Cây xanh ven Hồ Gươm có ý nghĩa văn hoá, lịch sử, cần có phương án giữ gìn tốt nhất

18:09 23/03/2025

Thông tin dịch chuyển, chặt hạ cây xanh khi cải tạo vườn hoa Lý Thái Tổ của quận Hoàn Kiếm những ngày gần đây đã xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội. Ngày 23/3, UBND TP Hà Nội đã giao Sở Xây dựng Hà Nội chủ trì, phối hợp các bên liên quan xem xét, tham mưu TP về vấn đề này.

Chiều 23/3, trao đổi với phóng viên Báo CAND, kiến trúc sư (KTS) Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam chia sẻ, ở vườn hoa Lý Thái Tổ, các cây phần lớn là cây cổ thụ, nên khi chỉnh trang phải cân nhắc thấu đáo. Hầu hết các cây đều rộng có tán cao, là cây lâu năm, có ý nghĩa đặc biệt với người dân Hà Nội.

"Bao lâu nay, hàng cây xanh bao quanh khu vực vườn hoa đã tạo ra điểm nhìn hài hoà, che bớt đi các công trình nhà ở, bê tông, cân bằng không gian xanh với nhà phố. Nếu quận Hoàn Kiếm muốn cải tạo, bắt buộc phải dịch chuyển cây xanh thì cần có một thiết kế cảnh quan rất tốt. Không phải cứ bỏ cây xanh để lấy khoảng đất trống là phương án tối ưu", ông Tùng nêu quan điểm.

485976746_994644566215629_3770276185833404738_n.jpeg -0
Quận Hoàn Kiếm sẽ cải tạo vườn hoa Lý Thái Tổ trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 10.

Theo KTS Phạm Thanh Tùng, vườn hoa khác với quảng trường, nên có sự kết nối cây xanh mềm mại, chạy dài nối ra tận sát hồ Hoàn Kiếm. "Dải cây này có ý nghĩa nhân văn, lịch sử. Theo tôi, nên giữ lại càng nhiều cây xanh càng tốt. Cây xanh ở vườn hoa Lý Thái Tổ rất khác biệt. Vườn hoa này không phải là quảng trường, nhưng khi có sự kiện nào đó được tổ chức tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ thì vườn hoa kiêm luôn chức năng của một không gian quảng trường mở. Cây xanh sẽ là điểm kết nối mềm mại, nhân văn và có tính lịch sử. Nhất là khi Hà Nội dự định làm cột mốc Km số 0, chúng ta hình dung một biểu tượng đẹp đẽ như thế, có ý nghĩa như thế ẩn mình dưới vòm xanh thì sẽ tuyệt đẹp thế nào", Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam nói.

TS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cũng đồng quan điểm, cho rằng cần thận trọng khi cải tạo các không gian như hồ Gươm, cần ưu tiên các giải pháp tôn tạo mềm, tránh bê tông hóa và thay đổi cấu trúc sinh thái. Những cây cổ thụ trồng quanh hồ Gươm, hay vườn hoa Lý Thái Tổ có ý nghĩa không chỉ về mặt sinh học mà cả văn hóa, lịch sử nên cần phải được ứng xử văn minh nhất.

Cũng trong ngày 23/3, UBND TP Hà Nội đã có văn bản liên quan đến việc UBND quận Hoàn Kiếm có văn bản báo cáo UBND TP xem xét cho phép chặt hạ và dịch chuyển một số cây xanh trong đất dự án đầu tư cải tạo vườn hoa Lý Thái Tổ.

Theo đó, ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xem xét nội dung đề xuất, kiến nghị của UBND quận Hoàn Kiếm để tham mưu, đề xuất, báo cáo UBND TP

Quận Hoàn Kiếm dự kiến cải tạo vườn hoa Lý Thái Tổ, trong đó điểm nhấn là việc lắp đặt Km0, thời gian thực hiện từ tháng 4 đến tháng 10.

Trước đó, sau khi xuất hiện thông tin quận Hoàn Kiếm đề xuất với UBND TP Hà Nội về việc xin chặt hạ và dịch chuyển 25 cây xanh để cải tạo, nâng cấp vườn hoa Lý Thái Tổ cạnh hồ Hoàn Kiếm gây nhiều tranh cãi trên mạng xã hội, ngày 22/3, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hoàn Kiếm cho biết, để thực hiện dự án cải tạo vườn hoa Lý Thái Tổ, quận sẽ đánh chuyển một số cây bóng mát tại khu vực vườn hoa. Một số cây kém phát triển sẽ được đánh chuyển về vườn ươm, một số khác sẽ được đưa sang vị trí phù hợp nhưng không chặt hạ.

Những cây quý hiếm như sưa đỏ quận sẽ không dịch chuyển, trên nguyên tắc sau cải tạo sẽ giữ tối đa cây xanh. Sau khi cải tạo, quận Hoàn Kiếm đặt mục tiêu mật độ cây xanh và thảm cỏ sẽ tăng lên 400-500m2.

Về phương án dịch chuyển cây xanh, quận Hoàn Kiếm đang họp với Sở Xây dựng Hà Nội để thống nhất. Sau đó, phía sở sẽ báo cáo lại UBND TP về nội dung dịch chuyển cây xanh theo đề xuất của quận.

