Chậm gửi tài liệu đến đại biểu Quốc hội là cơ sở để xem xét khi lấy phiếu tín nhiệm

09:58 15/11/2022

Văn phòng Quốc hội  công bố công khai danh sách các cơ quan chậm gửi tài liệu đến đại biểu Quốc hội. Đây cũng là một trong những cơ sở để Quốc hội xem xét, đánh giá việc hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao của người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi lấy phiếu tín nhiệm.

Sáng 15/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội với 466/468 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,57% tổng số đại biểu Quốc hội). 

Trước đó, đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua nội dung về thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội với 467/472 đại biểu tán thành, chiếm 93,78% tổng số đại biểu. Một điểm mới quy định tại phiên họp toàn thể thảo luận lần đầu về dự án luật, dự thảo nghị quyết, báo cáo, Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp mời đại diện cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Quốc hội đã thông qua nghị quyết ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội.

Tại phiên họp toàn thể thảo luận lần tiếp theo về dự án luật, dự thảo nghị quyết, mời đại diện cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, dự thảo nghị quyết giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội. Cũng theo nghị quyết, công dân có thể được dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội. Cụ thể Tổng Thư  ký Quốc hội sẽ tổ chức việc công dân dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội. Nghị quyết khẳng định tài liệu chính thức được lưu hành bằng hình thức văn bản điện tử, trường hợp thuộc bí mật Nhà nước thì lưu hành bằng văn bản giấy.

Đối với tài liệu đã lưu hành bằng văn bản điện tử, trong trường hợp cần thiết, Tổng   Thư   ký Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của Thường trực Hội đồng Dân tộc, thường trực ủy ban của Quốc hội, các ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Chủ tịch Quốc hội quyết định việc lưu hành thêm văn bản giấy. Trường hợp đại biểu Quốc hội có yêu cầu, Tổng Thư  ký Quốc hội tổ chức việc cung cấp thêm tài liệu bằng văn bản giấy. Về hình thức họp, Quốc hội họp trực tiếp và căn cứ tình hình thực tiễn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tổ chức kỳ họp theo hình thức trực tuyến hoặc kết hợp giữa họp trực tiếp và trực tuyến. Tuy nhiên, các phiên họp kín, phiên biểu quyết bằng bỏ phiếu kín phải theo hình thức trực tiếp. 

Đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Nghị quyết.

Trước đó, khi thảo luận về dự thảo nghị quyết, một số đại biểu đề nghị bỏ quy định trường hợp đại biểu Quốc hội nhận được thông tin 'xấu, độc' về những nội dung đang được xem xét, có trách nhiệm thông báo với trưởng đoàn đại biểu Quốc hội và  Tổng Thư  ký Quốc hội để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Quốc hội.

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin bỏ quy định trong dự thảo nội quy kỳ họp về trình tự xử lý thông tin 'xấu, độc' mà đại biểu  nhận được trong kỳ họp. Bởi không có đặc thù cần quy định trình tự xử lý riêng. Vấn đề này (nếu có) được xử lý như đối với thông tin 'xấu, độc' nói chung.

Về tài liệu phục vụ kỳ họp Quốc hội (Điều 7), nhiều ý kiến đề nghị quy định rõ và bảo đảm thời hạn gửi tài liệu kỳ họp đến đại biểu Quốc hội, phân loại thời hạn gửi theo tính chất phức tạp của tài liệu; bổ sung chế tài xử lý đối với việc chậm gửi tài liệu đến đại biểu Quốc hội; quy định việc gửi tài liệu chậm là nội dung để xem xét khi lấy phiếu tín nhiệm. “Về nội dung này, thời gian qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao việc gửi tài liệu đến đại biểu nhằm bảo đảm đúng thời gian quy định” – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết.  

Văn phòng Quốc hội  công bố công khai danh sách các cơ quan chậm gửi tài liệu đến đại biểu Quốc hội. Đây cũng là một trong những cơ sở để Quốc hội xem xét, đánh giá việc hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao của người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi lấy phiếu tín nhiệm.

Về thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội (Điều 18), một số ý kiến đề nghị quy định Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp có quyền yêu cầu dừng tranh luận trong trường hợp đại biểu tranh luận không đúng trọng tâm, không rõ đối tượng tranh luận, sử dụng quyền tranh luận để phát biểu; được dừng, tạm dừng, hoãn, tạm hoãn phiên họp, kỳ họp trong tình huống có sự cố bất khả kháng, việc tiếp tục họp do Quốc hội quyết định trong từng trường hợp cụ thể.

Phương Thuỷ

Bộ Xây dựng thống kê, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt là ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các đô thị lớn. Điển hình như tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ. Mặt bằng giá dự án mới quý III/2024 đã tăng từ 4-6% theo quý và từ 22-25% theo năm. Đặc biệt, có một số khu vực tăng cục bộ lên khoảng 35-40% tùy từng vị trí so với quý trước.

Trong bối cảnh thị trường nhà ở đang mất cân đối cung - cầu nghiêm trọng, giá nhà ngày càng tăng cao ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, việc cho phép thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thoả thuận về nhận quyền sử dụng đất sẽ giải quyết được một số tồn tại của thị trường bất động sản hiện nay.

Ngày 17/11, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Tháp đang tạm giữ hình sự Phạm Hải Đức (SN 1990, ngụ phường 1, Quận 4, TP Hồ Chí Minh) và Tăng Hạ Quốc Huy (Việt kiều Canada, SN 1988, tạm trú phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP Hồ Chí Minh)  để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lợi dụng việc khan hiếm tăng giá vật liệu xây dựng, 6 đối tượng 9X từ Nghệ An vào Đà Nẵng lập nhóm "cung cấp sắt thép công trình giá rẻ" trên mạng xã hội để kết nối, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, tiền cọc hàng của hàng loạt nạn nhân tại Đà Nẵng.

Bỏ học, lêu lổng, không có sự quản lý của gia đình, người thân và bị ảnh hưởng, lôi kéo bởi đám bạn xấu, mạng xã hội độc hại, không ít thanh, thiếu niên đã tụ tập với nhau trở thành tội phạm đường phố. Với bản tính "chưa biết sợ", những đối tượng này manh động gây ra nhiều vụ án khiến người dân bất bình, bức xúc, lo lắng.

Theo kết luận mới đây của Thanh tra TP Hồ Chí Minh, 3 doanh nghiệp gồm Công ty cổ phần Thực phẩm và Sản xuất Thương mại Sài Gòn 1, Công ty cổ phần Dịch vụ Bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT) và Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp 2 thuê 6 địa chỉ nhà, đất phát sinh nợ đọng tiền thuê nhà trong nhiều năm với tổng cộng hơn 20,4 tỷ đồng nhưng chậm thanh lý hợp đồng, chấm dứt việc cho thuê.

ĐT Việt Nam không tham dự FIFA Days tháng 11. V.League cũng là giải hiếm hoi được nghỉ khi AFF Cup diễn ra. Nhưng chính sự lạ đời đến nghịch lý ấy lại ủng hộ “Những chiến binh sao Vàng” hướng tới ngôi vô địch.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文