Cán bộ giữ vị trí càng cao càng phải gương mẫu trong đảm bảo trật tự, an toàn giao thông

13:36 06/07/2023

Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, tác động vào quá trình xử lý vi phạm pháp luật về giao thông, nhất là đối với cán bộ, đảng viên.

Tiếp tục Hội nghị quán triệt, triển khai Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong tình hình mới diễn ra ngày 6/7, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã điều hành phần tham luận của các đại biểu.

Các đại biểu dự hội nghị.

Các ý kiến tham luận đã đánh giá, làm rõ những kết quả đã đạt được và kinh nghiệm, những cách làm hay, sáng tạo trong thực hiện Chỉ thị số 18. Đồng thời, phân tích những vấn đề tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo đảm TTATGT, từ đó đưa ra các biện pháp, giải pháp khắc phục, góp phần nâng cao các giải pháp đảm bảo TTATGT, bày tỏ quyết tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo TTATGT theo Chỉ thị số 23 của Ban Bí thư.

Đồng chí Trương Thị Mai, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương phát biểu kết luận hội nghị.

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ cho biết, hội nghị có 13 ý kiến phát biểu, các ý kiến đều rất tâm huyết, trách nhiệm, chất lượng, đặc biệt 13/13 ý kiến biểu thị sự đồng tình và hưởng ứng rất cao về quyết tâm chính trị và hành động quyết liệt trong triển khai thực hiện Chỉ thị số 23 của Ban Bí thư. Trong đó, có 10/13 ý kiến có 16 kiến nghị và 19 đề xuất, 23 giải pháp có nội dung liên quan đến phân cấp, phân quyền, đầu tư về kinh phí, hạ tầng cơ sở về giao thông và giải pháp để giảm thiểu TNGT.

“Chúng tôi xin tiếp thu tối đa, đầy đủ các ý kiến tham luận, tiếp thu ý kiến kết luận của đồng chí chủ trì hội nghị để bổ sung vào chương trình, giải pháp đảm bảo TTATGT trong thời gian tới” – Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ nhấn mạnh.

Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ điều hành nội dung tham luận.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Trương Thị Mai, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đánh giá cao ý nghĩa cũng như kết quả nổi bật trong 10 năm thực hiện Chỉ thị số 18; đánh giá cao sự vào cuộc của các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng trên cả nước nhằm bảo đảm TTATGT thời gian qua.    

Đồng chí Trương Thị Mai cho rằng, thực hiện tốt chủ trương tại Chỉ thị số 18, tình hình TTATGT có chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông (TNGT) đã giảm cả về số vụ, số người chết, số người bị thương so với 10 năm trước. Đặc biệt, gần đây, lực lượng CSGT phối hợp với các lực lượng được giao nhiệm vụ đã kiên quyết đẩy mạnh việc kiểm tra chấp hành pháp luật về giao thông. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, trung bình mỗi ngày đã xử lý trên dưới 2.000 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn; tăng cường xử lý phương tiện giao thông vận tải quá khổ, vi phạm trọng tải, tốc độ, góp phần giảm 14,8% tỷ lệ TNGT, hơn 16% tỷ lệ người chết, 7,19% người bị thương. “Đây là những chuyển biến mới, tích cực, góp phần tiếp tục hình thành văn hóa giao thông. Kết quả này không chỉ trực tiếp tác động đến đảm bảo TTATGT, mà đồng thời còn góp phần kéo giảm tội phạm do sử dụng rượu, bia” - đồng chí Trương Thị Mai khẳng định.

Đánh giá về thực tế TTATGT, đồng chí Trương Thị Mai cho rằng, vấn đề này đang là nỗi lo của Đảng, Nhà nước và nhân dân, bởi đằng sau những con số về người chết, người bị thương là sự mất mát của nhiều gia đình: đó là trẻ em bị mồ côi cha mẹ; đó là một bộ phận người bị thương tật. Trước những thực trạng này, phải có sự quyết tâm để có giải pháp mạnh hơn, hiệu quả hơn, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân.

Đồng chí Trương Thị Mai đề nghị, cần thực hiện đồng bộ những nhiệm vụ, giải pháp trong Chỉ thị số 23, nhất là trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; yêu cầu cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm và gương mẫu đối với vấn đề TTATGT. “Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, tác động vào quá trình xử lý vi phạm pháp luật về giao thông trong chấp hành pháp luật, đảm bảo TTATGT, nhất là đối với cán bộ, đảng viên. Cán bộ giữ vị trí càng cao sẽ càng phải gương mẫu, có như vậy mới có thêm được động lực, tạo thêm thuận lợi cho công tác bảo đảm TTATGT, đáp ứng được yêu cầu của Đảng, nguyện vọng chính đáng của nhân dân”-  đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh.

