Chủ tịch nước: Cần tạo thuận lợi cho di chuyển hàng hóa, con người để khôi phục sản xuất

17:56 02/10/2021

Theo Chủ tịch nước, cần tạo điều kiện cho những người đã tiêm 2 mũi vaccine, có xét nghiệm âm tính di chuyển trên các loại hình phương tiện vận tải, có giám sát y tế an toàn

Phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề với doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh theo hình thức trực tuyến vào sáng 2/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, khó khăn hiện nay chỉ là tạm thời và khó khăn lớn nhất đã nằm lại phía sau.

Trên tinh thần lắng nghe, tiếp thu các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp, Chủ tịch nước cũng cho rằng, không nên áp dụng giãn cách quá lâu và cần tạo thuận lợi cho sự di chuyển hàng hóa, con người, từng bước khôi phục lại sản xuất; mở dần các đường bay thương mại. 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc cử tri chuyên đề với doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh  theo hình thức trực tuyến

Thay mặt 14.000 doanh nghiệp của Hiệp hội doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh , ông Chu Tiến Dũng - Chủ tịch Hiệp hội cho biết, doanh nghiệp vui mừng vì Chính phủ và thành phố đã thay đổi chiến thuật, phương pháp chống dịch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh; đồng thời đã đẩy mạnh tiêm vaccine. Tuy nhiên, doanh nghiệp và người lao động vẫn đang rất khó khăn, kiệt quệ, cần sự tiếp sức của Nhà nước, nhất là việc khó tiếp cận các gói hỗ trợ lãi suất, tài khóa.

Để doanh nghiệp chủ động được các phương án sản xuất kinh doanh, ông Dũng đề nghị Chính phủ, chính quyền địa phương cần công bố công khai thông tin chiến lược phòng chống dịch, bộ tiêu chí phòng chống dịch, kịch bản điều hành kinh tế xã hội tương ứng các tình huống diễn biến dịch bệnh. Hướng dẫn người dân và doanh nghiệp xử lý các tình huống để có đủ thông tin, đủ hiểu biết và đồng thuận cao, chủ động điều chỉnh hoạt động kế hoạch sản xuất kinh doanh một cách kịp thời, phù hợp với điều kiện, điều hành kinh tế xã hội của Chính phủ và địa phương, thích ứng tình hình dịch bệnh.  

Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm (FFA) - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Đông Hiệp đề xuất vấn đề về gói hỗ trợ tài khóa cho doanh nghiệp. Theo bà, từ giờ đến Tết, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngành chế biến lương thực - thực phẩm còn phải đối mặt rất nhiều áp lực, từ giá nguyên liệu tăng cho tới thiếu nhân công. Vì thế ngay trong giai đoạn đầu mở cửa, cần những gói hỗ trợ "tiền tươi thóc thật" như gói an sinh cho người dân, bao gồm giảm, miễn các loại thuế VAT, thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất thay vì gia hạn đến cuối năm mà doanh nghiệp phải thực hiện trả đủ. Thời điểm này là vô cùng khó khăn cho dòng tiền của doanh nghiệp hay mở rộng thêm đối tượng giảm 10% tiền điện để giúp doanh nghiệp sớm vực dậy.

Ông Nguyễn Quốc Khanh - Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh, cho rằng, doanh nghiệp hiện cần vốn như người cần oxy, nhưng đa phần không tiếp cận được vì quy định ngặt nghèo của ngành ngân hàng là không nợ xấu, đảm bảo doanh thu, lợi nhuận, có tài sản thế chấp. Các doanh nghiệp cũng đề nghị các địa phương áp dụng thống nhất quy định về vận chuyển hàng hóa luồng xanh, tránh mỗi địa phương áp dụng một khác, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Chính sự khó khăn của doanh nghiệp khiến kinh tế TP Hồ Chí Minh gặp khó. Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan cho biết, 6 tháng đầu năm nay, mỗi ngày thành phố thu về ngân sách khoảng 1.400 tỷ đồng, nhưng hiện chỉ còn khoảng hơn 600 tỷ đồng một ngày. 

