Cẩn trọng với quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên

12:06 25/06/2024

Các đại biểu bày tỏ thống nhất cao với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật về sự cần thiết phải sửa đổi toàn diện Luật Công chứng để kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế của luật hiện hành.

Sáng 25/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Công chứng (sửa đổi).

Qua thảo luận, các đại biểu  bày tỏ thống nhất cao với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật về sự cần thiết phải sửa đổi toàn diện Luật Công chứng để kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế của luật hiện hành.

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.

Nói về tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên tại khoản 3, điều 8, dự thảo luật quy định về một trong các tiêu chí để bổ nhiệm công chứng viên là có thời gian công tác pháp luật từ đủ 3 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật, thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật, đại biểu Nguyễn Đại Thắng (đoàn Hưng Yên) cho rằng, quy định nêu trên giảm 2 năm so với luật hiện hành, vì vậy, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu cẩn trọng, bởi quy định này chưa phù hợp với mục đích, quan điểm việc sửa đổi luật là nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn, phẩm chất, đạo đức của công chứng viên, lấy công chứng viên làm trung tâm.

Lưu ý, do tính chất công việc đặc thù của một công chứng viên được ví như "thẩm phán phòng ngừa" nên cần những người có trình độ pháp luật chuyên sâu, giàu kinh nghiệm, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành về thời gian công tác pháp luật, từ đủ 5 năm trở lên.

“Công chứng không phải là hoạt động kinh doanh đơn thuần mà là nghề bổ trợ tư pháp, góp phần bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch trong xã hội, phòng ngừa tranh chấp khiếu kiện, hỗ trợ hoạt động xét xử, qua đó góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Công chứng viên làm nghề công chứng ngoài việc phải có bằng cử nhân luật trở lên thì cần phải có đủ kinh nghiệm thực tiễn, có thời gian công tác pháp luật đủ để bảo đảm thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật sau khi được bổ nhiệm công chứng viên” -  đại biểu Nguyễn Đại Thắng nhấn mạnh.

Đại biểu Hoàng Minh Hiếu phát biểu tại phiên họp.

Theo đại biểu Hoàng Minh Hiếu (đoàn Nghệ An), cần nghiên cứu bổ sung vào dự thảo Luật các quy định về chức danh trợ lý công chứng viên, đồng thời nêu rõ, hiện nay trợ lý công chứng viên là thành phần không thể thiếu trong các tổ chức hành nghề công chứng và đang thực hiện khối lượng công việc khá lớn trong các tổ chức này. Bên cạnh đó, hoạt động của trợ lý công chứng viên đang có ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của các bên có liên quan trong hoạt động công chứng. Hiện nay, trợ lý công chứng viên tham gia vào hầu hết các công đoạn của quy trình công chứng, từ việc tiếp nhận hồ sơ, tư vấn hồ sơ, soạn thảo văn bản, hỗ trợ ký kết giao dịch, sắp xếp đến tổ chức ký kết giao dịch, cập nhật hồ sơ, dữ liệu…

Với phạm vi xử lý công việc lớn như vậy, hoạt động của trợ lý công chứng viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động công chứng, cũng như trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng, nhất là trong việc bảo mật thông tin. Do vậy, "nếu không có quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ thì không có cơ sở để các trợ lý công chứng viên có tư cách giao tiếp, xử lý công việc, cũng như không rõ các nghĩa vụ cụ thể để bảo đảm quyền lợi của khách hàng” - đại biểu Hoàng Minh Hiếu phân tích.

Mặt khác, qua tham khảo kinh nghiệm pháp luật các nước, trong đó có các nước theo hệ thống công chứng Latinh như Pháp, Đức, Nga, Hàn Quốc... đều có quy định về quyền, nghĩa vụ của trợ lý công chứng viên. Đại biểu Hoàng Minh Hiếu đề nghị, cần nghiên cứu bổ sung quy định về điều kiện, quyền, nghĩa vụ của trợ lý công chứng viên trong dự thảo luật.

Phương Thuỷ

Sáng 12/9, tại Hà Nội, Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân (CSND) I đã tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024-2025. Trung tướng, TS Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an đã dự và phát biểu tại buổi lễ. Nhân dịp này, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an đã gửi lẵng hoa chúc mừng nhà trường.

Mỗi quốc gia cần xây dựng một cộng đồng có trách nhiệm và xây dựng mạng lưới hợp tác an ninh cộng đồng. Thúc đẩy nghiên cứu, tìm hiểu những thành tựu, mô hình, kinh nghiệm trên thế giới, rút ra cách làm hay, kinh nghiệm tốt, từ đó, nâng cao tư duy, năng lực quản trị xã hội trong bảo đảm an ninh cộng đồng.

Sáng 12/9, thông tin từ Công an xã Cuối Hạ (huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình) cho biết, 2h sáng cùng ngày, trên địa bàn xóm Má Mư xảy ra vụ sạt lở đất nghiêm trọng làm 2 vợ chồng trong một gia đình tử vong, lực lượng chức năng đã cứu được 1 cháu bé 6 tuổi.

Chủ động đối phó với tình hình lũ lụt đang có những diễn biến bất thường, những ngày này, Công an huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội đã huy động 100% CBCS, các phương tiện ứng trực phòng, chống thiên tai 24/24; tích cực, khẩn trương hỗ trợ người dân sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn.

Theo báo cáo mới nhất của UBND tỉnh Lào Cai, 12 xã đang bị cô lập hoàn toàn do các tuyến đường kết nối bị ngập nước, hoặc bị sạt lở, đường giao thông không thể kết nối được. 

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Thiếu tá Nguyễn Hoàng Lê Văn, cán bộ Công an xã Minh Côi và Thượng uý Nguyễn Hoài Nam, cán bộ Đội CSĐT tội phạm về hình sự, kinh tế, ma tuý, Công an huyện Hạ Hoà đã bị thương. Hiện, đồng chí Văn đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ; đồng chí Nam đang được bác sỹ, điều dưỡng của Bệnh viện Công an tỉnh khám và điều trị tại Công an huyện.

Chiều 11/9, Công an huyện Tứ Kỳ và CBCS các đơn vị của Công an tỉnh Hải Dương được tăng cường, phối hợp cùng các lực lượng chức năng và ban ngành đoàn thể của các địa phương trong vùng trọng yếu đã tổ chức vận động, hỗ trợ di dời được 3.000 người dân đến nơi tránh bão an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文