Chuyển vụ việc tham nhũng sang Cơ quan điều tra không đợi kết luận Thanh tra

17:16 24/10/2021

Thanh tra Chính phủ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ chuyển 7 vụ việc ngay trong 6 tháng đầu năm 2021 sang Cơ quan Điều tra ngay trong quá trình thanh tra khi chưa dự thảo kết luận thanh tra.

 

Vì sao thanh tra nhiều, chuyển Cơ quan điều tra ít?

Thảo luận về công tác phòng chống tham nhũng năm 2021 vào sáng 24/10, đại biểu Quốc Khánh (Lai Châu) cho rằng, năm 2021 đã có 6.712 cuộc thanh tra hành chính và 188.047 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã phát hiện vi phạm về kinh tế là trên 61.000 tỷ đồng và trên 7.000 hecta đất.  Tuy nhiên, số vụ việc chuyển Cơ quan điều tra hình sự về những vi phạm chưa tương xứng với tình hình, mới chuyển Cơ quan điều tra xử lý hình sự được 245 vụ, 182 đối tượng và đến nay thì cơ quan chức năng khởi tố 14 vụ và 16 đối tượng.

“Qua theo dõi, trên thực tế nhiều địa phương công tác thanh tra, kiểm tra có nhiều nhưng chưa có trường hợp nào chuyển Cơ quan điều tra hình sự và có rất nhiều lý do khác nhau” – đại biểu cho biết.

Đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo và rà soát các quy định đồng thời tổ chức đánh giá việc thực hiện. Để có quy định cụ thể hơn các trường hợp trong quá trình thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm có dấu hiệu hình sự phải chuyển Cơ quan điều tra xem xét; cần làm tốt trong công tác phòng, chống từ cơ quan, lực lượng chuyên trách trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng là rất cần thiết, tạo niềm tin tưởng đối với lực lượng này.

Chuyển vụ việc tham nhũng sang Cơ quan điều tra không đợi kết luận thanh tra -0
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong

“Dư luận và nhân dân rất băn khoăn trên thực tế trong thời gian qua có nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán có biểu hiện nhũng nhiễu, rung dọa để chung chi tiền sai phạm, việc này rất khó phát hiện. Các đối tượng được thanh tra, kiểm tra không dám tố cáo vì sợ ảnh hưởng đến địa phương, đơn vị và sợ bị trù dập. Để rõ hơn nội dung này, tôi đề nghị Chính phủ cần bổ sung trong báo cáo đánh giá kỹ hơn về các biện pháp phòng, ngừa tham nhũng đối với cơ quan, lực lượng làm công tác phòng, chống tham nhũng” – đại biểu nêu ý kiến đồng thời đề nghị  biện pháp phòng ngừa tham nhũng qua việc thanh toán không dùng tiền mặt.

6 tháng chuyển 7 vụ việc vi phạm trong phòng chống dịch sang Cơ quan điều tra

Phát biểu giải trình các vấn đề đại biểu Quốc hội đặt ra, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết năm 2021 với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tham nhũng tiếp tục được kiềm chế, có chiều hướng thuyên giảm, góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

“Đặc biệt, thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đó là phòng, chống tham nhũng phải gắn liền với chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa. Phải kịp thời phát hiện, giải quyết từ sớm, từ xa, ngăn chặn từ đầu các hành vi sai phạm, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn” – Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nói.

 Tổng Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh, thực hiện tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiêu cực là trong quá trình thanh tra, kiểm tra, thi hành án, nếu phát hiện vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để thụ lý điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật, qua thanh tra việc quản lý Quỹ Bảo hiểm y tế, mua sắm trang thiết bị, vật tư tiêu hao, đấu thầu thuốc chữa bệnh, Thanh tra Chính phủ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ chuyển 7 vụ việc ngay trong 6 tháng đầu năm 2021 sang Cơ quan điều tra ngay trong quá trình thanh tra khi chưa dự thảo kết luận thanh tra.

Trước ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc thanh tra liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, vừa qua Chính phủ đã ban hành 2 nghị quyết số 217, 218, trong đó có nội dung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đặc biệt quan tâm và có biện pháp phòng ngừa, phòng chống tiêu cực, tham nhũng liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Phương Thuỷ

Sáng 15/7, tại Hà Nội, Cục Đào tạo đã tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Thượng tướng, PGS.TS Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Chiều 15/7, Ban tổ chức Giải vô địch U23 Đông Nam Á 2025 đã tổ chức buổi họp báo dành cho các đội tuyển bảng B. Phát biểu tại buổi họp báo, HLV Kim Sang Sik đã chia sẻ về mục tiêu cũng như đánh giá các đối thủ tại giải đấu năm nay.

Phạm Đình Tuấn, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội (nay là xã Chương Mỹ) đã chỉ đạo anh trai và nhân viên mua cồn công nghiệp 99% (có hàm lượng Methanol cao) để pha chế, sản xuất thành phẩm cồn y tế, sau đó dán nhãn mác giả và phân phối ra thị trường, tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Lời hứa đổi đất của chính quyền địa phương không trở thành hiện thực, một hộ dân ở xã Triệu Sơn và ba hộ dân khác ở xã Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã xây tường rào ngăn cách, đòi lại đất của mình…

Ngày 15/7/2025 (giờ địa phương), tại Trung tâm Cơ sở dữ liệu, Cảnh sát quốc gia Nam Sudan, khóa đào tạo “Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, bảo mật và quản lý cơ sở dữ liệu trong thực thi pháp luật” do sĩ quan công an Việt Nam tổ chức dành cho cán bộ Trung tâm Cơ sở dữ liệu, cảnh sát quốc gia Nam Sudan đã bế mạc sau 1 tuần triển khai. Đây là hoạt động ý nghĩa chào mừng quốc khánh nước Cộng hoà Nam Sudan (9/7/2025).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.