Ông Võ Văn Hoan cho rằng, chính sách hiện nay ban hành là ban hành phố biến chung, khó áp dụng cho từng nhóm doanh nghiệp. Khi làm việc với Hiệp hội doanh nghiệp thành phố, các doanh nghiệp đã nói nên phân loại từng nhóm doanh nghiệp với từng nhóm sức khỏe của doanh nghiệp và có chính sách cho nhóm đó thì phù hợp hơn. Ví dụ 1 doanh nghiệp đã đóng cửa và chuẩn bị phá sản thì không thể hưởng chính sách. Do đó chúng ta phải có chính sách đối với loại tạm dừng đóng cửa. Chính sách phải "vào" trong từng doanh nghiệp mới được.

Lắng nghe, chia sẻ với doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh về các khó khăn hiện nay, trước khi trao đổi trực tiếp, Chủ tịch nước đã giao lãnh đạo một số bộ, ngành trả lời doanh nghiệp. Về cơ cấu lại các khoản nợ, hoãn, giãn các khoản nợ đến hạn, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, quy định của Ngân hàng Nhà nước là đến  30/6/2022, nhưng nếu dịch kéo dài thì có thể điều chỉnh lại thời hạn này.

Còn đối với các gói hỗ trợ thuế, phí, lệ phí…, ông Cao Anh Tuấn - Tổng Cục trưởng Tổng Cục thuế, cho biết, Chính phủ đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về gói hỗ trợ 21.000 tỷ đồng, bao gồm giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 và miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, và các loại thuế khác đối với hộ, cá nhân.

Chủ tịch nước phát biểu tại tiếp xúc cử tri.

Mở dần các đường bay thương mại

Phát biểu tại buổi tiếp xúc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ chia sẻ với chính quyền, đồng bào, doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh về những đau thương, mất mát do dịch COVID-19 gây ra thời gian qua. 15.000 người đã tử vong vì dịch bệnh, 16.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể. Kinh tế 3 quý của TP Hồ Chí Minh tăng trưởng âm 4,98%.

Tuy nhiên, Chủ tịch nước cho rằng, tương lai dù còn nhiều thách thức nhưng ánh sáng đã xuất hiện ở đoạn cuối đường hầm này. Những cơ hội kinh tế đang đã mở ra, không chỉ bù đắp lại mất mát đã qua mà còn cơ hội lớn để bứt phá. Đảng, Nhà nước, chính quyền thành phố, trước hết là ngành tài chính, thuế, Ngân hàng Nhà nước, các bộ ngành Trung ương đang và sẽ tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, từng bước nới dần giãn cách xã hội, giúp phục hồi kinh tế TP Hồ Chí Minh.

Đối với các gói hỗ trợ từ chính sách tài khóa doanh nghiệp rất quan tâm, Chủ tịch nước cũng lưu ý Bộ Tài chính nghiên cứu tăng cường miễn giảm thay vì hoãn nộp một số loại thuế; nghiên cứu việc kéo dài việc miễn, giảm nộp thuế đến năm 2022, nhất là tiền thuê đất. Cùng với đó là tăng cường phân cấp cho TP Hồ Chí Minh thực hiện các gói kích thích tài khóa, tài khoản để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong khả năng cân đối ngân sách thành phố. Ví dụ như chính sách giảm tiền thuê đất 30% vừa qua được áp dụng chung cho cả nước, thay vì như vậy có thể phân cấp cho TP Hồ Chí Minh được tự quyết trong khoảng 30-50%.

Chủ tịch nước cũng cho rằng, Bộ Tài chính cần báo cáo Chính phủ nghiên cứu tăng quy mô gói kích thích kinh tế bởi quy mô còn nhỏ và việc tiếp cận còn nhiều vấn đề.