Liên quan tới vấn đề ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, đồng chí Trương Thị Mai cho rằng, vấn đề này liên quan tới nhiều yếu tố, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo liên tục, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và phải có nguồn lực. Đề nghị các địa phương phải thực hiện nghiêm việc di dời trụ sở, trường học, bệnh viện, khu sản xuất lớn ra ngoài khu trung tâm; phải phát triển phương tiện giao thông vận tải công cộng; điều chỉnh quy mô dân số hợp lý….

“Tôi nghĩ, vấn đề này đang còn nhiều thách thức. Chẳng hạn như sự gia tăng về dân số, phương tiện giao thông, hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua tại các thành phố lớn. Hà Nội có khoảng trên dưới 9-10 triệu dân, nhưng có tới 7-8 triệu phương tiện giao thông, trong đó hơn 1 triệu ô tô; TP Hồ Chí Minh có 11-12 triệu dân, nhưng cũng có 8-9 triệu phương tiện giao thông, hơn 850 nghìn ô tô” - đồng chí Trương Thị Mai dẫn chứng và cho biết, hiện nay hạ tầng đang chịu áp lực rất lớn. Để giải quyết ùn tắc giao thông, yêu cầu cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ; nâng cao năng lực quản lý điều hành hệ thống giao thông thông minh; sớm có giải pháp để hạn chế phương tiện cá nhân tại các thành phố lớn, qua đó góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc và TNGT.

Đồng chí Trương Thị Mai cũng yêu cầu, cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua hai dự án Luật là Luật Đường bộ và và Luật TTATGT đường bộ.

“Quá trình chuẩn bị hai dự án luật này để trình Quốc hội, rất mong các đồng chí quan tâm bổ sung chính sách của Nhà nước đối với TTATGT và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, quy định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước, xây dựng quy hoạch mạng lưới giao thông. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục; tăng cường sự tham gia của MTTQ, tổ chức chính trị xã hội, cộng đồng dân cư, các cơ sở giáo dục đào tạo, trong đó cần vai trò của báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, giáo dục về việc đảm bảo TTATGT, đặc biệt là tuyên truyền đối với thế hệ trẻ” – Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương nhấn mạnh.

Phương Thuỷ

Hiện nay, một số mô hình quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù (CHXAPT) thu hút được sự tham gia tích cực của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân phối hợp với Công an TP Hồ Chí Minh và các quận, huyện, phường trong công tác này. Tuy nhiên, hoạt động thực tế gặp không ít khó khăn, hạn chế, chưa có cơ chế bền vững về nguồn lực để hỗ trợ người CHXAPT có công ăn, việc làm để ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng…

Đại diện thường trực Nga tại Liên hợp quốc ở Geneva ngày 14/11 (giờ địa phương) tuyên bố Nga sẵn sàng đàm phán chấm dứt chiến sự ở Ukraine nếu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump khởi xướng, nhưng cuộc đàm phán nào cũng cần dựa trên thực tế về các bước tiến của Nga.

Nhiều khu đất lớn đang trong giai đoạn chính quyền TP Đà Nẵng rao bán đấu giá bị doanh nghiệp ngang nhiên lấn chiếm làm công trình, bãi tập kết máy móc, vật liệu xây dựng. Thậm chí, có trường hợp chiếm đất công rồi tổ chức cho người khác đổ xà bần, rác thải để thu tiền theo đầu xe. Đã có trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự... 

Cơn bão Man-yi, hiện cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 2.000 km được đánh giá là cơn bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17, có khả năng tiến vào Biển Đông trong ngày 18/11.

Không chỉ nhiều lần phớt lờ chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về vấn đề quản lý đất công như Báo CAND đã phản ánh vào ngày 9/11, tại Phân viện Thanh Thiếu niên miền Nam (TP Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh) thuộc Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam còn để xảy ra tình trạng công trình trị giá 34 tỷ đồng được đầu tư bằng vốn ngân sách sau 15 chưa quyết toán xong và có nguy cơ phải đập bỏ do xây dựng không phép…

"Không thể để Thủ đô cứ mưa lớn lại ngập, trong nội đô ngập, ở ngoại đô, người dân phải chèo thuyền vào tầng 2 nhà mình",  TS Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát biểu như vậy tại Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” được tổ chức sáng 14/11 tại Hà Nội.

Ngày 14/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã có kết luận điều tra về đường dây chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng số lượng lớn do bị can Lềnh Chi Và (SN 1984) và Nguyễn Trung Hiếu (SN 1991), cùng ngụ tại huyện Định Quán (Đồng Nai) thực hiện hành vi phạm tội.

Trưa 14/11, Giải đua ghe Ngo trong Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần VH-TT&DL Sóc Trăng lần thứ 1 năm 2024 chính thức khai mạc tại Khán đài đua ghe Ngo (sông Maspero, TP Sóc Trăng), với sự tranh tài của 60 đội ghe Ngo (53 đội nam, 7 đội nữ) đến từ các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文