Chuyên gia nêu ý kiến chuyên sâu, độc lập để phát triển kinh tế - xã hội bền vững

13:50 27/09/2021

Chủ trương của Đảng và Nhà nước là tập trung khống chế dịch để bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của người dân và để tạo cơ sở cho việc khôi phục, phát triển kinh tế, đồng thời duy trì, khôi phục hoạt động kinh tế để có năng lực, nguồn lực, điều kiện cho phòng, chống dịch.

Sáng  27/9, tại Nhà Quốc hội, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội đã chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế - xã hội.

Toạ đàm được tổ chức trực tuyến, tham vấn chuyên gia đầu tiên được tổ chức trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV với sự tham dự của khoảng 80 chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực và các chuyên gia đến từ các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Tổ chức Lao động quốc tế…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Toạ đàm

Phát biểu đề dẫn tại Tọa đàm, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết các ý kiến của tọa đàm là kênh thông tin quý giá để Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước về kinh tế - xã hội. Tọa đàm cũng là nơi để các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý bày tỏ quan điểm chuyên sâu, độc lập, nhiều góc nhìn, mang tính xây dựng của mình để phát triển kinh tế - xã hội chất lượng, bền vững. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, chủ trương của Đảng và Nhà nước là tập trung khống chế dịch để bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của người dân và để tạo cơ sở cho việc khôi phục, phát triển kinh tế, đồng thời duy trì, khôi phục hoạt động kinh tế để có năng lực, nguồn lực, điều kiện cho phòng, chống dịch; mong muốn nhận được những ý kiến tâm huyết, sát thực cho Quốc hội và những thông tin này cũng là đề xuất gợi mở cho Chính phủ xây dựng, đề xuất các chính sách dài hơi hơn cho thời gian tiếp theo.

Hỗ trợ tiền mặt càng nhanh càng tốt

Tham luận tại Toạ đàm, ông Terence Jones, quyền Trưởng đại diện thường trú của UNDP cho rằng, để đạt được đồng thời mục tiêu kép là hỗ trợ các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn và kích thích tăng trưởng kinh tế thì cần phải triển khai chương trình hỗ trợ tiền mặt càng nhanh càng tốt; đồng thời khuyến cáo Chính phủ Việt Nam có thể triển khai ngay gói trợ cấp tiền mặt với quy mô tương đương 5% GDP một quý, tương đương khoảng 77.000 tỷ đồng. Số tiền này nên được giải ngân ngay trong những tháng cuối năm.

Các đại biểu nước ngoài tại Toạ đàm

Quyền Trưởng đại diện thường trú của UNDP  nhấn mạnh, số tiền này sẽ tạo ra "hiệu ứng cấp số nhân" tới việc gia tăng tiêu dùng lớn hơn. Gói trợ cấp 77.000 tỷ đồng sẽ có tác động lớn đến tổng tiêu dùng tư nhân và tổng sản lượng kinh tế. "Gói này vừa trợ giúp các các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, vừa kích thích tăng trưởng kinh tế", ông Terence Jones nhấn mạnh đến 2 đích của việc hỗ trợ tiền mặt và chia sẻ  cách nhanh nhất để triển khai là áp dụng ngay gói trợ cấp cho trẻ em. Theo đó, mọi trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi (khoảng 11 triệu trẻ) với điều kiện xuất trình được giấy khai sinh chứng minh độ tuổi sẽ được hỗ trợ ngay và có thể hỗ trợ phụ nữ mang thai, người cao tuổi từ đủ 60 (có khoảng 11,5 triệu người), bao gồm cả người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên, thuộc đối tượng bảo trợ xã hội thường xuyên với điều kiện họ không có lương hưu. Ngoài ra, còn có thể hỗ trợ người khuyết tật.  Chính phủ cần giảm thiểu yêu cầu về thủ tục hành chính và áp dụng việc đăng ký trực tuyến cho những người thuộc diện hỗ trợ. Tiền hỗ trợ sẽ được chi trả hàng tháng hay một lần, áp dụng cho 3 tháng cuối năm.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Jacques Morisset, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng, cần phải tăng tỷ lệ chi cho hỗ trợ người dân.

