Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Romania Cristina Romila

21:56 04/01/2023

Chủ tịch nước đánh giá cao Romania đã ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập trước đây cũng như xây dựng và phát triển đất nước ngày nay.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Romania Cristina Romila -0
Chiều 4/1, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Romania Cristina Romila. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN).

Chiều 4/1, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp bà Cristina Romila, Đại sứ Romania, nhân dịp hai nước hướng tới kỷ niệm 73 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Romania là nước bạn bè truyền thống, có quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp với Việt Nam, là một trong những nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1950.

Chủ tịch nước đánh giá cao Romania đã ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập trước đây cũng như xây dựng và phát triển đất nước ngày nay, trong đó đã giúp đỡ, đào tạo hàng nghìn sinh viên, nghiên cứu sinh.

Trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, Romania đã ủng hộ Việt Nam 300 nghìn liều vaccine phòng COVID-19, thể hiện tình cảm quý báu, chân thành giữa hai dân tộc.

Chủ tịch nước hoan nghênh những tiến triển hết sức tích cực trong quan hệ song phương thời gian qua.

Hai bên đã trao đổi tiếp xúc các cấp, nhất là cấp cao thể hiện mức độ tin cậy chính trị ngày càng cao giữa hai nước Chủ tịch nước điện đàm với Tổng thống Romania tháng 7/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Romania bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN-EU tháng 12 năm 2022.

Chủ tịch nước cũng bày tỏ ấn tượng trong chuyến thăm Romania năm 2019 trên cương vị thủ tướng và luôn lưu giữ những ấn tượng sâu sắc về sự đón tiếp trọng thị, nồng ấm của chính phủ Romania, cũng như tình cảm tốt đẹp và kỷ niệm khó quên về đất nước Romania tươi đẹp, con người cần cù, thân thiện, mến khách và hết sức nghĩa tình.

Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng hợp tác song phương trong lĩnh vực kinh tế-thương mại không ngừng được đẩy mạnh, đồng thời đánh giá cao Romania đã tích cực hỗ trợ, thúc đẩy việc ký Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên EU của Romania tháng 6 năm 2019, cũng như việc Romania là một trong ba nước EU đầu tiên phê chuẩn EVIPA.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Romania Cristina Romila. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Hiệp định EVFTA bước đầu đã tác động tích cực đến hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước, kim ngạch song phương năm 2022 dự kiến đạt gần 450 triệu USD, tăng hơn 15% so với năm 2021.

Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác, Chủ tịch nước mong muốn tăng cường hợp tác hơn nữa, nâng kim ngạch thương mại song phương lên gấp 10 lần trong thời gian tới.

Hợp tác lao động là lĩnh vực hợp tác mới, nhưng đã có những bước đột phá đáng khích lệ, hiện có khoảng 5.000 lao động Việt Nam tại Romania làm việc trong các lĩnh vực cơ khí chế tạo, xây dựng, thợ hàn, đóng tàu, du lịch, khách sạn, nông nghiệp công nghệ cao, Chủ tịch nước đề nghị hai bên tiếp tục phối hợp mở rộng hơn nữa hợp tác lao động sang các ngành nghề, lĩnh vực khác mà Romania và EU có nhu cầu.

Ghi nhận những nỗ lực của Đại sứ Cristina Romila góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước với nhiều hoạt động tích cực thời gian qua, Chủ tịch nước mong muốn đại sứ tiếp tục đóng góp tăng cường quan hệ hai nước, nhất là trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao, mở ra thêm nhiều cơ hội hợp tác, phát huy tiềm năng và khẳng định các cơ quan phía Việt Nam phối hợp chặt chẽ với bà đại sứ để đẩy mạnh hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực.

Trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dành thời gian tiếp, Đại sứ Cristina Romila cho biết Việt Nam là đối tác quan trọng của Romania và quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa hai nước đã được khẳng định với bề dầy gần 73 năm, được vun đắp qua nhiều thế hệ và thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu, ngay cả trong bối cảnh dịch bệnh.

Đại sứ nhấn mạnh Romania luôn coi trọng và mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác với Việt Nam, luôn ủng hộ Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế.

