Bộ Tư pháp giải đáp nhiều vấn đề “nóng” liên quan đến nồng độ cồn, vụ án Vạn Thịnh Phát...

17:33 12/04/2024

Chiều 12/4, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp báo công tác Quý I/2024. Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Tư pháp Đỗ Xuân Quý chủ trì họp báo. Tại đây, nhiều vấn đề “nóng” được dư luận quan tâm liên quan đến các văn bản luật, việc thi hành án, kê biên thu hồi tài sản vụ Vạn Thịnh Phát, dự thảo Luật Trật tự An toàn giao thông… đã được Bộ Tư pháp giải đáp.

Bộ Tư pháp nói về nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Tại họp báo, khi báo chí  đặt câu hỏi về có ý kiến khác nhau liên quan tới việc cấm tuyệt đối hay có ngưỡng về nồng độ cồn với người tham gia giao thông trong dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, quan điểm của Bộ Tư pháp về nội dung này như thế nào?

Bà Lê Thị Vân Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự, hành chính (Bộ Tư pháp) cho hay, Luật Phòng chống tác hại rượu bia năm 2019 đã quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có nghiêm cấm hành vi điều khiển giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn (khoản 5, điều 6). Cụ thể, về việc quy định về nồng độ cồn khi tham gia giao thông, Bộ Tư pháp cho rằng, việc cấm tuyệt đối hay không cấm tuyệt đối phải căn cứ vào các tính chất khoa học, thực tiễn và ý thức tham gia giao thông của người dân.

Bà Lê Thị Vân Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự, hành chính trả lời thông tin tại buổi họp báo.

Trong quá trình thẩm định, Bộ Tư pháp có đề nghị Bộ Công an phối hợp với Bộ Y tế có những nghiên cứu có tính khoa học, đảm bảo phù hợp với thực tiễn, phù hợp với ý thức tham gia giao thông của người dân, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của người dân và hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước, thống nhất của toàn bộ hệ thống pháp luật. 

Thu hồi hơn 10.000 tỉ đồng trong các vụ án tham nhũng, kinh tế

Cũng tại buổi họp báo, ông Đỗ Xuân Quý cho biết, vừa qua, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị sơ kết, đánh giá kết quả công tác thi hành án dân sự 6 tháng đầu năm (tính từ tháng 10/2023 – hết tháng 3/2024). Theo đó, công tác thi hành án dân sự (THADS), theo dõi thi hành án hành chính (THAHC) thời gian qua tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực. Sáu tháng đầu năm đã thi hành xong 242.304 việc và trên 47.595 tỉ đồng. Trong đó, kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là 1.177 việc với hơn 10.000 tỉ đồng. Công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực trong hệ thống cơ quan THADS được tập trung chỉ đạo. Tính từ 1/10/2023 đến 29/2/2024, cơ quan THADS thu hồi được số tiền trên 8.960 tỉ đồng.

Đại diện Bộ Tư pháp trả lời nhiều vấn đề liên quan đến thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Tòa án nhân dân các cấp đã chuyển giao cho các cơ quan THADS 1.387 bản án hành chính. Các cơ quan THADS thực hiện theo dõi 1.387 bản án, số cũ chuyển sang là 776 việc, số tiếp nhận mới là 611 việc; các cơ quan hành chính đã thi hành xong 400 việc (trong đó, số bản án đã có quyết định buộc THAHC của Tòa án là 107 bản án, số bản án chưa có quyết định buộc THAHC của Tòa án là 121 bản án); đang tiếp tục thi hành 979 bản án (trong đó, số bản án đã có quyết định buộc THAHC của Tòa án là 374 bản án, số bản án chưa có quyết định buộc THAHC của Tòa án là 605 bản án). Nội dung này cũng là một nội dung trọng tâm được xác định trong Quý II/2024. Ông Đỗ Xuân Quý cho biết, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu thi hành án dân sự được giao năm 2024; thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành án hành chính.

Hồi đáp về việc kê biên, tịch thu tài sản trong vụ án Vạn Thịnh Phát

Liên quan đến vấn đề kê biên và tịch thu tài sản trong vụ án Vạn Thịnh Phát, ông Nguyễn Thắng Lợi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự  cho hay, vụ án này vừa được Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh tuyên án sơ thẩm vào chiều 11/4, bản án có phần nội dung về bồi thường thiệt hại với khoản tiền rất lớn với nhiều tài sản, nhiều đương sự.

Ngay trong giai đoạn điều tra và truy tố, các cơ quan tiến hành tố tụng đã kê biên, phong tỏa và chuyển giao tài sản, vật chứng cho cơ quan thi hành án. Sau đó, Tổng cục Thi hành án dân sự đã chỉ đạo các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra, rà soát những thủ tục pháp lý đối với các tài sản, vật chứng đó để đảm bảo việc thi hành án.