Các đại biểu dự Toạ đàm

TS Cấn Văn Lực, chuyên gia về dịch vụ tài chính-ngân hàng, cho biết các quốc gia phát triển thường chi 16% GDP, gồm chính sách tài khóa vào khoảng 10% GDP, gói chính sách tiền tệ vào khoảng 6% để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Các nước mới nổi như Việt Nam bình quân hỗ trợ 7,7% GDP. Nhóm nghiên cứu của ông cho biết, thực chi của Việt Nam trong năm 2020 chỉ khoảng 2% GDP, trong khi năm 2021 thậm chí còn dưới 1% GDP. "Chúng ta cần thêm những gói hỗ trợ nữa. Thậm chí các gói hỗ trợ hiện nay còn chưa chạm đến lao động tự do", ông Lực nói.

Ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô

Tham luận tại tọa đàm, PGS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nhấn mạnh đến vấn đề chuỗi cung ứng ngành chế tạo chế biến đã bị gián đoạn một phần do tác động của đại dịch COVID-19. Tác động này thể hiện rõ nhất vào tháng 8 với các đầu mối bị tác động mạnh là ở khu vực TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai. 

PGS Phạm Hồng Chương phát biểu tại Toạ đàm

Ông Chương cho biết, chỉ số của lĩnh vực chế biến, chế tạo vào tháng 8 cho thấy công đoạn hạ nguồn của chuỗi cung ứng (xuất khẩu và bán lẻ) đang bị thu hẹp. Trong khi đó, công đoạn thượng nguồn gồm nhập khẩu có xu hướng mở rộng. Nguyên nhân có thể là các nhà sản xuất vẫn phải tiếp tục thực hiện các hợp đồng ký kết trước đó. PGS Phạm Hồng Chương chỉ ra nhiều nguyên nhân cơ bản khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Theo ông, quan điểm chống dịch lấy phòng hơn chống khiến các địa phương bị động chuyển đổi trạng thái không kịp thời. 

Trong khi đó, TS Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, tình hình kinh tế trong nước vẫn khá khó khăn do dịch bệnh còn khó lường. Chính phủ đang hướng đến mục tiêu kép, nghĩa là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Chính phủ cũng ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, đơn giản hóa các thủ tục hành chính.

TS Nguyễn Sỹ Dũng phát biểu tại Toạ đàm

TS Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, chúng ta đã áp đặt mô hình zezo COVID quá dài, chúng ta đã phong toả cứng đất nước quá lâu, trên thực tế chỉ cần phoa toả cứng đất nước 7 ngày, sau đó phải chuyển đổi mô hình chống dịch. “Theo tôi, quan trọng là chuyển đổi mô hình chống dịch. Việc này, Thủ tướng đã có ý kiến nhưng các địa phương vẫn thực hiện rất khác nhau vì người đứng đầu chiu trách nhiệm nếu để xảy ra bùng phát COVID nên nhiều địa phương “ăn chắc” bằng cách “khoá cứng”. Điều đó làm đổ vỡ hết chuỗi cung ứng. Ví dụ như TP Hồ Chí Minh cấm hết các chợ, chỉ cho siêu thị vậy lợi nhuận siêu thị thế nào? Tất cả những cái đó đánh vào người nghèo, vì chợ truyền thống không được hoạt động thì người dân bắt buộc vào siêu thị mua đồ. Bên cạnh đó, những người sản xuất nhỏ lẻ cũng không tiếp cận siêu thị để bán hàng hoá được.  Chính vì vậy,khi chuyển đổi mô hình chống dịch thì chúng ta phải mở cửa chợ truyền thống trước vì hàng triệu người sống nhờ đó, không chỉ người mua mà cả người bán. Khi ban hành chính sách thì cần phải cân nhắc không tạo bất bình đẳng cho nền kinh tế” – TS Nguyễn Sỹ Dũng nhấn mạnh. 

