Cơ chế nào để Ban Thanh tra nhân dân hoạt động thực chất, hiệu quả?

12:06 07/09/2022

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng, nhiều Ban Thanh tra nhân dân hoạt động không hiệu quả, trong khi đại biểu Lò Thị Luyến nêu thực tế nhiều đơn vị thành lập cho có và để đối phó với kế hoạch kiểm tra...

Thảo luận về dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho biết, việc thực hiện dân chủ ở cơ sở thời gian qua có kết quả tích cực. Tuy nhiên vẫn có những bất cập, vướng mắc, người dân chưa phát huy được quyền làm chủ, quyền được biết, được bàn, được quyết định, được kiểm tra, thụ hưởng của mình. Đại biểu cho rằng, một trong những nguyên nhân là do chính quyền cơ sở còn thực hiện dân chủ một cách tương đối hình thức.

ĐBQH Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng, cần có Ban Thanh tra nhân dân ở cấp xã, phường, thị trấn... nhưng phải có hình thức tổ chức, cơ chế hoạt động sao cho thực chất và hiệu quả.

"Nhiều Ban Thanh tra nhân dân bầu ra nhưng hoạt động không hiệu quả, đồng thời cần có cơ chế, hình thức hoạt động để quy định Ban Thanh tra nhân dân không hoạt động một cách bè phái hoặc đưa quá nhiều người thân, họ hàng vào làm việc", đại biểu nêu ý kiến.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí.

Về nội dung công khai tại Điều 11, Khoản 3 của dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở liên quan đến việc công khai về đất đai như thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, cần có quy định để công khai rõ ràng, cập nhật kịp thời.

"Nếu để chậm trễ trong việc công khai về đất đai là nhân dân rất khổ và nếu công khai không rõ ràng thì lại là môi trường rất tốt, màu mỡ để nhũng nhiễu, tiêu cực, tham ô, tham nhũng phát triển", đại biểu nhấn mạnh và đề nghị cần có quy định để đảm bảo được việc công khai về lĩnh vực đất đai.

Đồng tình thành lập Ban Thanh tra nhân dân tại xã, phường, thị trấn song ĐBQH Lò Thị Luyến (Điện Biên) không đồng tình lập Ban Thanh tra nhân dân tại cơ quan Nhà nước. Vì theo đại biểu, cán bộ công chức, viên chức được bầu tham gia Ban Thanh tra nhân dân là những người đang thi hành nhiệm vụ tại đơn vị, sinh mệnh chính trị của họ đang nằm trong tay thủ trưởng cơ quan thì không giám sát được.

"Thực tế các vụ án tham ô, tham nhũng, hành vi chuyên quyền... không phải do Ban Thanh tra nhân dân phát hiện ra, mà là ở các quy định của Đảng, hệ thống văn bản pháp luật chuyên ngành... Do đó, Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan Nhà nước là không thực chất, khó làm", đại biểu lý giải.

Đại biểu Trịnh Xuân An.

Thêm vào đó, thực tế có đơn vị còn không thành lập Ban Thanh tra nhân dân, có đơn vị thành lập cho đúng quy định của pháp luật, là thành lập cho có, để đối phó với kế hoạch kiểm tra của cơ quan chức năng chứ "không làm gì và cũng không làm được gì". Từ đó, ĐBQH Lò Thị Luyến đề nghị đối với cơ quan Nhà nước thì không thành lập Ban Thanh tra nhân dân, đồng thời đề nghị Ủy ban Pháp luật khảo sát một số địa phương nữa, làm rõ có bao nhiêu việc được tổ chức này giải quyết và có kết quả? Tỷ lệ Ban Thanh tra nhân dân hoạt động tốt và hiệu quả là bao nhiêu?

ĐBQH Trịnh Xuân An (Đồng Nai) đề nghị, đối với quy định về Ban Giám sát đầu tư tại cộng đồng, dự thảo luật đang giao nhiệm vụ rất lớn cho Ban Giám sát đầu tư tại cộng đồng, trong khi cơ cấu rất bé và không có khả năng giám sát.

Theo đại biểu, nên chăng Ban Giám sát đầu tư tại cộng đồng chỉ giám sát đối với những công trình thực hiện bằng nguồn vốn của cộng đồng dân cư hoặc các nguồn tài trợ trực tiếp cho xã, thị trấn; đồng thời đề nghị thu hẹp phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để Ban Giám sát đầu tư tại cộng đồng hoạt động hiệu quả...

An Quỳnh

Năm nay 31 tuổi nhưng Lường Văn Lả - một trong 6 bị cáo lĩnh án tử hình trong vụ án cô gái giao gà đã “ngồi” trại được hơn 5 năm và đang trong thời gian chờ thi hành án. Dù biết cái giá phải trả cho tội ác của mình nhưng bây giờ anh ta đã thay đổi. Từ chỗ bất cần, quậy phá, xin được thi hành án sớm, Lả ân hận, sám hối, khát khao được sống.

Ngày 15/5, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Cẩm Khê vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển động vật hoang dã thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm hoạt động liên tỉnh với thủ đoạn hết sức tinh vi; tạm giữ 3 đối tượng, thu giữ 1 cá thể hổ còn sống và 1 cá thể gấu đông lạnh.

Chiều 15/5, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án kit test Việt Á tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo. Bị cáo Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC Hải Dương) bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 13 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Tuyến thay đổi lời khai về số tiền chia hối lộ và xin giảm nhẹ hình phạt.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai yêu cầu theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết, thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bị cáo đã vận động gia đình, người thân nộp thêm số tiền 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo không kháng cáo bổ sung, cũng không thay đổi nội dung kháng cáo, giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng, trong đó có 2 bệnh nhân được chỉ định can thiệp ECMO - phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể. Điều đáng lưu ý là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Khoảng 10h30 ngày 15/5, khi đang làm việc tại đơn vị, Đại úy Trần Văn Thức, Phó Bệnh xá trưởng Bệnh xá Công an tỉnh Quảng Nam nhận được thông tin có một nữ bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nội thận - Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cần gấp 500ml tiểu cầu nhóm máu hiếm AB.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文