Phối cảnh vườn hoa Lý Thái Tổ sau khi cải tạo.

25 cây xanh phải đánh chuyển do vị trí các cây xanh này nằm trên đường dạo và trên hệ thống nhạc nước của dự án.  Cụ thể,  có 8 cây gồm vàng anh, giáng hương, muồng hoàng yến, đề, lát, sưa đỏ và 2 cây lộc vừng sẽ phải cắt hạ thân và tán để dịch chuyển trong nội bộ vườn hoa. Có 8 cây gồm giáng hương, ngọc lan, 3 cây bằng lăng, 3 cây thàn mát phải cắt hạ thân và tán để dịch chuyển ra khỏi vườn hoa.

Ngoài ra, sẽ phải chặt hạ 9 cây gồm thàn mát, lát, giàu nước, muồng đen, lan tây, giáng hương, liễu và 2 cây lộc vừng do bị sâu mục, kém phát triển. Các cây này sẽ bị chặt hạ, không trồng lại. Theo một báo cáo gần đây của UBND TP Hà Nội, dự kiến tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án cải tạo vườn hoa Lý Thái Tổ là hơn 182 tỷ đồng từ nguồn ngân sách quận Hoàn Kiếm.

NY

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Bỉ là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên sau hơn 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ hai nước, đưa quan hệ hai nước bước vào chặng phát triển mới, với tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác được thúc đẩy thực chất và hiệu quả hơn.

Ngày 30/3, ghi nhận giá lợn hơi tiếp tục giảm, ở miền Bắc, giá lợn tiếp tục giảm xuống mức giá 66.000-67.000 đồng/kg, trong khi đó, TP Cần Thơ hiện có giá lợn hơi cao nhất cả nước, ở mức 76.000 đồng/kg.

Trước tính cấp bách trong việc xây dựng tuyến đường ven biển phía Nam khu vực TP Hồ Chí Minh, ngày 13/3 vừa qua ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTCC thành phố đã gửi kết quả sơ bộ phương án tuyến đường này đến Sở Xây dựng và Liên danh tư vấn lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hồ Chí Minh để các đơn vị này tiếp tục hoàn thiện…

Trong cuộc họp báo với Tổng thư ký NATO tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng hồi giữa tháng 3, Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa tuyên bố, Mỹ quản lý Greenland là cần thiết để tăng cường an ninh quốc gia và quốc tế. Thực tế, sự quan tâm của ông Trump đối với Greenland lần đầu tiên được bày tỏ vào năm 2019, nhưng chưa bao giờ phát triển thành bất kỳ hành động nào. Nhưng nay, sau 6 năm, người đứng đầu Nhà Trắng lại đang liên tục hối thúc và nỗ lực để Mỹ sớm sở hữu hòn đảo bán tự trị này của Đan Mạch.

Sáng 30/3, tại Hà Nội, Đại tá Phạm Hữu Thinh, Phó Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ) đã đến kiểm tra, động viên CBCS lực lượng Huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ, Bộ Tư lệnh CSCĐ đang chuẩn bị cùng Đội cứu nạn, cứu hộ của Bộ Công an sang Myanmar tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ sau trận động đất xảy ra ngày 28/3, gây hậu quả nặng nề về người và tài sản.

Ngày 30/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang đang tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Thanh Tân (SN 1989, tạm trú tổ 74, khóm Đông Thịnh 5, phường Mỹ Phước, TP Long Xuyên, An Giang) về hành vi “Hủy hoại tài sản”.

Sáng 30/3, tại trụ sở Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP Hà Nội, Đảng ủy, Ban chỉ huy đơn vị đã tổ chức buổi gặp mặt, động viên và giao nhiệm vụ cho sáu CBCS ưu tú thuộc tổ Cảnh sát chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đặc biệt tinh nhuệ trước khi lên đường tham gia Đoàn công tác cứu nạn, cứu hộ của Bộ Công an tại Myanmar.

Được cho là va quẹt giao thông nhưng các phương tiện không hề hấn gì nhưng những người trên xe ô tô 16 chỗ và người điều khiển xe máy tỏ vẻ “nóng nảy”, dừng phương tiện đánh nhau giữa đường…

Có mặt tại các điểm thi kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 1 năm 2025 do Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh (ĐHQG - HCM) tổ chức sáng 30/3, nhiều thí sinh hồi hộp trước giờ thi, có em được phụ huynh đưa đi thi nên cũng an tâm, nhưng đây là kỳ thi quan trọng, dù khá tự tin nhưng các em vẫn có chút lo lắng.

Ghen vì người yêu cũ quen người mới, Lan Anh (16 tuổi) nhắn lên nhóm chat kín có tên “Động yêu tinh” với nội dung “Tất cả chuẩn bị đi bừa” (đánh nhau). Đúng 5 tiếng sau, hàng chục thanh thiếu niên di chuyển trên 20 xe máy cầm theo kiếm Katana và dao quắm tập trung tại khu vực quận Long Biên (Hà Nội) để đi giải quyết mâu thuẫn cho “đàn chị”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.