Chính thức tổng kiểm kê tài sản công trên cả nước

16:56 01/01/2025

Từ ngày 1/1/2025, khoảng 100.000 đơn vị trên cả nước chính thức thực hiện tổng kiểm kê tài sản công (TSC). Mục tiêu của việc kiểm kê là để nắm được thực trạng  TSC về mặt số lượng, giá trị, cơ cấu, hiện trạng sử dụng..., làm cơ sở để hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng TSC.

Thông tin từ Bộ Tài chính cho biết, thực hiện theo Quyết định số 213/QĐ-TTg ngày 1/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tổng kiểm kê TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý, từ ngày 1/1/2025, khoảng 100.000 đơn vị trên cả nước bước vào đợt kiểm kê TSC.

Tổng kiểm kê TSC là nhiệm vụ chính trị lớn trong năm 2025 của Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương.

Trong đợt này, nhiều loại tài sản khác nhau được kiểm kê như: Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp (gồm cả quyền sử dụng đất xây dựng trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp); ô tô; tài sản cố định đặc thù; tài sản cố định khác; tài sản kết cấu hạ tầng giao thông (đường sắt, đường bộ, hàng không, đường thủy nội địa, hàng hải); kết cấu hạ tầng cấp nước sạch, thủy lợi, chợ, cụm công nghiệp, khu công nghiệp… Trong đó, có những tài sản chưa có quy định về chế độ hạch toán, tính hao mòn, khấu hao tài sản; trình độ của cán bộ thực hiện kiểm kê trong việc xác định các chỉ tiêu kiểm kê, xác định tài sản kiểm kê và sử dụng phần mềm không đồng đều.

Đây không phải là lần đầu tiên công tác tổng kiểm kê TSC được thực hiện. Từ năm 1998, cả nước đã thực hiện tổng kiểm kê TSC, tuy nhiên, việc kiểm kê chỉ thực hiện đối với tài sản cố định trong khu vực hành chính sự nghiệp.

Ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) cho biết, việc thực hiện tổng kiểm kê là nhiệm vụ chính trị lớn của Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương trong năm 2024 và 2025 để thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về quản lý, sử dụng, khai thác, huy động có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng.

Đợt này, thời gian diễn ra tổng kiểm kê trùng với thời gian tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV. Hơn nữa, đây cũng chính là thời điểm cả nước đang thực hiện sắp xếp lại, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở và thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Trong khi đó, nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa đầy đủ, chưa chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện. Còn hiện tượng “khoán trắng” công việc cho cấp dưới…

Để các bộ, ngành, địa phương thuận lợi trong thực hiện kiểm kê, Bộ Tài chính đã ban hành Kế hoạch triển khai tổng kiểm kê TSC; rà soát pháp luật, khảo sát thực tế, xây dựng biểu mẫu, chỉ tiêu kiểm kê, tiến hành kiểm kê thử nghiệm; xây dựng Phần mềm tổng kiểm kê TSC để phục vụ việc kiểm kê, báo cáo kiểm kê và tổng hợp số liệu kiểm kê; ban hành các biểu mẫu, chỉ tiêu kiểm kê, cách thức tổng hợp kết quả tổng kiểm kê và các nội dung cần thiết khác phục vụ công tác kiểm kê...

Đặc biệt, ông Nguyễn Tân Thịnh cho biết, Cục Quản lý công sản đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn kiểm kê cho các bộ, ngành, địa phương. Bộ Tài chính đã có các văn bản đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn việc tăng cường hạch toán, quản lý tài sản phục vụ công tác kiểm kê; thiết lập chuyên trang về tổng kiểm kê TSC trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Thời báo Tài chính Việt Nam; xây dựng các video hướng dẫn từng bước thao tác, nghiệp vụ kiểm kê theo hướng “cầm tay chỉ việc”. Bên cạnh đó, Cục Quản lý công sản đã công bố danh sách lãnh đạo và công chức của Cục để hỗ trợ thường xuyên, cũng như cử cán bộ trực tiếp tập huấn cho từng bộ, ngành, đơn vị.

