Buộc thành thạo tiếng Việt sẽ hạn chế bác sỹ giỏi nước ngoài đến Việt Nam

14:59 21/09/2022

Sáng 21/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Dự thảo luật dự kiến tiếp thu theo hướng, người nước ngoài bắt buộc phải sử dụng thành thạo tiếng Việt nếu muốn khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga lo ngại quy định như vậy sẽ hạn chế việc thu hút bác sỹ giỏi.

Khuyến mại khám, chữa bệnh có thể nguy hiểm cho sức khoẻ người bệnh

Báo cáo do Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh trình bày cho biết, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật đã được bố cục lại cho rõ ràng, hợp lý, điều chỉnh vị trí các chương, đồng thời bổ sung, chỉnh lý tên một số chương, tách thêm mục. Dự thảo Luật sau khi chỉnh lý gồm 12 chương và 119 điều, nhiều hơn 13 điều so với dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3, bỏ 1 điều và bổ sung 14 điều.

Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh.

Có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị cấm hành vi thu dung, khuyến mại người đến khám bệnh, chữa bệnh. Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội, trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, có hai loại ý kiến khác nhau: Loại ý kiến thứ nhất cho rằng không nên cấm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, khuyến mại vì việc này phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Loại ý kiến thứ hai cho rằng, khuyến mại nếu áp dụng với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh sẽ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh, gây lãng phí xã hội..., cần quy định cấm tương tự như cấm khuyến mại thuốc chữa bệnh trực tiếp cho người dùng.

"Thường trực Ủy ban Xã hội thấy rằng, đây là vấn đề phức tạp và cần tiếp tục nghiên cứu thực tiễn để cụ thể hóa, bổ sung vào các quy định cấm cho phù hợp", Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh lý giải.

Về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh (các điều 26, 116 và 117), tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Xã hội dự kiến tiếp thu theo hướng quy định người hành nghề là người nước ngoài bắt buộc phải sử dụng thành thạo tiếng Việt nếu muốn khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam, có lộ trình thực hiện và quy định được khám bệnh, chữa bệnh cho người có cùng ngôn ngữ mẹ đẻ tại Việt Nam, đồng thời, giao Chính phủ quy định cụ thể việc sử dụng ngôn ngữ khi khám bệnh, chữa bệnh cho một số đối tượng đặc thù.

Cần thêm quy định bảo vệ các bác sỹ, nhân viên y tế

Thảo luận tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, cần cân nhắc quy định người hành nghề là người nước ngoài bắt buộc phải sử dụng thành thạo tiếng Việt, bởi nếu quy định như vậy thì sẽ hạn chế việc thu hút bác sỹ giỏi đến khám, chữa bệnh tại Việt Nam.

"Hiện nay, có nhiều phòng khám bác sỹ người nước ngoài vẫn chữa bệnh tốt thông qua người phiên dịch. Nếu còn ý kiến khác nhau, đề nghị lấy phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội về nội dung này", Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp nêu.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Điều 109 bổ sung quy định về các biện pháp để đảm bảo ANTT, an toàn trong các cơ sở khám, chữa bệnh là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực có những người gây mất trật tự, thậm chí là đánh, gây thương tích đối với cán bộ, nhân viên y tế và gây mất an toàn đối với người bệnh ở các cơ sở khám, chữa bệnh.

"Đây là vấn đề rất bức xúc, chúng tôi tán thành với việc cần phải có những giải pháp hiệu quả để chúng ta có thể xử lý được vấn đề này và quy định trong luật này là đúng", Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nói.

Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định khẳng định, rất nên có thêm những quy định để bảo vệ các nhân viên y tế, vì người ta hy sinh ở chỗ, có khi bố, mẹ mình còn đang ốm mà không chăm sóc được, lại phải chăm sóc cho người bệnh, do đó, phải tôn vinh, bảo vệ họ.

"Luật này rất cấp bách, nhân dân mong ngóng từng ngày, từng giờ. Ngành Y tế đóng góp rất lớn trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân và rất hy sinh, nên cần một khuôn khổ pháp lý tốt để đóng góp cho tốt hơn. Qua chống dịch có những sự hy sinh không thể đếm được, không thể sánh được, hy sinh gian khổ không kém gì ở chiến trường. Đội ngũ y tế rất kỳ vọng vào dự án luật này, ra được sớm ngày nào hay ngày ấy", Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

"Đề nghị quy định cụ thể thêm, có thể phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp để quy định cụ thể việc bảo vệ cán bộ y tế, tránh những tình trạng như thời gian vừa qua", Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu thêm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.

Về vấn đề xã hội hóa và thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Chính phủ dự kiến chỉnh lý theo hướng, quy định Nhà nước thực hiện đa dạng hóa các loại hình dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp xã hội, tham gia đầu tư xây dựng các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Khuyến khích thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận, quy định nguyên tắc trong việc thu hút đầu tư tư nhân và quy định các hình thức thu hút nguồn lực xã hội.

Liên quan nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị sửa chính sách công như thế nào để giữ cán bộ và thiết kế nội hàm xã hội hoá phù hợp, chứ không thể bỏ xã hội hoá y tế: "Việc nhân viên y tế chạy từ công sang tư, có người nói là "chảy máu chất xám", tuy nhiên thực tế họ vẫn ở trong quốc gia này, đóng góp cho đất nước này, nhân dân vẫn được hưởng...".

Quỳnh Vinh

Ngày 3/12, Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ đối với các đối tượng liên quan vi phạm quy định đấu giá quyền sử dụng đất ở tại Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật chỉnh trang, phát triển khu dân cư nông thôn tại thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn.

Ngày 3/12, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có thông báo chính thức về lịch nghỉ Tết Nguyên đán và các dịp lễ lớn trong năm 2025. Đáng chú ý, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán sẽ kéo dài 9 ngày, kỳ nghỉ 30/4 – 1/5 kéo dài 5 ngày, còn kỳ nghỉ lễ 2/9 cũng lên đến 4 ngày.

Để thúc giải ngân vốn đầu tư công, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; kịp thời thay thế những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, gây nhũng nhiễu, phiền hà, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công.

Tại TP Tuy Hòa (Phú Yên) chiều 3/12, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Hội đồng thi đua, khen thưởng (TĐKT) Trung ương kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác (TĐKT) giai đoạn 2022-2024 trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết tỉnh Thừa Thiên Huế đã có quy định: Trường hợp do các nguyên nhân khách quan, vé xổ số trúng thưởng bị rách rời nhưng vẫn còn đủ căn cứ để xác định hình dạng ban đầu, tính xác thực của tờ vé, vé không thuộc đối tượng nghi ngờ gian lận, vị trí rách rời không ảnh hưởng đến các yếu tố để xác định trúng thưởng thì Công ty tổ chức thẩm tra xác minh và quyết định việc trả thưởng hay từ chối trả thưởng cho khách hàng...

Ngày 3/12, Thượng tá Hồ Thanh Hiền, Phó trưởng Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng thông tin, đơn vị phát hiện và đang thực hiện xử lý vi phạm của  phương tiện gắn BKS giả, chạy quá tốc độ. Đáng lưu ý, lực lượng CSGT xác định phương tiện này là xe bị mất cắp cách đây 5 năm tại TP Hồ Chí Minh.

Đây là đề xuất đáng chú ý trong công văn số 79/HH-VP ngày 3/12 của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn về việc kiến nghị một số giải pháp nhằm đảm bảo tính đồng bộ giữa nội dung chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) năm 2018, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2025.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文