Bày tỏ hợp tác thương mại song phương có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là thủy hải sản, dược phẩm, đồ gỗ, càphê, hoa quả… và số lượng lao động Việt Nam tại Romania hai năm gần đây tăng gấp đôi, đóng góp phát triển kinh tế của Romania, Đại sứ mong muốn hai bên tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhất là thương mại và lao động.

Cho rằng giáo dục đóng vai trò nền tảng của sự phát triển bền vững, nhiều người Việt Nam từng học tập ở Romania đã trưởng thành, đóng góp tích cực phát triển quan hệ hai nước, đại sứ mong muốn thời gian tới thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực này.

Theo Vietnamplus

Tôi đã nhiều lần nghe đoạn băng ghi âm sự kiện lịch sử diễn ra tại Đài Phát thanh Sài Gòn vào buổi trưa ngày 30/4/1975. Lần nào cũng dâng trào niềm hân hoan non sông liền một dải… Và tôi chợt chiêm nghiệm, trong thời khắc trọng đại đánh dấu đất nước hoàn toàn thống nhất, có 3 người giữ vai trò chủ chốt tại Đài phát thanh Sài Gòn, thì một người miền Bắc là Giáo sư Vũ Văn Mẫu (Thủ tướng chính quyền Sài Gòn, quê Hà Nội), một người miền Trung là Trung tá Bùi Tùng (đại diện quân Giải phóng, quê Đà Nẵng) và một người miền Nam là Đại tướng Dương Văn Minh (Tổng thống chính quyền Sài Gòn; quê Mỹ Tho, Tiền Giang, nay là tỉnh Đồng Tháp). Phải chăng, đó là sự sắp đặt thú vị của dòng chảy lịch sử luôn cháy bỏng khát vọng hòa bình, thống nhất của dân tộc Việt Nam?

Hội nghị thượng đỉnh EU – Trung Quốc lần thứ 25 đã diễn ra vào ngày 24/7 tại Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng thương mại và địa chính trị bao trùm quan hệ song phương. Trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết tăng cường hợp tác với Liên minh châu Âu (EU), phía Brussels lại bày tỏ nhiều lo ngại, đặc biệt về tình trạng mất cân bằng thương mại và vai trò của Trung Quốc trong các vấn đề toàn cầu.

Mới đây, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra đề nghị truy tố đối với các bị can: Huỳnh Thế Năng (SN 1959, cựu Tổng giám đốc Vinafood II), Đinh Trường Chinh (SN 1974, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phát triển và kinh doanh nhà) và Nguyễn Thọ Trí (SN 1961, cựu Phó Tổng giám đốc Vinafood II) về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Thông tin nhà thiết kế Nguyễn Công Trí - người được mệnh danh là “phù thủy thời trang Việt Nam” bị bắt liên quan đến đường dây ma túy và sử dụng trái phép chất ma túy, khiến dư luận sửng sốt. Từ một tên tuổi gắn liền với thời trang cao cấp, thảm đỏ danh giá và những bộ sưu tập làm rạng danh làng mốt Việt, Công Trí giờ đây sụp đổ, đánh đổi bao năm gây dựng hình ảnh bằng một lựa chọn sai lầm.

Trước khi sáp nhập, năm học 2024-2025 ngành GDĐT TP Hồ Chí Minh có hơn 1,7 triệu học sinh, Bình Dương có khoảng 520.700 học sinh và Bà Rịa - Vũng Tàu có 300.000 học sinh. Sau khi sáp nhập, hiện thành phố có khoảng 2,6 triệu học sinh, nhiều nhất cả nước. Về quy mô trường lớp, sau khi sáp nhập, TP Hồ Chí Minh hiện có khoảng 3.500 trường học từ bậc mầm non tới THPT.

Tối 24/7, tại Nhà hát Hồ Gươm đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt chủ đề “Cho muôn đời sau”. Dự chương trình có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và TP Hà Nội; các đồng chí trong Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, gia đình nhạc sĩ Hoàng Vân cùng đông đảo khán giả yêu âm nhạc.

Liên quan đến vụ lật tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long do dông lốc bất ngờ khiến nhiều người thiệt mạng vừa qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) khẳng định đây là trường hợp hy hữu, đồng thời kêu gọi các cơ quan truyền thông, cộng đồng chia sẻ để ngành Du lịch tiếp tục vực dậy sau đại dịch COVID-19.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.