Chuyển tiền đi nước ngoài quá dễ dàng đã gây khó khăn trong thu hồi tài sản tham nhũng

13:07 11/10/2024

Hiện nay, việc chuyển tiền đi nước ngoài rất dễ dàng, không thể kiểm soát được, chỉ một cuộc điện thoại ở Việt Nam có thể chuyển đi khắp thế giới và thực hiện giao dịch, chuyển hoá thành các khoản đầu tư ở nước ngoài... Điều này dẫn đến khó khăn trong kê biên tài sản tham nhũng, tiêu cực.

Thông tin trên được Thượng tá Ngô Thuận Lăng, Phó Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường (Phòng Cảnh sát kinh tế) Công an TP Hồ Chí Minh nêu lên tại buổi tọa đàm “Giải pháp thu hồi tài sản tham nhũng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh” do Ban Nội chính Thành ủy - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực TP Hồ Chí Minh phối hợp với Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức sáng 11/10.

Theo Thượng tá Ngô Thuận Lăng, công tác thu hồi tài sản là mục tiêu, yêu cầu quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động điều tra đối với các vụ án nói chung và vụ án kinh tế tham nhũng nói riêng.

Thượng tá Ngô Thuận Lăng, Phó Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh phát biểu ý kiến tại tọa đàm.

Theo thống kê, giai đoạn 2021-2023, Cơ quan điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã thụ lý giải quyết điều tra 208 vụ án/512 bị can, xử lý 419 vụ việc về kinh tế tham nhũng… với tổng số tài sản bị thất thoát chiếm đoạt lên tới gần 2.000 tỷ đồng. Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã thu hồi 1.260 tỷ đồng (đạt 63,2%). Kết quả này khá cao, đạt được hiệu quả ban đầu.

Quang cảnh buổi tọa đàm.

Từ kết quả trên, Thượng tá Ngô Thuận Lăng chia sẻ, trong giai đoạn phát hiện, kê biên và thu hồi tài sản, cơ quan điều tra Công an TP Hồ Chí Minh gặp phải không ít khó khăn.

Về pháp lý, việc kê biên tài sản chỉ áp dụng với bị can, bị cáo và phong tỏa tài sản chỉ áp dụng với người bị buộc tội, tài sản tịch thu phải liên quan trực tiếp đến tội phạm, trong đó việc kê biên và phong tỏa số tiền trong tài khoản phải tương ứng.

“Việc này rất khó xác định bởi trong giai đoạn tiền tố tụng, kể cả trong giai đoạn điều tra, lên tin báo, tiến hành khởi tố vụ án đều khó xác định vì các dòng tiền đan xen nhau, đòi hỏi cơ quan điều tra phải rất thận trọng trong việc xác định”, Thượng tá Ngô Thuận Lăng dẫn chứng.

Trong khi đó, theo quy định, trong quá trình khởi tố điều tra, khi bị can mất tích hoặc các đối tượng liên quan bỏ trốn và chưa xác định được thì phải đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án, dẫn đến rất khó khăn trong xác định hậu quả thiệt hại để thu hồi tài sản.

Về thực tiễn, hiện cơ sở dữ liệu quốc gia đang dần hoàn thiện với rất nhiều trường dữ liệu để phục vụ việc thu hồi tài sản. Tuy nhiên, trường dữ liệu kết nối đất đai, tài khoản ngân hàng… mới chỉ có số ít nên gây khó khăn trong việc xác định thu hồi tài sản.

Ông Ngô Phạm Việt, Phó Viện trưởng Viện KSND TP Hồ Chí Minh phát biểu tại tọa đàm. 

Thượng tá Ngô Thuận Lăng đề nghị cần xây dựng hành lang pháp lý tạo cơ sở cho các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc phục vụ các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ được minh bạch, quyết liệt hơn. Trong đó, quy định trách nhiệm cụ thể của các đơn vị khi không thực hiện phải cung cấp và trao đổi thông tin, hỗ trợ cho cơ quan xác định các tài sản phạm tội, phục vụ cho công tác kê biên và thu hồi tài sản.

Ông Trần Văn Bảy, Chánh Thanh tra TP Hồ Chí Minh, phát biểu tại tọa đàm.

Tại buổi tọa đàm, trao đổi về các giải pháp nâng cao hiệu quả trong thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án kinh tế, tham nhũng, ông Ngô Phạm Việt, Phó Viện trưởng Viện KSND TP Hồ Chí Minh nêu ý kiến, trong quá trình giải quyết vụ án, tội phạm tham nhũng tẩu tán tài sản mà không có ý chí khắc phục, Viện KSND sẽ đề xuất khởi tố tội “Rửa tiền”.

