Cho ý kiến về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

06:37 18/01/2024

Sáng 17/1, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp cho ý kiến về các nội dung liên quan đến Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo tóm tắt về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Theo đó, trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội cho ý kiến đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã phối hợp với Tổng Thư ký Quốc hội xây dựng Báo cáo tổng hợp ý kiến đại biểu Quốc hội; chủ trì, phối hợp với Thường trực Ủy ban Pháp luật, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, tổ chức có liên quan họp nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến các vị đại biểu Quốc hội và rà soát, chỉnh lý dự thảo Luật.

Qua quá trình này, các cơ quan đã tiếp thu các ý kiến đại biểu Quốc hội, chỉnh lý kỹ thuật các quy định tại dự thảo Luật để bảo đảm quy định rõ ràng, thống nhất, tránh cách hiểu khác nhau; đồng thời, đã giải trình một số ý kiến đại biểu Quốc hội về những chính sách đã có sự thống nhất giữa các cơ quan.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp. Ảnh: TTXVN.

Tại phiên họp, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về kết cấu của Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật; các nội dung tiếp thu, giải trình; góp ý trực tiếp vào dự thảo Luật; nghe thành viên Chính phủ báo cáo làm rõ hơn một số nội dung của dự thảo Luật… Trên cơ sở các ý kiến phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã phát biểu kết luận về nội dung này.

Tiếp tục nội dung phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo tóm tắt về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), với 14 lượt ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội. Thực hiện phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã mời Thường trực Ủy ban Pháp luật, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan tham gia họp rà soát, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự thảo Luật.

Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội và ý kiến của Chính phủ đối với việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã phối hợp với các cơ quan chỉnh lý kỹ các quy định tại dự thảo Luật để bảo đảm thống nhất, tránh cách hiểu khác nhau; giải trình một số ý kiến của đại biểu Quốc hội về những chính sách đã có sự thống nhất giữa các cơ quan.

Tại phiên họp, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về kết cấu của Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật; các nội dung tiếp thu, giải trình; góp ý trực tiếp vào dự thảo Luật; nghe các thành viên Chính phủ báo cáo làm rõ hơn một số nội dung của dự thảo Luật… Trên cơ sở các ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã phát biểu kết luận về nội dung trên.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc: giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Hiền Hạnh

Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Ngày 14/11, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên tổ chức lễ khánh thành và bàn giao nhà ở tặng người có công với cách mạng; trao kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà Đại đoàn kết; trao thiết bị, máy tính tặng Trung tâm y tế, ngành giáo dục và đào tạo huyện.

Các đối tượng đặt mua nhiều nhẫn và mặt tượng vàng kém chất lượng nhưng được chế tác rất tinh xảo có giá trị tương đối cao. Điều đáng nói, số hàng này có khắc thương hiệu của các Công ty vàng bạc đá quý có tiếng ở TP Hồ Chí Minh khiến nhiều chủ tiệm vàng ở Huế tin tưởng...

Sáng 15/11, Thanh tra tỉnh Quảng Nam cho biết, đã có công văn trả lời đơn khiếu nại của Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT) tỉnh Quảng Nam đối với Kết luận thanh tra số 102/KL-TTT ngày 7/10/2024 của Chánh Thanh tra tỉnh về việc thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý tài chính tại bệnh viện này (Báo CAND đã thông tin).

Mặc dù biết rõ hành vi chở người nước ngoài nhập cảnh không có giấy tờ, không có hộ chiếu, không làm thủ tục khai báo nhập cảnh là trái pháp luật, nhưng vì lợi nhuận cao, Thắng rủ thêm 3 người khác chạy 2 xe ô tô để chở 6 người Trung Quốc vào Việt Nam rồi xuất cảnh chui sang Campuchia...

5.000 năm trước, ở Bắc Phi, một vị vua đầy tham vọng, ngày nay được gọi là Narmer, đã thống nhất hai vùng đất Thượng Ai Cập ở phía Nam và Hạ Ai Cập ở phía Bắc thành lãnh thổ vĩ đại đầu tiên trên thế giới - Ai Cập. Nhưng cho đến nay, nguồn gốc của nền văn minh Ai Cập vẫn còn khá mơ hồ. Những gì còn sót lại về vị Pharaoh đầu tiên của Ai Cập chỉ là cái tên.

Hiện nay, một số mô hình quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù (CHXAPT) thu hút được sự tham gia tích cực của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân phối hợp với Công an TP Hồ Chí Minh và các quận, huyện, phường trong công tác này. Tuy nhiên, hoạt động thực tế gặp không ít khó khăn, hạn chế, chưa có cơ chế bền vững về nguồn lực để hỗ trợ người CHXAPT có công ăn, việc làm để ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng…

Tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư về phí bảo trì, diện tích sở hữu chung, chậm bàn giao sổ hồng… tại các khu nhà chung cư là vấn đề không mới và đã kéo dài nhiều năm. Tại nhiều nhà chung cư, tưởng như việc tổ chức được hội nghị bầu ra Ban Quản trị, đại diện và bảo vệ quyền lợi cho cư dân sẽ hóa giải được những xung đột, thế nhưng mâu thuẫn vẫn chưa dừng lại. Các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư đã có, vậy nhưng tranh chấp ở các khu nhà chung cư chưa bao giờ hết “nóng” và dường như chưa có thuốc “đặc trị”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文