Chữa "bệnh" sợ trách nhiệm: Quyết liệt xử lý những người không làm được việc

12:18 31/05/2023

Một vấn đề được rất nhiều đại biểu quan tâm đó là thực trạng một bộ phận cán bộ còn né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, sợ sai, thậm chí không muốn làm vì không có lợi ích riêng gây ách tắc công việc, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Thảo luận tại hội trường Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước vào sáng 31/5, một vấn đề được rất nhiều đại biểu quan tâm đó là thực trạng một bộ phận cán bộ còn né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, sợ sai, thậm chí không muốn làm vì không có lợi ích riêng gây ách tắc công việc, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Không chỉ thảo luận, nhiều đại biểu như Tô Văn Tám, Tạ Văn Hạ; Trần Hữu Hậu…đã bấm nút tranh luận với các đại biểu khác về vấn đề này nhằm đánh giá khách quan, cụ thể, đồng thời tìm “thuốc” cho “căn bệnh” này.

Tranh luận vì sao cán bộ sợ trách nhiệm

Đại biểu đầu tiên phát biểu về vấn đề này là đại biểu Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh) với câu hỏi, tại sao từ trước tới nay không xuất hiện hiện tượng cán bộ có tâm lý, sợ trách nhiệm mà đến nay mới xuất hiện? Không những thế, còn lan rộng từ Trung ương đến địa phương và tiếp tục lan rộng từ khu vực công đến khu vực tư.

Chữa
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại phiên họp.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp.

 Đại biểu cho rằng, cần phải xác định được nguyên phát của căn bệnh này thì mới có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả, cần phân hóa, phân định rõ một bộ phận cán bộ sợ trách nhiệm ấy gồm những kiểu cán bộ nào và nguyên nhân nào dẫn đến sự tồn tại của một bộ phận cán bộ sợ trách nhiệm như thế. Đại biểu đoàn Trà Vinh đã phân tích các nhóm nguyên nhân khiến cán bộ “sợ trách nhiệm”, đó là do suy thoái về tư tưởng chính trị, né tránh, đùn đẩy, sợ sai, “không muốn làm vì không có lợi ích gì” và những cán bộ sợ vi phạm pháp luật nên không dám làm.

Đại biểu Trần Khánh Thu (đoàn Thái Bình) phát biểu.

Cũng cùng quan điểm này, đại biểu Trần Khánh Thu (đoàn Thái Bình) cũng khẳng định còn tình trạng cán bộ không dám làm, sợ chịu trách nhiệm. “Việc chậm giải quyết các công việc, thủ tục hành chính đã làm ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan, đơn vị. Nếu tình trạng kéo dài sẽ làm giảm hiệu lực quản lý của nhà nước, giảm lòng tin của nhân dân”- đại biểu nêu rõ, đồng thời cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, trong đó, nguyên nhân khách quan là pháp luật có những điểm thiếu cụ thể, chưa đồng bộ, chưa có quy định trách nhiệm rõ ràng và quy định cụ thể về bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Đại biểu Trần Hữu Hậu (đoàn Long An) tranh luận tại phiên họp

Tranh luận với đại biểu Trần Quốc Tuấn, đại biểu Trần Hữu Hậu (đoàn Long An) cho rằng, với nhóm cán bộ công chức sợ sai, đùn đẩy công việc như đại biểu nêu là đúng, nhưng không chỉ như vậy. Dẫn chứng một số lý do, đại biểu Trần Hữu Hậu cho rằng cần phải làm sao để cán bộ công chức viên chức các cấp chỉ cần tập trung công sức trí tuệ để năng động sáng tạo, thực hiện tốt công việc của mình một cách hiệu quả nhất trong khuôn khổ của pháp luật.

Cần có hành lang pháp lý bảo vệ cán bộ dám đương đầu khó khăn, tạo đột phá

Tranh luận với một số đại biểu về công tác cán bộ, tình trạng “sợ sai, sợ trách nhiệm”, đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) nêu rõ, vấn đề đặt ra là làm sao bắt cho đúng bệnh. 
Dẫn chứng từ câu chuyện giải ngân vốn đầu tư công, đại biểu Tạ Văn Hạ chỉ rõ, nhiều năm đặt ra vấn đề này nhưng giải ngân vốn đầu tư công vẫn chậm. Trong khi nếu như càng về các năm cuối khi các thủ tục đã hoàn thành thì càng dễ giải ngân, tỉ lệ giải ngân phải cao hơn như thực tế vẫn còn rất thấp; đồng thời chia sẻ, qua trao đổi với cơ sở cho thấy nhiều cán bộ trực tiếp làm việc giặp khó trong tham mưu vừa phải đúng quy định của pháp luật vừa đúng chỉ đạo. Điều này cũng gây khó trong xử lý trách nhiệm, cán bộ không chịu tham mưu cũng không xử lý được. “Ở đây có trách nhiệm của người đứng đầu, quan trọng là chúng ta quyết tâm, quyết liệt xử lý những người không làm được việc” – đại biểu nêu quan điểm.

Đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) phát biểu tranh luận.

Nêu giải pháp để giải quyết vấn đề này, đại biểu Trần Khánh Thu (đoàn Thái Bình) cho biết, cần tập trung rà soát bất cập, sửa đổi những quy định của pháp luật có liên quan theo hướng rõ ràng, minh bạch, đồng bộ hơn, có hành lang pháp lý bảo vệ cán bộ, công chức, khuyến khích tinh thần dám đương đầu khó khăn, dám tạo đột phá. Công tác đánh giá cán bộ cũng cần phải được đổi mới, cách đánh giá cần giúp người được giao việc, nhất là việc mới, việc khó vững tâm tin rằng, nếu mình làm vì lợi ích chung thì sẽ được nhìn nhận đúng.

Giải pháp mà đại biểu Lê Hữu Trí (đoàn Khánh Hòa) nêu ra là cần chấn chỉnh ngay lề lối làm việc của bộ máy nhà nước các cấp, nhất là tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước nói chung, cán bộ, công chức giữ các chức vụ lãnh đạo quản lý nói riêng, các dấu hiệu sợ trách nhiệm, né tránh, không giải quyết các thủ tục hành chính.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) phát biểu tại phiên họp.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) thì cho rằng, nếu chưa  chưa có hành lang pháp lý để bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, thì tình trạng sợ trách nhiệm còn diễn ra. “Tình trạng các địa phương gửi công văn xin hướng dẫn, chỉ đạo của bộ, ngành không phải hiếm gặp khi luật, các văn bản dưới luật còn chồng chéo. Tình trạng này càng trở lên phổ biến khi các địa phương xin hướng dẫn thì được phúc đáp theo kiểu trích dẫn khoản nọ, điều kia” – đại biểu nêu thực trạng và kiến nghị cấp thiết thành lập Tổ công tác liên ngành, tập hợp các đầu mối nhằm tháo gỡ những vướng mắc của địa phương. Ban hành bộ quy tắc, quy chuẩn xử lý những vấn đề phổ biến gặp phải trong quá trình giải ngân vốn đầu tư công, triển khai các nhiệm vụ liên quan và phổ biến rộng rãi. Nếu địa phương nào gặp khó khăn có thể tra cứu, áp dụng ngay quy trình chuẩn thì việc triển khai sẽ thuận lợi hơn rất nhiều thay vì theo hình thức gửi công văn rồi chờ đợi công văn trả lời mà vẫn bối rối như hiện nay.

Phương Thuỷ

Hình ảnh CSGT diều người cựu chiến binh đến vị trí thuận lợi để xem cảnh tổng duyệt diễu binh, hay hình ảnh người phụ nữ cõng mẹ đi xem diễu binh gây xúc động mạnh trong những ngày diễn ra các hoạt động chuẩn bị Đại lễ 30/4.

Người nữ cán bộ CSGT vừa bế cháu bé vừa hét khản cổ để tìm người thân cho bé khi bé lạc mẹ giữa đám đông hàng chục ngàn người chờ xem tổng duyệt... Còn rất nhiều hình ảnh mà khoảnh khắc ấy chỉ có những người trong cuộc, những người tham gia đoàn người chờ đón các đoàn diễu binh đi qua mới có thể ghi lại được. Những bức ảnh không rõ nét, hơi nhòe nhưng chứa đầy những cảm xúc, khiến người xem bật khóc…

Ngày 29/4, Viện KSND tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan trong vụ án liên quan đến Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và một số địa phương liên quan. Bị can Hoàng Thị Thúy Lan được xác định đã nhận nhận hối lộ 25 tỷ đồng và 1,3 triệu USD, tổng số tiền gần 50 tỷ đồng.

Ngày 29/4, tại TP Hồ Chí Minh, Đoàn công tác của Bộ Công an do Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Thứ trưởng Bộ Công an dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Bệnh viện 30-4 về các mặt công tác chính trị, hậu cần, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho CBCS và người dân.

Ngày 29/4, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết đã chỉ đạo Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ triệu tập đối tượng có hành vi hành hung nhân viên y tế tại Trung tâm y tế huyện Thanh Ba để xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngoài 1,5 tỷ đồng đã nộp tại giai đoạn điều tra, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng tự nguyện dùng thêm 749 triệu đồng đang bị thu giữ để khắc phục hậu quả vụ án nên Hội đồng xét xử ghi nhận, tuyên phạt 6 năm tù. 

Trong các buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành tại TP Hồ Chí Minh - hoạt động quan trọng đặc biệt trước đại lễ kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - màn trình diễn hoành tráng của lực lượng CAND không chỉ thu hút sự chú ý của người dân thành phố mang tên Bác mà còn để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách quốc tế…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.