạng của nhân dân lên trên hết, trước hết.

Khi đợt dịch thứ tư bùng phát vào cuối tháng 4/2021, nhờ dự báo chính xác tình hình, TP đã áp dụng các biện pháp mạnh ngay từ đầu; đồng thời điều chỉnh linh hoạt theo từng thời điểm phù hợp với thực tế. Từ giữa tháng 7/2021, dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn, số ca mắc mới tăng nhanh.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng.

Trước tình hình đó, TP quyết định áp dụng giãn cách xã hội từ ngày 24/7. 2 tháng qua, Hà Nội đã thực hiện 4 đợt giãn cách xã hội, tranh thủ “thời gian vàng” giãn cách xã hội, TP đã triển khai xét nghiệm tầm soát thần tốc, tiết kiệm, có trọng tâm, trọng điểm; đã phát hiện và đưa đi cách ly, điều trị kịp thời nhiều ca F0, truy vết và cách ly triệt để các trường hợp F1.

Đặc biệt, Hà Nội đã thần tốc hoàn thành cơ bản tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 cho người dân đủ điều kiện từ 18 tuổi trở lên vào ngày 15/9. Nhờ đó, TP quyết định nới lỏng một số hoạt động ngay từ sáng 16/9, đến ngày 21/9 tiếp tục nới lỏng thêm một số hoạt động và ngày 28/9 cho phép thêm hoạt động thể dục, thể thao ngoài trời (nhưng không được tập trung quá 10 người), cho mở toàn bộ trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm.

Từ ngày 28/9, Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời nhưng tối đa không tập trung quá 10 người.

Theo người đứng đầu Thành uỷ Hà Nội, sở dĩ phải mở từng bước, thận trọng như vậy vì nguy cơ dịch vẫn còn, biến chủng mới của COVID-19 rất nguy hiểm, khó lường, có tốc độ lây lan nhanh; trong khi tỷ lệ tiêm vaccine mũi 2 còn rất thấp, chưa tạo được miễn dịch cộng đồng và phải chờ nguồn phân bổ vaccine từ Bộ Y tế; tâm lý một bộ phận người dân lại rất chủ quan. Mặc dù TP cho phép hoạt động thể dục, thể thao ngoài trời với yêu cầu không được tập trung quá 10 người, nhưng nhiều nơi công cộng đã có hiện tượng tụ tập đông người, một số người còn không đeo khẩu trang.

Bài học kinh nghiệm giúp Hà Nội khống chế dịch thành công, không để bùng phát mạnh trong gần 5 tháng qua là dựa vào dân, huy động được sức dân tham gia chống dịch. Người dân thực sự là chủ thể, là trung tâm của công tác phòng, chống dịch tại Thủ đô. “Do đó, Thành ủy đề nghị mỗi người dân Thủ đô tiếp tục chung sức, đồng lòng cùng thành phố bảo vệ thành quả này, tự giác thực hiện nghiêm “5K”, quét mã QR khai báo y tế khi đến các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, không tụ tập quá 10 người nơi công cộng...”, Bí thư Thành uỷ Hà Nội nhấn mạnh.

Qua kiểm tra và phản ánh của báo chí, người dân, có tình trạng thực hiện không nghiêm ở một số địa phương, cửa hàng dịch vụ ăn uống chỉ được bán hàng mang về nhưng vẫn cho khách ngồi ăn uống tại chỗ. “Nên tôi đề nghị các quận, huyện, thị xã phải chỉ đạo thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh ngay. Các cửa hàng phải ký cam kết chấp hành nghiêm quy định của thành phố và các biện pháp phòng, chống COVID-19. Vì chỉ cần một chút lơ là, dịch bùng phát trở lại thì thành quả sẽ mất”, đồng chí Đinh Tiến Dũng lưu ý.

An toàn đến đâu mở ra đến đó

Mặc dù thực hiện giãn cách xã hội toàn TP, nhưng Hà Nội không đóng cửa siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện ích mà chỉ điều chỉnh lại hoạt động để bảo đảm phòng, chống dịch. Nhờ đó, việc cung cấp nhu yếu phẩm, thuốc chữa bệnh trong 60 ngày giãn cách vừa qua không bị đứt gãy; duy trì hoạt động thương mại, bảo đảm sản xuất một số ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp... TP cũng đã triển khai tổ chức sản xuất an toàn, ổn định ở “vùng xanh” để cung ứng hàng hóa cho “vùng đỏ”; tổ chức cho người dân thu hoạch rau màu, vụ lúa hè thu...

Ngay từ khi thực hiện phong toả, Thành uỷ đã chỉ đạo bổ sung 500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách năm 2021 ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội TP để cho vay đối với người lao động có nhu cầu để phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Chủ trương của TP là an toàn đến đâu mở ra đến đó; vừa mở, vừa thăm dò, đánh giá, không mở ồ ạt. Chống dịch để sản xuất và sản xuất để phục vụ chống dịch.

Hà Nội khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tổ chức lại sản xuất an toàn.

TP khuyến khích các doanh nghiệp chủ động có phương án thích ứng với dịch bệnh, chuyển đổi số, tổ chức lại sản xuất kinh doanh bảo đảm vừa sản xuất vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.  

