Bộ Tư pháp giải đáp nhiều vấn đề “nóng” về đấu giá biển số và kê biên tài sản

08:21 28/04/2022

Chiều 27/4, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp báo thường kỳ quý I năm 2022. Tại cuộc họp, nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề đấu giá biển số xe ôtô, kê biên phong tỏa tài sản đối với lãnh đạo các tập đoàn lớn vừa bị bắt giữ đã được giải đáp.

Việc đấu giá biển số xe đẹp không có vướng mắc gì

Tại cuộc họp báo quý, bà Nguyễn Thị Mai - Phó cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp đã giải đáp các thắc mắc của báo chí liên quan đến đề xuất đấu giá biển số xe đẹp vừa được Bộ Công an đưa ra lấy ý kiến rộng rãi.

Bà Mai khẳng định: "Việc đấu giá biển số xe đẹp không có vướng mắc gì cả. Khoản 1 Điều 4 Luật Đấu giá tài sản đã quy định về các loại tài sản được đưa ra đấu giá. Nếu coi biển số xe là một loại tài sản thì pháp luật chuyên ngành phải quy định về bán đấu giá; thay cho việc bốc ngẫu nhiên như hiện nay thì sẽ đấu giá theo trình tự thủ tục của Luật Đấu giá tài sản".

Trước câu hỏi, người trúng đấu giá biển số xe đẹp có được phép mua bán, chuyển nhượng hay không? Lãnh đạo Cục Bổ trợ tư pháp cho biết: "Việc này đang được Bộ Công an lấy ý kiến của các bộ, ban, ngành. Dưới góc độ pháp luật, việc chuyển nhượng biển số xe đang có vướng quy định tại Điều 8 Luật Giao thông đường bộ, trong đó cấm việc mua bán chuyển nhượng biển số xe. Vì thế, Bộ Công an phải xây dựng nghị quyết của Quốc hội, việc giải quyết như thế nào sẽ nằm trong nghị quyết, khi đó mới giải quyết được quyền của người trúng đấu giá biển số xe" - bà Mai lý giải. Ngoài ra, bà cũng cho biết, hiện nay Bộ Công an và Bộ Giao thông Vận tải đang xây dựng, sửa đổi hai luật, trong đó có Luật Giao thông đường bộ. Vì thế có thể sẽ sửa các quyền liên quan đến định đoạt biển số xe được quy định trong Luật Giao thông đường bộ.

Họp báo thường kỳ thông báo về kết quả, tình hình hoạt động quý I/2022 của Bộ Tư pháp.

Kê biên tài sản của lãnh đạo FLC, Tân Hoàng Minh thế nào?

Cũng trong chiều 27/4, liên quan tới việc phong tỏa tài sản đối với ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn FLC và ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh, cũng như các lãnh đạo của hai tập đoàn này, ông Nguyễn Thắng Lợi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự cho hay, thực tế thi hành án dân sự vừa qua đã cho thấy nhiều vụ việc bản án tuyên phải thu hồi giá trị tài sản rất lớn nhưng khi tổ chức thi hành án thì xác minh tài sản của các đương sự chỉ có giá trị thi hành rất nhỏ. Điều đó dẫn tới tỷ lệ thi hành, thu hồi được rất ít. Việc cần thiết phải có biện pháp ngăn chặn chuyển dịch tài sản ngay trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử rất cần thiết và đã được quy định cụ thể tại Điều 126 Bộ luật Tố tụng hình sự. Chỉ thị 04/CT-TW của Ban Bí thư nhấn mạnh, cơ quan có thẩm quyền phải kịp thời áp dụng các biện pháp để ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; xác định rõ trách nhiệm của từng chủ thể trong việc truy nguyên, truy tìm, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản ngay từ giai đoạn thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử.

"Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp rất quan tâm tới hai vụ việc mà báo chí vừa nêu. Qua báo chí chúng ta cũng biết cơ quan tố tụng đã áp dụng biện pháp tạm giữ, phong tỏa tài sản của những chủ thể liên quan ở các địa phương. Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án sẽ tiếp tục theo dõi để kịp thời phối hợp với cơ quan chức năng để đảm bảo việc thi hành án về sau này" - ông Lợi thông tin.

Ngoài vụ việc trên, cũng trong buổi họp báo, bà Bùi Thu Thuỷ - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp - cho biết cơ quan này đã nắm được các thông tin liên quan đến lùm xùm xảy ra tại Trường Đại học Luật Hà Nội thời gian qua. Trên cơ sở nghiên cứu vụ việc, Bộ Tư pháp đã yêu cầu Trường Đại học Luật Hà Nội xem xét theo đúng thẩm quyền. Trường Đại học Luật Hà Nội đã có báo cáo Bộ Tư pháp. Bộ cũng đã có chỉ đạo nhà trường tiếp tục tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng; công tác quản lý giảng viên, viên chức, sinh viên của trường; khẩn trương giải quyết các vụ việc phát sinh vừa rồi theo đúng quy định.

