Chủ tịch nước dự kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ

14:04 09/07/2022

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, mặc dù hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, nhưng đã có những cống hiến to lớn đối với Đảng và dân tộc ta.

Sáng 9/7, tại thành phố Bắc Ninh đã diễn ra Lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912- 9/7/2022).

Đây là dịp để tri ân công lao to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912-9/7/2022). (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Dự buổi lễ có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành.

Cùng dự có lãnh đạo một số bộ, ngành và tỉnh Bắc Ninh; đại diện lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động và nhân dân tỉnh Bắc Ninh.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gửi lẵng hoa chúc mừng. 

Trước khi dự buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương, dâng hoa tại Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, phường Phù Khê, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.  

Viết sổ lưu niệm sau dâng hương, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước bày tỏ lòng thành kính tưởng nhớ, tri ân Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, một chiến sỹ cộng sản ưu tú, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam, người có tầm nhìn chiến lược, một tấm gương cao đẹp sáng ngời về đạo đức cách mạng và tinh thần tự học tập, rèn luyện và trưởng thành qua thực tiễn đấu tranh cách mạng.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn lại đánh giá của Tổng Bí thư Lê Duẩn, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ là một trí tuệ lỗi lạc của Đảng, rất sắc sảo và nhạy bén về chính trị, lại có khả năng đoàn kết, thuyết phục anh em. Đồng chí là người cộng sản có phẩm chất đạo đức rất trong sáng, được mọi người kính phục.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, mặc dù hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, nhưng đã có những cống hiến to lớn đối với Đảng và dân tộc ta.

Các tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, đặc biệt là cuốn “Tự chỉ trích,” đã khái quát những vấn đề tư tưởng, lý luận rất sâu sắc về xây dựng, củng cố Đảng, đấu tranh tự phê bình và phê bình, thực hành dân chủ trong Đảng. Những tư tưởng đó vẫn mang tính thời đại và có giá trị thời đại ngày nay. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ mãi là niềm tự hào của Đảng ta và dân tộc ta.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hương tại Khu di tích lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, phường Phù Khê, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)(Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 9/7/1912 trong một gia đình nhà Nho nghèo, có truyền thống khoa bảng ở làng Phù Khê, xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, nay là phường Phù Khê, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, là hậu duệ đời thứ 17 của Anh hùng dân tộc - Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi.

Sớm được giác ngộ cách mạng, với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, với trí tuệ và tài năng, ông đã trưởng thành nhanh chóng trong các phong trào công nhân và được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng khi 26 tuổi (năm 1938) và anh dũng hy sinh năm 29 tuổi (năm 1941).

Cuộc đời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ tuy ngắn nhưng vô cùng trong sáng và tràn đầy lý tưởng cách mạng cao đẹp. Những cống hiến to lớn và sự hy sinh oanh liệt của ông đã góp phần làm rạng danh Tổ quốc, dân tộc, tô thắm thêm lịch sử và truyền thống vẻ vang của Đảng, đất nước và quê hương Bắc Ninh.

Trên phương diện đấu tranh củng cố nội bộ, tháng 6/1939, với bút danh Trí Cường, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã viết tác phẩm “Tự chỉ trích.” Đây là một văn kiện lý luận quan trọng về công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Trong 13 năm hoạt động cách mạng, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ nhiều lần bị thực dân Pháp bắt, giam cầm, tra tấn dã man, nhưng luôn nêu cao tinh thần kiên trung, bất khuất. Khi bị giải ra pháp trường, đồng chí vẫn hiên ngang tỏ rõ khí phách của người cộng sản.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ghi lưu bút tại Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Đào Hồng Lan phát biểu bày tỏ niềm tự hào về Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Bắc Ninh; đồng thời nhấn mạnh, học tập và noi gương các thế hệ đi trước, hơn 92 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã đoàn kết, phấn đấu, đưa tỉnh nhà phát triển, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Từ một tỉnh nông nghiệp, sau 25 năm tái lập tỉnh, Bắc Ninh đã phát triển toàn diện, cơ bản đáp ứng tiêu chí trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và đạt được nhiều kết quả trên các lĩnh vực.

Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ bình quân 13,9%/năm; thu hút đầu tư gần 23 tỷ USD. Thu ngân sách Nhà nước tăng nhanh, đạt gần 33.300 tỷ đồng, là tỉnh tự cân đối thu-chi ngân sách và có điều tiết về Trung ương, đứng thứ 8 toàn quốc. Tỉnh có 2 thành phố, tỷ lệ đô thị hóa đạt gần 40%.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Ninh phấn đấu đến năm 2030, xây dựng Bắc Ninh là thành phố có nền công nghiệp hiện đại, công nghệ cao; một trong những trung tâm thương mại - dịch vụ, giáo dục, đào tạo nhân lực, chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, đáp ứng yêu cầu của thành phố trực thuộc Trung ương; là động lực phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng Thủ đô Hà Nội và của cả nước.

Đến năm 2045, đưa Bắc Ninh trở thành thành phố công nghiệp công nghệ cao, thông minh.

Theo vietnamplus.vn

Chiều 20/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đã khởi tố bổ sung vụ án hình sự, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Thị Chung (SN 1978, Trưởng phòng Quản lý nhân sự Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Hoàng Kim Giáp) để điều tra về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Ngày 20/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tống đạt các Quyết định và bắt tạm giam đối với Đặng Tùng Lâm (SN 1989, HKTT tại Tổ 10, phường Quyết Thắng, TP Sơn La; nơi ở: đường Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Tối 20/5, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Cơ quan CSĐT Công an TP Tam Kỳ vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Huỳnh Hồng Danh (SN 1993, trú xã Tam Thái, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) để điều tra về hành vi “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”; Nguyễn Tiện (SN 1996, trú xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” và Tô Văn Thanh (SN 1987, trú xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn) về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Lãnh tụ Tối cao Iran Ali Khamenei phê chuẩn Phó Tổng thống thứ nhất Mohammad Mokhber làm quyền Tổng thống Iran, sau khi Tổng thống Ebrahim Raisi qua đời vì tai nạn trực thăng.

Khi Thanh tra vào cuộc xác minh kiến nghị của người dân mới phát hiện một khu đất công bị biến thành đất tư, quá trình lập thủ tục đăng ký, xét duyệt, thẩm định và đề nghị cấp "sổ đỏ" có dấu hiệu tội phạm. Sau đó cơ quan điều tra đã đấu tranh làm rõ hành vi phạm tội nên hai cán bộ lãnh đạo phường cùng hai đồng phạm vào vòng tố tụng hình sự.

Sau năm ngày xét xử sơ thẩm nhóm tội phạm trong đường dây “rửa tiền” xuyên quốc gia cho các app đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với giao dịch rút tiền mặt mỗi ngày từ 20 đến 150 tỷ đồng, chiều 20/5, Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết đối với nhóm tội phạm này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文