Hà Nội sẽ đi từng bước chắc chắn để thiết lập trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh để phục hồi và phát triển kinh tế. Song song với các biện pháp đồng bộ, toàn diện, có 3 biện pháp trọng tâm mà Hà Nội sẽ tập trung thực hiện.

Thứ nhất, tiếp tục nâng cao ý thức phòng, chống dịch của người dân, doanh nghiệp. Trong đó, người dân phải thực hiện “5K”, tuân thủ khai báo y tế, quét mã QR, đưa việc này trở thành thói quen, nếp sống hằng ngày.

Thứ hai, tiếp tục nâng cao năng lực của hệ thống y tế từ TP xuống cơ sở, tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay tại tuyến y tế cơ sở, nâng cao khả năng dự báo và đáp ứng phòng chống dịch của hệ thống y tế dự phòng, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các bệnh viện; trọng tâm là chuẩn bị các kịch bản ứng phó với dịch bệnh, bảo đảm ở mức cao hơn trên nguyên tắc là không để F0 phải điều trị tại nhà; phát hiện sớm, điều trị ngay, giảm tối đa các ca bệnh chuyển nặng, các ca tử vong.

TP Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng tiêm chủng cho người dân dưới 18 tuổi khi có vaccine.

Thứ ba, tiếp tục kiến nghị Chính phủ, Bộ Y tế tạo điều kiện phân bổ vaccine để trong tháng 10/2021 cơ bản tiêm phủ mũi 2 cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi 1; chuẩn bị sẵn sàng triển khai tiêm chủng cho người dân dưới 18 tuổi khi có vaccine và hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời tăng cường thực hiện tầm soát y tế, nhất là xét nghiệm tầm soát 2-3 ngày/lần tại các điểm phong tỏa, điểm có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, xét nghiệm sàng lọc các trường hợp ho, sốt tại cộng đồng và nhóm đối tượng nguy cơ khác để kiểm soát lây lan dịch bệnh.

Đề nghị Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện tuyến trung ương phối hợp chặt chẽ với TP trong công tác tiêm vaccine cho người dân trên địa bàn, ứng dụng công nghệ thông tin, nhập liệu ngay sau khi tiêm... Đề nghị Bộ sớm có hướng dẫn về hoạt động của người đã tiêm 1 mũi vaccine và tiêm đủ 2 mũi vaccine để tạo điều kiện cho các địa phương xây dựng phương án kiểm soát linh hoạt dịch bệnh, bước vào sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.

 

Ngọc Yến

Căn cứ hợp đồng của dự án đã ký giữa UBND thành phố và doanh nghiệp dự án là Công ty Trung Nam, thì lịch thu hồi nợ vay của BIDV với Công ty Trung Nam và lịch thu hồi nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với BIDV được xác định tương ứng theo lịch thanh toán của UBND thành phố theo quy định tại hợp đồng BT của dự án. Thực chất đây là khoản cho vay ứng trước cho nhà đầu tư khi ngân sách thành phố chưa bố trí được nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

Ngày 11/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Lò Minh Phương (SN1991, trú tại tổ 2, phường Chiềng Cơi, TP Sơn La), nguyên nhân viên ngân hàng trên địa bàn TP Sơn La về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viên thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 11/5, Phòng CSHS phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao, Công an tỉnh Cao Bằng và các đơn vị chức năng đã triệt phá nhóm đối tượng có hành vi Lừa đảo trên không gian mạng với thủ đoạn giả danh sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee tại tỉnh Cao Bằng và tỉnh Thái Nguyên.

Liên quan đến thông tin Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hậu Giang bắt tạm giam Hoàng Đình Tùng và vợ Trần Thị Hồng Nga về hành vi “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”, chiều 11/5, Cục Quản lý xuất nhập cảnh cho biết đang tiếp tục điều tra, xác minh mở rộng các đối tượng môi giới trong đường dây này và xác minh, làm rõ thêm nhiều người đã được tổ chức cho xuất cảnh hoặc đã đăng ký, nộp tiền cho cặp vợ chồng này.

Cắt khóa, dập lửa, cứu người, cứu hàng hóa...một cách nhanh gọn lẹ của 22 "Tổ liên gia an toàn PCCC" trong Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ do Công an TP Hồ Chí Minh tổ chức cho thấy người dân đã bắt đầu ý thức được việc PCCC, cứu nạn cứu hộ, có thêm nhiều kinh nghiệm và các Tổ liên gia an toàn PCCC phát huy được hiệu quả...

Hai đối tượng gồm Đào Văn Nhật Tùng (SN 1985) và Lê Văn Minh (SN 1984, cùng trú tại thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Bị phát hiện đang khai thác cát trái phép, Tùng và Minh đã điều khiển tàu tháo chạy rồi dùng ống xịt áp suất lớn phun nước về phía phương tiện của lực lượng chức năng.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện một chiếc xe ô tô đầu kéo gặp sự cố khiến hàng trăm lít dầu nhớt đổ ra đường, Đội CSGT Công an huyện Nghi Lộc phối hợp Tổ công tác Trạm CSGT Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng triển khai thu dọn vết dầu tránh gây nguy hiểm cho người, phương tiện tham gia giao thông.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文