Ngoài ra, lãnh đạo Viện KSND thành phố còn yêu cầu kiểm sát viên kiểm soát các biện pháp ngăn chặn giao dịch, phong tỏa tài khoản, khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật, tạm hoãn xuất cảnh, trưng cầu giám định, định giá tài sản, xác minh quyền sở hữu tài sản liên quan đến hành vi phạm tội (như nhà, đất, tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán, cổ phần, vốn góp, máy móc, nhà xưởng…) và việc chuyển dịch các tài sản này, trước, trong, sau thời gian phạm tội. Qua đó kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn phù hợp.

Trong khi đó, ông Trần Văn Bảy, Chánh Thanh tra TP Hồ Chí Minh đề xuất cần nghiên cứu, hoàn thiện quy định pháp luật, trong đó pháp luật phải đồng bộ, thống nhất và khả thi, nhằm hạn chế người vi phạm tẩu tán tài sản; bổ sung cơ chế tịch thu, thu hồi tài sản bằng hình thức hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp để tăng hiệu quả chế tài xử lý tham nhũng.

Các đại biểu tại tọa đàm.

Giai đoạn 2021-2023, công tác thu hồi tài sản tham nhũng tại TP Hồ Chí Minh đã có những bước tiến quan trọng. Điển hình, việc kê biên, phong tỏa và thu giữ tài sản từ nhiều vụ án nghiêm trọng, tiêu biểu là các vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các Trung tâm đăng kiểm ở nhiều địa phương; vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát... Trong một số vụ án lớn, các bị can đã tự nguyện nộp lại tài sản để khắc phục hậu quả ngay trước và trong quá trình xét xử.

Phú Lữ

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Kết luận thanh tra số 2556/KL-TTCP về trách nhiệm thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC); cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân, doanh nghiệp tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn từ 15/6/2021 - 30/11/2023.

Tổng thống Joe Biden xác nhận khoảng 80.000 binh sĩ Mỹ đang được triển khai tại các quốc gia thành viên NATO ở châu Âu, động thái mà Washington mô tả là để ngăn nguy cơ Nga tấn công.

Ngày 7/12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bến Tre cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Võ Thị Minh Nguyệt (SN 1984, ĐKTT: thị trấn Ba Tri, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) để điều tra về hành vi “Tham ô tài sản” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Khép lại cuộc đời của chàng thanh niên 18 tuổi, còn dang dở với bao hoài bão, nhưng trái tim ấy đã đập lại trong lồng ngực của một cuộc đời khác, ánh mắt ấy sẽ thắp sáng trên một hình hài mới. Dẫu chưa từng gặp mặt, nhưng sợi dây kết nối sinh mệnh đã gắn kết những con người xa lạ, cho hành trình tiếp nối sự sống…

Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố thiết quân luật dẫn đến tình trạng rối loạn chính trị tại xứ sở kim chi, khiến người dân phẫn nộ đòi ông từ chức. Cảnh sát đang điều tra và phe đối lập đang tiến hành quy trình luận tội ông vì quyết định được mô tả là “sai lầm” này.

Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết đơn vị đang tích cực phối hợp cùng các đơn vị chức năng tham gia tìm kiếm, cứu nạn sự cố đắm tàu thủy BKS: QN-5427 đang neo đậu tại khu vực cảng Hòn Nét, TP Cẩm Phả.

Cuộc tấn công thần tốc của liên minh phiến quân hỗn hợp đánh chiếm phần lớn thành phố Aleppo và các khu vực xung quanh trong hơn tuần qua đã khơi lại một đám cháy và làm cho lò lửa chiến tranh khu vực Trung Đông càng nóng thêm.

Thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh Bình Dương nổi lên tình trạng nhiều cá nhân có hành vi mua bán, cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng. Chỉ vì ham lợi trước mắt mà một số người đã bị các đối tượng dụ dỗ để mua tài khoản ngân hàng nhằm thực hiện hành vi phạm tội. Theo cơ quan chức năng, việc mua bán, cho thuê, mượn tài khoản ngân hàng tiềm ẩn nhiều hệ lụy và vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý hình sự.

Sau thành công của “Đội điều tra số 7” phần 1, dự kiến, phần 2 của phim với tựa đề “Gương mặt vặn vẹo” sẽ được Điện ảnh CAND, Cục Truyền thông CAND chính thức ra mắt khán giả từ ngày 15/12. Chúng tôi có cuộc phỏng vấn Thiếu tá, biên kịch Vũ Liêm, Phó Giám đốc Điện ảnh CAND về phần 2 của bộ phim này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文