Đặc biệt, theo bà Thủy, Bộ Tư pháp yêu cầu Trường Đại học Luật Hà Nội phải xử lý nghiêm sai phạm, không bao che dung túng trong những vụ việc mà báo chí đã phản ánh thời gian qua. "Sau khi nhà trường có kết quả giải quyết thì Bộ Tư pháp sẽ thông tin chính thức với báo chí" - lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ nói rõ.

Thông tin thêm tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Quốc Hoàn, Chánh văn phòng Bộ Tư Pháp cho biết về kết quả công tác thi hành án dân sự trong 6 tháng qua. Theo đó, tính từ ngày 1/10/2021 đến hết ngày 31/3/2022, Bộ Tư pháp đã thi hành xong hơn 200.000 việc, đạt tỉ lên hơn 49%, với hơn 35.000 tỷ đồng. Về thi hành án tín dụng ngân hàng, đã thi hành xong gần 2.500 việc với hơn 11.000 tỷ đồng.

Về thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, các đơn vị trực thuộc cũng đã thi hành xong 715 việc tương ứng hơn 9.000 tỷ đồng. Liên quan đến công tác theo dõi thi hành án hành chính, các cơ quan thi hành án dân sự đã thực hiện thủ tục theo dõi đối với 262/262 bản án đã có quyết định buộc thi hành án của toà án. Các cơ quan hành chính đã thi hành xong 94 việc.

Đặng Nhật

“Tôi đã được gặp rất nhiều người từng tiếp xúc và gặp gỡ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ kể cho tôi nghe những câu chuyện xúc động và những kỷ niệm đã nằm lòng về Người. Qua câu chuyện của họ, tôi thật sự ngưỡng mộ Bác Hồ. Ông không chỉ là nhà lãnh đạo của riêng Việt Nam, ông còn là nhà lãnh đạo của những người bị nô lệ trên toàn thế giới”, nhà văn người Mỹ Lady Borton nói.

Xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới có 475 tàu cá; trong đó, có 200 tàu trên 15m theo quy định đã lắp thiết bị giám sát hành trình. Tuy nhiên, thời gian qua các ngư dân có các đội tàu xa bờ đều liên tục phản ánh tình trạng mất kết nối từ thiết bị giám sát hành trình do lỗi hệ thống từ nhà mạng viễn thông.

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), chiêu trò lừa đảo giả danh, mạo danh đã không còn xa lạ đối với người dùng thời gian qua. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thủ đoạn này đang có dấu hiệu bùng phát. Điều đáng nói là các đối tượng giả danh, mạo danh đã liên tục thay đổi kịch bản, thao túng tâm lý người dùng một cách tinh vi nên vẫn có không ít người dân bị sập bẫy.

Trong khi khu tái định canh của Dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng đã đầu tư xong cơ sở hạ tầng nhưng bị hàng trăm hộ dân kéo tới lấn chiếm, trồng hoa màu, xây dựng nhiều công trình kiên cố thì công tác bồi thường, thu hồi đất và giải phóng mặt bằng để khai thác quặng bauxite tại huyện Bảo Lâm đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, một phần vì thiếu đất bố trí tái định canh, định cư cho các hộ trong diện bị thu hồi đất. 

Do thiếu nguồn cung đất san lấp nên nhiều công trình, dự án tại Quảng Nam đang gặp khó khăn, thậm chí là trễ tiến độ. Trước thực tế đó, nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm nhanh chóng tháo gỡ bài toán nguồn cung đất san lấp phục vụ công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Chỉ trong vòng hơn nửa tháng qua, cả nước xảy ra liên tiếp 5 vụ ngộ độc tập thể với hơn 1.000 người phải nhập viện. Các vụ ngộ độc này chủ yếu xảy ra sau khi sử dụng thức ăn đường phố và bếp ăn tập thể. Theo Bộ Y tế, trong quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 673 người mắc và 6 người tử vong,

Nền nhiệt tại miền Bắc có xu hướng tăng trở lại trong ngày hôm nay, trời nắng về trưa chiều, chiều tối có khả năng mưa dông. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, nhiệt độ ở hầu khắp các khu vực đều ở mức từ 35 - 36 độ C.

Sau 3 lần tiếp cận Mano Polking, CLB Bóng đá Công an Hà Nội (CAHN) cuối cùng cũng đạt được thỏa thuận bổ nhiệm HLV này. Chiến lược gia 48 tuổi người Brazil có những phẩm chất đặc biệt để trở thành mảnh ghép hoàn hảo cho đội bóng ngành Công an.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文