Bộ Nội vụ đề xuất nhiều quy định mới về tổ chức chính quyền địa phương

15:06 06/01/2025

Bộ Nội vụ đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Theo Bộ Nội vụ, sau gần 10 năm thi hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, 4 năm thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019, 3 năm thi hành các nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng cho thấy tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp đã dần đi vào ổn định, hoạt động có hiệu quả, cơ bản đáp ứng được các yêu cầu quản lý, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, Bộ Nội vụ đánh giá quá trình tổ chức thi hành các luật, nghị quyết nêu trên đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của luật hiện hành và cụ thể hóa 5 chính sách tại đề nghị xây dựng dự án luật đã được Chính phủ thông qua, dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) gồm một số nội dung mới.

Phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa các cấp chính quyền địa phương

Về tổ chức đơn vị hành chính (ĐVHC), thành lập, giải thể, nhập chia, điều chỉnh địa giới ĐVHC, dự thảo luật quy định theo hướng bổ sung nguyên tắc tổ chức ĐVHC được thực hiện trên cơ sở quy hoạch tổng thể về ĐVHC quốc gia và từng địa phương phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện sắp xếp ĐVHC chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật nhằm tổ chức hợp lý ĐVHC các cấp. Đồng thời, quy định cụ thể về lấy ý kiến nhân dân và trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập chia, điều chỉnh địa giới ĐVHC, bảo đảm mục tiêu đơn giản hóa quy trình, thủ tục, tạo thuận lợi cho việc tiếp tục sắp xếp ĐVHC các cấp thời gian tới.

Dự thảo luật đã phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa các cấp chính quyền địa phương nhằm bảo đảm mục tiêu "mỗi nhiệm vụ chỉ giao cho một cấp chính quyền địa phương thực hiện", "chính quyền địa phương cấp nào giải quyết sát thực tiễn, hiệu quả hơn thì giao chính quyền địa phương cấp đó thực hiện". Trong đó, chính quyền địa phương cấp tỉnh ban hành chiến lược, chính sách trên địa bàn và bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia từ trung ương đến địa phương. Chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã là cấp tổ chức thực hiện, không ban hành chính sách. Chính quyền địa phương các cấp tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định các vấn đề của địa phương đã được luật quy định. Ngoài ra, dự thảo luật mở rộng chủ thể được phân cấp, ủy quyền và chủ thể nhận phân cấp, ủy quyền nhằm tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; quy định chặt chẽ các điều kiện thực hiện phân cấp, ủy quyền; các trường hợp không phân cấp, ủy quyền… nhằm hạn chế việc phân cấp, ủy quyền tràn lan.

Bộ Nội vụ đề xuất nhiều nội dung mới tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) để lấy ý kiến nhân dân. 

Mô hình tổ chức chính quyền địa phương

Về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp, dự thảo luật quy định những nhiệm vụ, quyền hạn chung của chính quyền địa phương, HĐND và UBND các cấp được cụ thể hóa trên cơ sở quy định tại Điều 112, 113, 114 của Hiến pháp năm 2013. Trong đó sẽ phân định nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền địa phương; phân định nhiệm vụ, quyền hạn giữa HĐND và UBND ở mỗi ĐVHC; phân định nhiệm vụ, quyền hạn của UBND và Chủ tịch UBND các cấp. Dự thảo luật cũng quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh bao gồm ban hành chiến lược, chính sách, quy hoạch đối với các ngành, lĩnh vực và quyết định những nội dung quan trọng trên địa bàn cấp tỉnh; chính quyền địa phương cấp huyện tổ chức thực hiện những công việc mà chính quyền địa phương cấp xã không có khả năng thực hiện (không ban hành chính sách). Chính quyền địa phương cấp xã thực hiện các công việc cụ thể trên địa bàn trong khả năng của mình.

