Bộ Công an đề nghị xây dựng Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú

17:24 19/07/2024

Bộ Công an đã dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Tại dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú, theo Bộ Công an, bên cạnh những kết quả đạt được, sau hơn 6 năm triển khai thi hành Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam đã bộc lộ một số khó khăn, bất cập trong công tác chỉ đạo điều hành, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức thực hiện và các điều kiện bảo đảm triển khai thi hành Luật. Các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam chưa thực sự đồng bộ, chưa đáp ứng tốt nhất yêu cầu công tác tạm giữ, tạm giam đã ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả công tác này. 

Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam chưa có các quy định mang tính nguyên tắc về điều kiện đảm bảo đối với công tác thi hành tạm giữ, tạm giam như về bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam; về thiết kế, thi công xây dựng các công trình giam giữ theo các quy chuẩn kỹ thuật riêng, bảo đảm tính đặc thù và an toàn tuyệt đối của các cơ sở giam giữ; về bố trí cán bộ, nhân lực và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ chiến sĩ làm công tác tạm giữ, tạm giam đáp ứng tốt hơn yêu cầu công tác.

Cán bộ quản giáo Trại tạm giam, Công an tỉnh Vĩnh Long tuyên truyền pháp luật về bầu cử cho người bị tạm giữ, tạm giam. 

Ngoài những khó khăn, vướng mắc xuất phát từ quá trình triển khai thi hành Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam nêu trên, qua thực tiễn thực hiện công tác tạm giữ, tạm giam đặt ra một số vấn đề cần nghiên cứu, bổ sung các chế định mới nhằm nâng cao hiệu quả công tác tạm giữ, tạm giam, đáp ứng xu hướng của thế giới về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội; thể chế hóa chủ trương của Đảng và nhà nước trong xây dựng lực lượng CAND chính quy, tinh nhuệ, hiện đại gắn với công tác chuyển đổi số, đổi mới và nâng cao, chất lượng, hiệu quả công tác nghiệp vụ của lực lượng CAND trong điều kiện cách mạng 4.0.

Những tồn tại, khó khăn nêu trên đặt ra vấn đề cần sửa đổi Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam. Do đó, việc lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú là cần thiết, nhằm tiếp tục nâng cao, bảo đảm hiệu quả công tác thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú; tiếp tục cụ thể hóa quy định về quyền con người theo Hiến pháp năm 2013; thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong việc áp dụng khoa học-kỹ thuật, công nghệ-thông tin trong quốc phòng, an ninh; đổi mới phương thức quản lý, giám sát đối với người bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đề cao hiệu quả phòng ngừa trong việc xử lý người phạm tội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của tổ chức, cá nhân.

Dự án Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú điều chỉnh về hệ thống tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú; chế độ quản lý giam giữ; chế độ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người bị kết án tử hình đang bị tạm giam... Dự án Luật sẽ sửa đổi cơ bản các quy định trong Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam hiện hành nhằm giải quyết những tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú.

Tại hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi  nơi cư trú, Bộ Công an đã đề xuất 3 chính sách. Bộ Công an đề xuất mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật, bổ sung quy định về thi hành biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú nhằm thiết lập các quy định để quản lý chặt chẽ đối tượng được áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, quy định rõ trình tự, thủ tục, hồ sơ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thi hành biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Đồng thời, nâng cao hiệu quả sử dụng và vận hành mô hình cơ sở giam giữ nhằm đảm bảo sự thông suốt, thống nhất trong quản lý thông tin, dữ liệu tại các trại tạm giam, nhà tạm giữ; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ, đầy đủ phục vụ công tác quản lý giam, giữ; đáp ứng tốt hơn các yêu cầu phát hiện, cảnh báo các nguy cơ có thể diễn ra trong trại tạm giam, nhà tạm giữ; đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về đảm bảo tính đặc thù trong thiết kế, xây dựng mô hình cơ sở giam giữ.

Ở chính sách cuối cùng, Bộ Công an đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam còn vướng mắc, bất cập để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn nhằm hoàn thiện các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý, thi hành tham giữ, tạm giam, quy định về chế độ quản lý giam giữ đối với người bị tạm giữ, tạm giam, quy định về chế độ người bị tạm giữ, người bị tạm giam và quy định về các điều kiện bảo đảm phục vụ quản lý chặt chẽ đối với người bị kết án tử hình đang chờ thi hành án.