Về trình tự thủ tục, ông Lợi nhấn mạnh, hiện nay bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Sắp tới, khi các bên liên quan phần tuyên án về bồi thường thiệt hại mà không có kháng cáo, hoặc có kháng cáo và tòa án cấp phúc thẩm tuyên bản án có hiệu lực, bên liên quan mà có đơn đề nghị thi hành thì cơ quan thi hành án sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật. Vụ án Vạn Thịnh Phát là vụ án rất lớn, được sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Vì vậy, Tổng cục Thi hành án dân sự đã chỉ đạo cơ quan thi hành án dân sự địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết, bố trí nguồn lực và cử cán bộ hướng dẫn địa phương thi hành án.

Ông Nguyễn Thắng Lợi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự trả lời về vấn đề liên quan đến vụ án Vạn Thịnh Phát.

Thông tin thêm với báo chí, Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp chia sẻ, công tác thanh tra, kiểm tra và hướng dẫn nghiệp vụ trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước, như xử lý vi phạm hành chính, bồi thường nhà nước, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, công chứng, trợ giúp pháp lý... đã được chú trọng. Cả nước thụ lý 5.330 vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng và có 3.160 vụ việc kết thúc. "Tất cả các vụ việc thẩm định, đánh giá đều đạt chất lượng khá trở lên", đại diện Bộ Tư Pháp khẳng định.

Ngoài ra, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đã phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Công an nghiên cứu đẩy nhanh việc kết nối các phần mềm phục vụ thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID tại Hà Nội và Thừa Thiên Huế.

Đồng thời thực hiện phân quyền cho Sở Tư pháp tra cứu thông tin có trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia. Đến nay có 56/63 Sở Tư pháp thực hiện thử nghiệm tính năng phân quyền.

Các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản đã giải quyết kịp thời khoảng 230.000 Phiếu đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng, thông báo kê biên; Phiếu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản để thi hành án dân sự và Phiếu yêu cầu thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông (tăng 9% so với cùng kỳ năm 2023).

Tỷ lệ phiếu trực tuyến chiếm khoảng 84% trên tổng số phiếu đăng ký và phiếu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản để thi hành án dân sự.

Phạm Huyền

Nguyễn Quốc Quân, còn gọi Quân “Idol”, khét tiếng là tay anh chị ở phố núi Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Trong thời gian dài, đối tượng này nổi lên với nhiều hoạt động làm ăn có dấu hiệu bất minh. Đặc biệt, Quân thường lên mạng xã hội đăng tải nhiều hình ảnh đe dọa, chửi bới người khác do chính y tổ chức, khiến dư luận bất bình. Quân “Idol” sau đó đã bị Cơ quan Công an bắt giữ, khởi tố với nhiều tội danh khác nhau.

Ngày 21/5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng về nguyên nhân và biện pháp xử lý khả năng thoát nước mặt cầu thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Liên quan đến vụ án đưa, nhận hối lộ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hoá), sáng 21/5, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã thi hành Lệnh khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam thêm 3 bị can có liên quan, gồm: Nguyễn Thế Hùng (SN 1979), nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Lê Huy Hoàng (SN 1986), Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Cao Xuân Hiệp (SN 1984), cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn.

Đánh giá sơ bộ cho thấy, tại khu vực xã Phong Vân (huyện Ba Vì), việc nạo vét, hút cát trái phép, không đúng kỹ thuật, hút cát sát bờ sông, thềm sông tạo ra các hố xói, vực sâu cục bộ gây biến đổi đột ngột địa hình lòng dẫn, thay đổi dòng chảy, làm suy kiệt mực nước ngầm và hậu quả là sụt lún, nứt đất.

Ra thăm vườn, người phụ nữ tá hỏa khi phát hiện 56 gốc với hơn 1.500 quả sầu riêng non chăm sóc bấy lâu đã bị kẻ gian chặt phá không thương tiếc. Quá sốc, người nông dân này đã khóc ngất tại khu vườn.

Gần đây, sau khi đánh giá tác động môi trường và các thủ tục pháp lý, một số doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan và tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác cát để thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số đối tượng lấy lý do doanh nghiệp khai thác cát sẽ làm sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân…

Nắm được nhu cầu nhiều công dân có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động, Trần Thị Hằng Nga đã đưa ra các thông tin tuyển dụng lao động nước ngoài, nhận hồ sơ và tiền, từ đó lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các nạn nhân. Đối tượng này vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An khởi tố.

Sáng 21/5, thông tin từ Sở GTVT tỉnh Quảng Trị cho biết đang phối hợp, chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan khẩn trương giải quyết vụ lật xe trên Quốc lộ 15D đi cửa khẩu quốc tế La Lay, đảm bảo thông tuyến trong thời gian sớm, hạn chế thiệt hại phát sinh do tuyến đường bị ùn tắc giao thông.  

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文