Liên quan đến mô hình tổ chức chính quyền địa phương, dự thảo luật quy định mô hình tổ chức chính quyền địa phương theo hướng: Đối với ĐVHC đô thị sẽ không tổ chức cấp chính quyền (không tổ chức HĐND) mà chỉ tổ chức chính quyền địa phương là UBND tại quận, phường, thị trấn. Đối với ĐVHC nông thôn sẽ không tổ chức cấp chính quyền (không tổ chức HĐND) mà chỉ tổ chức chính quyền địa phương là UBND tại xã. Đối với ĐVHC ở hải đảo, dự thảo đề xuất các huyện đảo không tổ chức ĐVHC cấp xã trực thuộc. Đối với đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, việc tổ chức chính quyền địa phương do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.

Về cơ cấu tổ chức và hoạt động của HĐND, UBND các cấp, dự thảo luật quy định theo hướng đối với HĐND quy định khung số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách không quá 25% đối với HĐND cấp tỉnh và 20% đối với HĐND cấp huyện. Khung số lượng các ban của HĐND cũng được đề xuất theo hướng HĐND tỉnh không quá 3 ban; HĐND thành phố trực thuộc Trung ương không quá 4 ban; HĐND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương không quá 2 ban. HĐND quyết định thành lập các ban và quyết định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND bảo đảm phù hợp với thực tiễn của địa phương.

Đối với UBND sẽ phân biệt cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc và hoạt động của UBND tại ĐVHC tổ chức cấp chính quyền địa phương (có tổ chức HĐND) và UBND tại ĐVHC không tổ chức cấp chính quyền địa phương (không tổ chức HĐND). Trong đó, UBND tại ĐVHC tổ chức cấp chính quyền địa phương (có tổ chức HĐND) cơ cấu tổ chức có các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch và một số ủy viên UBND. Chính phủ sẽ quy định khung số lượng phó chủ tịch, ủy viên UBND; khung số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và giao thẩm quyền cho HĐND các cấp quyết định số lượng phó chủ tịch UBND. UBND tại đơn vị không tổ chức cấp chính quyền địa phương (không tổ chức HĐND): Cơ cấu tổ chức của UBND gồm chủ tịch, các phó chủ tịch UBND (không có chức danh uỷ viên UBND); UBND làm việc theo chế độ thủ trưởng; chủ tịch UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND theo quy định của pháp luật.

Đáng chú ý, dự thảo luật bổ sung quy định về giao phụ trách điều hành hoạt động của UBND trong trường hợp khuyết chủ tịch UBND và chưa giao quyền chủ tịch UBND nhằm bảo đảm sự thông suốt của cơ quan hành chính, khắc phục vướng mắc trong trường hợp khuyết chủ tịch UBND thời gian qua.

Hai loại ý kiến và quan điểm, đề xuất của Bộ Nội vụ

Trong quá trình soạn thảo, theo Bộ Nội vụ còn có ý kiến khác nhau liên quan đến mô hình tổ chức chính quyền địa phương.

Loại ý kiến thứ nhất đề nghị không tổ chức HĐND tại quận, xã, phường, thị trấn. Các ĐVHC khác (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND. Bộ Nội vụ phân tích, các ý kiến này cơ bản kế thừa mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại Đà Nẵng, Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh (không tổ chức HĐND tại quận, phường) và thực hiện chủ trương của Đảng về giảm cấp chính quyền địa phương (giảm toàn bộ cấp chính quyền địa phương cấp xã).

Loại ý kiến thứ hai đề nghị không tổ chức HĐND tại huyện, quận, phường; các ĐVHC khác tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND. Ý kiến này cơ bản kế thừa mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại Đà Nẵng, Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh (không tổ chức HĐND tại quận, phường) và kế thừa kết quả thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường thực hiện ở 10 tỉnh, thành phố (với 67 huyện, 32 quận, 483 phường) giai đoạn 2009-2015 theo Nghị quyết 26/2008 của Quốc hội.

Qua đánh giá tác động, Bộ Nội vụ thấy rằng việc thực hiện mô hình tổ chức theo loại ý kiến thứ nhất phù hợp với chủ trương của Đảng về phân biệt mô hình chính quyền địa phương ở địa bàn đô thị, nông thôn, giảm cấp chính quyền địa phương cấp xã (ở cấp xã chỉ tổ chức chính quyền địa phương là UBND) và phù hợp với quan điểm về phân định thẩm quyền giữa các cấp chính quyền địa phương, trong đó cấp xã là cấp tổ chức thực thi, không ban hành chủ trương, chính sách, biện pháp, do vậy không tổ chức HĐND.