4 bài học để đi vào trạng thái bình thường.

Theo đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam - ông Jacques Morisset thì  Việt Nam cần có kế hoạch trong trường hợp COVID-19 tiếp diễn trong một năm tới. Theo đó, ông Jacques Morisset chỉ ra 4 bài học để đi vào trạng thái bình thường mới.  Thứ nhất, tiêm chủng (đồng thời với xét nghiệm) có ý nghĩa quan trọng để kiểm soát đại dịch, và cũng để giảm thiểu thiệt hại về kinh tế. Tốc độ phục hồi tương quan chặt chẽ với quy mô của các chương trình tiêm chủng, nhưng xét nghiệm vẫn là biện pháp quan trọng để ngăn chặn đại dịch. Thứ hai, việc hạn chế đi lại cần có nhưng phải linh hoạt, đúng lúc. Điều này giúp cân bằng mối quan hệ về an toàn và kinh tế. Chuyên gia gợi ý việc cách ly có mục tiêu là cách hiệu quả nhất về chi phí. Thứ ba, cần tìm điểm cân bằng phù hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Để làm được việc này, các thủ tục ngân sách cần được Quốc hội phê duyệt, giám sát; đồng thời minh bạch trong những gói giải cứu do các ngân hàng thương mại cung cấp.  Thứ tư, tăng cường trợ giúp xã hội để ngăn chặn tình trạng kiệt quệ tài chính ở các nhóm dễ bị tổn thương và hạn chế gia tăng bất bình đẳng. 

Đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Jacques Morisset phát biểu 

Theo TS Nguyễn Thị Hồng Minh, từ nay đến quý I/2022, Chính phủ cần ưu tiên phòng chống dịch, kết hợp các chính sách vĩ mô, giúp doanh nghiệp trụ vững qua giai đoạn khó khăn. Sau đó đến hết năm 2023, khi dịch đã kiểm soát thì cần từng bước nới lỏng, kích cầu nền kinh tế, tăng cường cải cách môi trường kinh doanh.  Giai đoạn sau năm 2023, cần tiếp tục bình thường hóa chính sách kinh tế vĩ mô, thúc đẩy cải cách kinh tế sâu rộng hơn. Đồng thời, Chính phủ cũng nên đẩy nhanh tiến độ các gói hỗ trợ người dân, thường xuyên đánh giá kết quả, tháo gỡ ngay những khó khăn trong quá trình thực hiện.

 

Phương Thuỷ

Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đồng loạt tiến hành triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O ("khí cười"); 14 hệ thống máy móc, thiết bị san chiết khí; 2 máy bơm khí; 610 kg viên nén khí N2O; 71.668 chai khí thành phẩm; 6.586 vỏ bình khí; 50 kg vỏ bóng; nhiều điện thoại di động, máy tính cá nhân…; tạm giữ 23,17 tỷ đồng cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội. 

Dù lực lượng chức năng đã có nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng spam (rác) cuộc gọi bằng cách hạn chế sim rác, cho phép người nghe báo cáo cuộc gọi làm phiền, tuy nhiên tình trạng gọi điện thoại để chào mời hàng hóa, dịch vụ, thậm chí lừa đảo tham gia các sàn giao dịch vàng, chứng khoán... vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Góp phần không nhỏ cho hiện trạng này, không ai khác chính là những đơn vị, hội nhóm chuyên mua bán các loại data trên chợ đen.

Lực lượng phòng vệ dân sự Lebanon ngày 23/11 cho biết một cuộc không kích dữ dội ở trung tâm Beirut đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, làm rung chuyển thủ đô khi Israel tấn công nhóm vũ trang Hezbollah.

Nhân Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam, chiều tối 23/11, tại Đại Nội Huế; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa…

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Chiều 23/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đang phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, làm rõ việc phát hiện 1.500 viên nén nghi ma túy trôi dạt vào bờ biển xã Bình Trị, huyện Bình Sơn.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm như quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12 thay vì dùng điểm 3-5 kỳ như hiện nay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文