Toàn văn dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú được đăng trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an để lấy ý kiến đóng góp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày 18/7/2024. 

Nguyễn Hương

Chỉ còn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Câu chuyện “lương, thưởng Tết cuối năm” luôn là vấn đề được hàng triệu người lao động quan tâm. Dù việc thưởng Tết không có quy định bắt buộc nhưng từ lâu đã trở thành văn hóa của các đơn vị, doanh nghiệp tại Việt Nam. Thưởng Tết cũng là một phần không thể thiếu trong các mối quan hệ nghề nghiệp, không chỉ mang lại niềm vui, sự quan tâm, còn là động lực để người lao động thêm gắn bó với nơi làm việc.

Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ. Nghị định sẽ có hiệu lực chính thức từ 1/1/2025.

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có yêu cầu các đơn vị trong Bộ có giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xăng sinh học tại Việt Nam, đồng thời Bộ trưởng yêu cầu các doanh nghiệp xăng dầu đảm bảo nguồn cung xăng sinh học đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tại buổi làm việc với PV Báo CAND ngay khi chúng tôi đề cập đến nhiều biểu hiện vi phạm pháp luật tại dự án Khu dân cư kinh tế “nhà vườn” Hòa Ninh, ông Tô Văn Hùng – Bí thư Huyện ủy Hòa Vang (Đà Nẵng) đã cho biết như thế. “Với tư cách là Bí thư Huyện ủy, tôi sẽ chủ trì họp ngay để kiểm tra việc thực hiện các nội dung kiến nghị theo kết luận thanh tra, mời lãnh đạo và Thanh tra Sở TN&MT, UBND huyện cùng cơ quan chức năng để tiếp tục thống nhất giải pháp trước những việc còn tồn đọng. Khó mấy cũng phải làm; quyền lợi chính đáng của người dân thì phải đảm bảo”, ông Hùng bộc bạch quan điểm khi đề cập đến việc khắc phục hậu quả do sai phạm khi thực hiện dự án vừa kể.

Đây là một điểm đáng chú ý trong Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số - một dự luật được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, từng bước chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, tích hợp, sản xuất, làm chủ công nghệ lõi tại Việt Nam. Trong đó, trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghiệp bán dẫn là 2 "chìa khóa" quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số

Sau 6 năm, bóng đá Philippines một lần nữa vượt qua vòng bảng ASEAN Cup. Quốc đảo Đông Nam Á chỉ cách Hà Nội 3 giờ di chuyển bằng máy bay, nhưng còn rất nhiều điều người Việt Nam không biết về Philippines, nơi bóng đá chưa bao giờ là môn thể thao vua.

Đảm nhận vị trí "ghế nóng" tại xã miền núi còn nhiều khó khăn vốn là điểm nóng về ma túy của huyện Tương Dương, song với sự nhiệt huyết, tận tâm trong công việc và hết lòng vì nhân dân, Thượng úy Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1992) - Trưởng Công an xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An đã góp phần quan trọng "chuyển hóa" vùng "đất dữ" nơi đây, như lời bà con đã nói "Chú Hùng có mặt ở đâu là người dân yên tâm ở đấy".

Đầu tháng 12/2024, sau nhiều ngày theo dõi, nắm tình hình trên địa bàn TP Đồng Xoài, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Phước đã lần được manh mối đường dây hoạt động mại dâm có tổ chức rất kín kẽ. Tất cả các giao dịch, môi giới, lựa chọn gái bán dâm đều thực hiện bằng các trang web thông qua môi trường mạng.

Cục Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) đã triển khai công tác nghiệp vụ đấu tranh, làm rõ 3 đường dây buôn lậu hàng nghìn tấn vàng, trị giá hàng nghìn tỷ đồng từ Campuchia và Trung Quốc về Việt Nam qua khu vực biên giới các tỉnh Long An, An Giang và Lào Cai, đưa về tiêu thụ tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương trên cả nước.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文