Bộ Nội vụ thống nhất với loại ý kiến thứ nhất và cho biết dự thảo luật đang thể hiện theo hướng ý kiến này.

Nguyễn Hương

Sáng 8/1, TAND tỉnh Thái Bình tiếp tục phiên tòa sơ thẩm xét xử hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng đồng phạm. Bị cáo Nguyễn Văn Vương (cựu chuyên viên Vụ Pháp luật - Văn phòng Chủ tịch nước, đã bị buộc thôi việc từ ngày 19/9/2024) bị xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

Tới đây, mô hình tổ chức có sự thay đổi, nhưng theo bà Nguyễn Minh Phương, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) vẫn sẽ giữ vững vai trò chủ công trong công tác kiểm tra, giám sát thị trường, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Trong thời đại 4.0, việc lưu giữ những khoảnh khắc riêng tư của các cặp tình nhân bằng hình ảnh hay video không còn xa lạ. Tuy nhiên, việc quay clip nhạy cảm, ban đầu xuất phát từ sự tin tưởng và tình cảm, lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là khi mối quan hệ kết thúc trong căng thẳng hoặc thù hận. Ngày càng nhiều vụ việc sử dụng clip nhạy cảm để tống tình, tống tiền đã xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng cho cả nạn nhân lẫn xã hội.

Ít nhất 13 binh sĩ Cuba đã mất tích sau vụ nổ xảy ra tại một kho vũ khí và đạn ở tỉnh Holguin, miền Đông nước này, lực lượng vũ trang Cuba thông tin cho biết vào cuối ngày 7/1 (giờ địa phương).

Gần đây, các trò chơi mang tính may rủi như "xé túi mù" (ám chỉ hình thức mở hộp ngẫu nhiên mua trên mạng) đang trở thành xu hướng nổi bật trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook, và YouTube.

Ngày 7/1, mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài khoảng 47 giây, ghi lại hình ảnh một người đàn ông chạy xe máy chặn trước đầu xe tải đang lưu thông, tay cầm cục gạch, có thái độ hung hăng, chửi bới người xung quanh, thách thức tài xế đánh nhau. Người đàn ông cầm cục gạch hô lớn "đường này của tao, mày xuống đây...", rồi lấy gạch đập vào xe tải và buông lời đe dọa, thách thức đánh nhau với tài xế xe tải, sau đó ném cục gạch về phía xe tải và bỏ đi.

Chỉ trong thời gian ngắn của những ngày cuối năm 2024, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã đấu tranh, bắt giữ các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến đất đai với số tiền chiếm đoạt lên đến nhiều tỷ đồng/vụ án. Điều đáng nói, mặc dù cơ quan chức năng đã từng cảnh báo, nhiều vụ án được đưa ra xét xử nghiêm minh nhưng vẫn không ít người dân “sập bẫy” các đối tượng lừa đảo.

Sau khi thoả thuận, thống nhất giá mua bán, các đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu người mua đặt cọc tiền từ 3 - 30 triệu đồng (tùy vào giá trị của xe máy, ô tô). Bọn chúng còn giả danh Cảnh sát giao thông gọi điện xác minh, đề nghị nộp tiền để làm giấy tờ nhưng khi nhận được tiền chúng sẽ khoá máy, chặn liên lạc.

Nằm trong kế hoạch ra quân đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) Tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025, hơn một tuần qua, Công an huyện Tây Hòa, Công an huyện Phú Hòa và Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh Phú Yên đã đánh sập 3 đường đánh bạc qua mạng Internet với tổng số tiền hơn 450 tỷ đồng.

Đây là thông tin đáng chú ý được lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết tại buổi họp báo thường kỳ quý 4/2024 của Bộ Tài chính. Theo đó, nhiều vấn đề nóng được lãnh đạo Bộ Tài chính giải đáp theo các câu hỏi của phóng viên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文