Về phía các bộ, ngành, địa phương cũng đã rất tích cực cho việc tổng kiểm kê TSC khi thành lập Ban Chỉ đạo tổng kiểm kê; ban hành Kế hoạch triển khai tổng kiểm kê và triển khai tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

Ông Nguyễn Tân Thịnh cho biết thêm, theo kế hoạch, đến ngày 31/3/2025, các bộ, ngành, địa phương hoàn tất việc kiểm kê; đến ngày 15/6/2025, các bộ, ngành, địa phương gửi báo cáo về Bộ Tài chính; đến ngày 31/7/2025, Bộ Tài chính hoàn thành tổng hợp kết quả báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

“Các số liệu, thông tin, kết quả của tổng kiểm kê sẽ được sử dụng để xây dựng chiến lược, kế hoạch và là nền tảng để ra các quyết định về quản lý đối với TSC. Đồng thời, các số liệu, thông tin này cũng giúp các cơ quan quản lý, các cấp, ngành, địa phương đánh giá lại thực trạng quản lý, sử dụng TSC tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị xem đã làm tốt hay chưa. Đặc biệt, các thông tin về TSC sẽ giúp hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong quản lý, sử dụng TSC trong thời gian tới”, ông Thịnh cho biết.

Hà An

Thực hiện kế hoạch mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo tuyệt đối an toàn Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các lực lượng Công an tỉnh Hòa Bình đã lập chiến công xuất sắc, bắt giữ tên trùm ma túy đặc biệt nguy hiểm Hà Công Thành, sinh năm 1986, trú tại bản Bò Báu, xã Đồng Tân, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

Theo ông Andrii Kovalenko, người đứng đầu Trung tâm chống thông tin sai lệch của Ukraine, quân đội Ukraine đã tấn công các lực lượng Nga theo nhiều hướng ở tỉnh Kursk. Chiến dịch của Ukraine nhắm vào làng Berdin, phía Đông Bắc thị trấn Sudzha, TASS hôm 5/1 đưa tin.

Các dịch vụ đổi tiền trên mạng xã hội dịp cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang ngày càng phổ biến, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Lợi dụng nhu cầu đổi tiền mới để lì xì trong dịp Tết của người dân, các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng đánh vào tâm lý người dân để lừa đảo với thủ đoạn hết sức tinh vi.

Điều này xảy ra sau khi Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol chống lại lệnh bắt giữ liên quan đến việc ông áp đặt lệnh thiết quân luật, chỉ vài ngày trước khi lệnh này hết hiệu lực vào 6/1. Hôm 3/1, hơn 100 cảnh sát mang theo lệnh bắt giữ trong tay nhưng cuối cùng vẫn không làm gì được Tổng thống Yoon Suk-yeol dù đã bao vây tư dinh của ông tới 6 tiếng đồng hồ trong ngày 3/1.

Dù đã liên tục phát đi cảnh báo song càng đến những ngày cuối năm, tình trạng lừa đảo công nghệ cao càng diễn biến phức tạp, cùng với đó số nạn nhân tiếp tục gia tăng ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Những chiêu lừa không mới như tuyển cộng tác viên online, thanh toán đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử hoặc các doanh nghiệp, đầu tư tài chính...

Theo Sở KH&ĐT TP Hồ Chí Minh, hiện trên địa bàn đang có đến 220 dự án tồn đọng, dừng thi công. Trong đó số dự án có vốn đầu tư công lên đến 161; dự án đầu tư bằng vốn tư nhân là 50 và có 9 dự án đầu tư theo hình thức PPP. Dự án đầu tư công chậm tiến độ kéo dài trên không chỉ khiến các công trình bị đội vốn rất lớn do trượt giá, chi phí bồi thường tăng cao, mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và trách nhiệm giải ngân vốn đầu tư công. 

Thế giới đã bước sang năm mới 2025 nhưng vẫn đang đối mặt với nhiều nguy cơ gây mất an ninh, từ xung đột địa chính trị, khủng bố, đến thảm họa tự nhiên và các cuộc tấn công mạng. Những mối đe dọa này không chỉ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia mà còn đe dọa hòa bình và ổn định toàn cầu.

Đường dây do các đối tượng người Đài Loan (Trung Quốc), cư trú trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh điều hành; hoạt động có tổ chức, xuyên quốc gia, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng và lợi dụng không gian mạng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người nước ngoài, rửa tiền thông qua mua bán ngoại tệ, tiền ảo, với số tiền đã chiếm đoạt lên đến 84 triệu USD, tương đương 2.000 tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文