Đối với vấn đề hỗ trợ lãi suất, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị ngành ngân hàng tính toán kỹ lưỡng bảo đảm tính khả thi cao. Thiết kế các gói vay ưu đãi lãi suất với thời hạn cần thiết tập trung cho các đối tượng ưu tiên. Theo đó, ngành ngân hàng tiếp tục chia sẻ hơn nữa với những khó khăn của nền kinh tế, đặc biệt tiếp tục chủ động giảm lãi suất đến mức có ý nghĩa, cần tái cơ cấu các khoản vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân.

Chủ tịch nước nhắc lại, lúc này không đặt lợi nhuận lên trên mà chính sách cần chia sẻ một phần lợi nhuận cho sản xuất xuất, kinh doanh. Ngành ngân hàng đã làm tốt cần làm tốt hơn việc này ở mọi ngân hàng, chứ không chỉ ở những ngân hàng lớn của Nhà nước.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc tiếp xúc.

Chủ tịch nước cũng yêu cầu TP Hồ Chí Minh và các địa phương đẩy mạnh cắt giảm thủ tục hành chính, tuyệt đối không được tạo ra các giấy phép con làm phát sinh chi phí của doanh nghiệp. TP Hồ Chí Minh cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho hai động lực tăng trưởng là xuất khẩu và đầu tư công. Trên cơ sở đề xuất của doanh nghiệp, Bộ Y tế nghiên cứu trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong xét nghiệm và quản lý lao động.

Đặc biệt, Chủ tịch nước yêu cầu, cần tạo thuận lợi cho sự di chuyển hàng hóa, con người, từng bước khôi phục lại sản xuất; mở dần các đường bay thương mại, tạo điều kiện cho những người đã tiêm 2 mũi, có xét nghiệm âm tính di chuyển trên các loại hình phương tiện vận tải, có giám sát y tế an toàn. Không nên áp dụng giãn cách xã hội quá dài, phạm vi quá rộng khi tình hình dịch bệnh dần được cải thiện. Cần tham khảo mô hình hộ chiếu vaccine của nhiều nước. Các địa phương phải có sự thống nhất, không chia cắt, cát cứ, gây khó khăn cho doanh nghiệp

Nhân dịp này, Chủ tịch nước trân trọng cảm ơn các mạnh thường quân là những doanh nhân, doanh nghiệp luôn đặt niềm tin và đồng hành cùng với Nhà nước, chính quyền Thành phố, tương trợ lẫn nhau, “nắm tay nhau” vượt qua thời khắc khó khăn nhất trong 35 năm đổi mới.

"Chủ tịch nước biểu dương doanh nhân Việt Nam và TP Hồ Chí Minh dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn nỗ lực chung sức, đồng lòng cùng chính quyền chống dịch. Hỗ trợ tài lực, vật lực, nhân lực cho tuyến đầu chống dịch và hỗ trợ an sinh xã hội. Nhiều doanh nghiệp đã triển khai các chương trình thiện nguyện chia sẻ khó khăn với người lao động, nhường cơm sẻ áo với người dân gặp khó khăn trong cuộc sống. Có thể nói nhiều hình ảnh cảm động, lăn xả của doanh nhân trong công cuộc vận lộn với Covid trong tháng vừa qua. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp gặp khó khăn, chi phí sản xuất tăng cao và không an toàn, nhưng vẫn cố gắng vượt khó với hình thức phù hợp để giữ sản xuất và giữ người lao động, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết đời sống người lao động. Nhiều hành động có thể nói là rất đáng được trân trọng của doanh nhân"- Chủ tịch nước cho biết.

BS (theo VOV)

Lực lượng phòng vệ dân sự Lebanon ngày 23/11 cho biết một cuộc không kích dữ dội ở trung tâm Beirut đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, làm rung chuyển thủ đô khi Israel tấn công nhóm vũ trang Hezbollah.

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm như quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12 thay vì dùng điểm 3-5 kỳ như hiện nay.

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文