Chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công là "mệnh lệnh từ trái tim"

11:53 24/07/2022

Trong không khí của những ngày tháng 7 tri ân, ngày 24/7, tại Hà Nội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và UBND TP Hà Nội tổ chức trọng thể kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ và biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2022. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm.

Cùng dự lễ kỷ niệm có đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Ban Nội chính Trung ương; Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ. Dự buổi lễ còn có lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, địa phương và 450 đại biểu tiêu biểu đại diện cho gần 10 triệu người có công và thân nhân người có công trong cả nước...

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ.

75 năm qua, công tác chăm sóc người có công với cách mạng đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước triển khai đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống pháp luật, chính sách về người có công từng bước được hoàn thiện; đối tượng chính sách và chế độ ưu đãi người có công với cách mạng từng bước được mở rộng. Đến nay đã xác nhận được trên 9,2 triệu người có công, trong đó có 1,2 triệu liệt sĩ, trên 139 ngàn Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, hơn 1.300 Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng ao động, gần 800 ngàn thương binh, bệnh binh và gần 320 ngàn người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học; gần 111 ngàn người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; gần 1,9 triệu người có công giúp đỡ cách mạng…

Cuộc sống của thân nhân, gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng ngày càng đầy đủ, tốt đẹp hơn. Công tác xây dựng, nâng cấp, tu bổ mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ được quan tâm đầu tư; công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ được triển khai tích cực.

Đặc biệt, 5 năm qua, với tinh thần “không để người có công nào không được tri ân”, với quyết tâm cao và cách làm sáng tạo, cả nước đã rà soát trên 7.000 hồ sơ tồn đọng, qua đó đã xác nhận được trên 2.400 liệt sĩ, 2.700 thương binh và người hưởng chính sách như thương binh. Phần lớn những liệt sĩ được xác nhận đã hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhiều trường hợp đã hy sinh cách đây trên 70, 80 năm, cá biệt có trường hợp hy sinh cách đây trên 90 năm.

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, việc quan tâm, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng đang trở thành việc thường xuyên của toàn xã hội

“75 năm qua, nối tiếp truyền thống tương thân tương ái, “ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc, phong trào chăm sóc thương binh, gia đình chính sách của các địa phương, các tổ chức xã hội và nhân dân trong cả nước trở thành công việc thường xuyên của toàn xã hội. Phong trào tặng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm, tặng vườn cây tình nghĩa, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam Anh hùng, chăm sóc giúp đỡ con thương binh, con liệt sĩ, đi tìm đồng đội, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin…đã góp phần chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công ngày một tốt hơn. Hôm nay, chúng ta long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ và gặp mặt 450 đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu đến từ khắp mọi miền trong Tổ quốc. Đây là sự kiện quan trọng của đất nước, nằm trong tổng thể các hoạt động kỷ niệm thiết thực, sâu rộng đang diễn ra trên khắp cả nước kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, biểu thị trách nhiệm cao cả, nghĩa tình sâu nặng, sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, quân và dân cả nước đối với các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu tại buổi lễ.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, động viên những người có công với cách mạng tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ diễn ra trong bối cảnh “cơn bão” COVID-19 vừa đi qua và vẫn đang để lại những hậu quả nặng nề với đời sống xã hội. Qua cuộc chiến này, nhiều tấm gương quân dân đã bật lên, về tinh thần của những người lính trong thời bình, trong đó có những gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công.

Đó là những tấm gương vượt lên thương tật, tiếp tục nỗ lực đóng góp để cùng phát triển, xây dựng đất nước. Ý chí tự lực tự cường, nhiều thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sĩ và người có công, như các đại biểu người có công tiêu biểu năm 2022, trở thành những tấm gương vượt lên thương tật, khó khăn, hoà mình vào cuộc sống, tiếp tục cống hiến sức lực trí tuệ, nỗ lực sản xuất, công tác, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang cùng Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tặng quà người có công với cách mạng tiêu biểu tại buổi lễ.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý tốt đẹp, truyền thống nghìn đời của dân tộc Việt Nam. Do đó, 75 năm qua, phong trào đền ơn đáp nghĩa luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Cả nước đã huy động nguồn lực to lớn từ ngân sách và cả cộng đồng, tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như tặng nhà tình nghĩa, xây dựng Quỹ đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc thương binh nặng, chăm sóc bố mẹ liệt sĩ, con liệt sĩ, phụng dưỡng mẹ Việt Nam Anh hùng… Những hoạt động này thể hiện tình cảm trách nhiệm mang lại hiệu quả to lớn cho xã hội. Công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc nâng cao đời sống cho gia đình người có công với đất nước đã đi sâu vào tâm khảm mỗi người dân như lẽ tự nhiên nhất; tạo nên sức mạnh đoàn kết toàn xã hội. Qua đó khơi dậy lòng yêu nước, mối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy truyền thống đạo lý của đất nước.

Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tặng quà, thăm hỏi người có công với cách mạng, thân nhân gia đình liệt sĩ tại buổi lễ.

"Thực tế, những bù đắp với các thương binh liệt sĩ, người có công với cách mạng không bao giờ bằng được những gì các bác, các anh chị đã cống hiến cho nhân dân và cho đất nước. Vì thế, cả hệ thống cần cố gắng làm nhiều việc đền ơn đáp nghĩa tích cực, có ý nghĩa hơn nữa để tri ân những người có công. Do đó, tôi đề nghị Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương trên cả nước chú trọng tiếp tục tuyên truyền sâu rộng hơn nữa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công; coi công tác này là trách nhiệm, tình cảm, vinh dự và mệnh lệnh từ trái tim. Thực hiện tốt chính sách với người có công, xây dựng xã hội giàu lòng nhân ái, nhân văn, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc… góp phần tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Đồng thời cần dành sự chú tâm cao hơn, chăm lo cho người có công với cách mạng, người khó khăn, người già cô đơn không nơi lương tựa…”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nói.

Phan Hoạt

Trong 11 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến tạng ở Việt Nam tăng gấp đôi năm 2023. Kể từ ca hiến tạng từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào năm 2008, đây là năm đạt kỷ lục cao nhất về số người chết não hiến tạng.

Chiều 15/11, Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết, đã chuyển hồ sơ cùng 2 đối tượng Hồ Xuân Tâm (SN 1998) và Bùi Vinh Quang (SN 1993, cùng trú xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình) đến Phòng ANĐT Công an tỉnh Quảng Nam để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi tàng trữ tiền giả.

Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Trong lúc nam thanh niên cầm lái xe máy chở người cha ruột ôm hai bình rượu rắn đi giao cho khách hàng thì bị phát hiện. Khám xét nơi ở của đối tượng, cơ quan điều tra thu giữ thêm nhiều tang vật có liên quan, nhưng phải 4 tháng sau đó, khi có kết luận giám định từ cơ quan chức năng mới khởi tố vụ án và bị can.

Ngày 14/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Vũ Đình Kiên - Giám đốc Công ty Cổ phần Thiên Nam về tội “Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên”

Ngày 15/11, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, quá trình đấu tranh mở rộng chuyên án “Tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng” liên quan đến đối tượng Shen Chia Chi (SN 1980, quốc tịch Đài Loan; tạm trú TP Hà Nội) mà Báo CAND đã đưa tin, đến nay cơ quan này đã khởi tố thêm 11 bị can.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文