Công bố Báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát UPR chu kỳ IV

16:38 15/04/2024

Chiều 15/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức buổi họp báo quốc tế công bố Báo cáo quốc gia theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát UPR chu kỳ IV. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì buổi họp báo.

Phát biểu tại họp báo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết, UPR là một trong những cơ chế quan trọng nhất của Hội đồng Nhân quyền với nhiệm vụ rà soát tình hình nhân quyền tại tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc (LHQ), qua đó thúc đẩy các nước thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, cam kết về quyền con người của mình trên nguyên tắc đối thoại, hợp tác, bình đẳng, khách quan và minh bạch.

Với chính sách nhất quán về bảo hộ, thúc đẩy quyền con người, Việt Nam rất coi trọng cơ chế UPR và luôn nghiêm túc xây dựng các báo cáo quốc gia cũng như triển khai các khuyến nghị mà Việt Nam chấp thuận tại tất cả các chu kỳ. Dự kiến, vào ngày 7/5 đoàn Việt Nam sẽ tham dự phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV tại Hội đồng nhân quyền. 

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì buổi họp báo.

Ông Đỗ Hùng Việt nêu rõ, báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV của Việt Nam trình bày tổng thể việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực kể từ lần rà soát trước, và rà soát một cách toàn diện việc thực hiện những khuyến nghị mà Việt Nam đã chấp thuận tại chu kỳ III. 

"Tính đến tháng 1/2024, trong số 241 khuyến nghị mà Việt Nam đã chấp thuận tại chu kỳ III, chúng tôi đã hoàn thành thực hiện có kết quả 209 khuyến nghị chiếm 86,7%, thực hiện một phần 30 khuyến nghị chiếm 12,4%. Còn 2 khuyến nghị chúng tôi đang xem xét thực hiện vào thời điểm phù hợp", ông Đỗ Hùng Việt chia sẻ.

Báo cáo cũng cung cấp tình hình cập nhật với những dẫn chứng, thông tin và số liệu cụ thể, qua đó khẳng định nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, nhất là trong hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, thực hiện nghĩa vụ theo các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, những thành tựu của Việt Nam về giảm nghèo đa chiều bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống của người dân và bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, cũng như việc Việt Nam tham gia đối thoại hợp tác quốc tế và khu vực trong lĩnh vực quyền con người. 

Toàn cảnh buổi họp báo.

Cũng theo ông Đỗ Hùng Việt, bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, báo cáo cũng chỉ ra những thách thức và đề ra những yêu cầu hợp tác trong thời gian tới.

Theo đó, Việt Nam cần tiếp tục tăng cường nguồn lực cho phát triển bền vững, bao trùm; nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công; tăng cường các nỗ lực cải cách hành chính; thực hiện hiệu quả các chiến lược chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; thực hiện đầy đủ các mục tiêu phát triển bền vững SDGs; mở rộng hệ thống an sinh xã hội và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa; nâng cao nhận thức của người dân, của các cán bộ chính quyền các cấp về quyền con người.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đồng thời khẳng định, quá trình xây dựng báo cáo được thực hiện toàn diện, minh bạch với sự tham gia đóng góp ý kiến của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các đối tác phát triển và người dân, cũng như các ý kiến đóng góp trực tiếp tại các hội thảo tham vấn do Bộ Ngoại giao và một số bộ ngành tổ chức hoặc gửi trực tiếp đến Bộ Ngoại giao đều đã được nghiên cứu, tiếp thu phù hợp.

* Trả lời câu hỏi của phóng viên về bình luận trước báo cáo riêng của các cơ quan LHQ tại Việt Nam về UPR chu kỳ IV, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt bày tỏ: "Một trong những nguyên tắc mang tính nền tảng của quan hệ quốc tế hiện đại và được ghi nhận trong Hiến chương LHQ đó là nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. Và một trong những nguyên tắc cũng mang tính nền tảng của quan hệ giữa Việt Nam và các nước trên thế giới đó là tôn trọng thể chế chính trị của nhau".

"Chính vì vậy, tôi kiên quyết bác bỏ những ý kiến, đề xuất, kiến nghị vi phạm những nguyên tắc này. Về các nội dung trong báo cáo khác, tôi bày tỏ sự không đồng tình với rất nhiều ý kiến, nhiều nội dung", Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh.

Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã chia sẻ một số thông tin nổi bật có trong báo cáo. Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2019 đến tháng 11/2023, Việt Nam đã tiếp tục các nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền với 44 luật được thông qua, trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân. Việt Nam đã ra nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể, ra nhập Công ước 105 của ILO về xoá bỏ lao động cưỡng bức. Việt Nam cũng đã tham gia đàm phán và chính thức tham gia Thoả thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM).

Kể từ 2019 đến nay, GDP tính trên đầu người ở Việt Nam đã tăng 25%, tỉ lệ hộ nghèo giảm 1,5% mỗi năm. Tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế tăng từ hơn 81% năm 2016 lên mức 92% năm 2022. Các phương tiện truyền thông, báo chí, Internet đã phát triển mạnh mẽ và trở thành diễn đàn ngôn luận của người dân, của các tổ chức xã hội, và là công cụ giám sát thực thi chính sách pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Tính đến tháng 9/2023, Việt Nam có khoảng hơn 78 triệu người sử dụng Internet, tăng 21% so với năm 2019; số thuê bao băng rộng di động là 86,6 triệu, tăng 38% so với năm 2019. Hiện nay, có khoảng 72000 hội đang hoạt động ở Việt Nam, thường xuyên tích cực tham gia đóng góp vào việc xử lý các vấn đề kinh tế, xã hội quan trọng của đất nước.

Linh Chi

Thời tiết tại các tỉnh thành miền Bắc tiếp tục duy trì giá rét với nền nhiệt đêm và sáng sớm ở mức thấp 11-13 độ C, trong ngày tăng lên mức 18-22 độ. Một số nơi có thể có mưa bất chợt.

Quân đội Mỹ đã tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu có liên quan đến phiến quân Houthi tại thủ đô Sanaa của Yemen, bao gồm một cơ sở lưu trữ tên lửa và một địa điểm "chỉ huy và kiểm soát".

Máy bay không người lái của Ukraine đã tấn công các tòa nhà dân cư tại thành phố Kazan của Nga, cách tiền tuyến hơn 1.000 km, đồng nghĩa với việc Kiev đưa cuộc chiến vào sâu trong lãnh thổ của Nga.

Sáng 21/12, nhận được thông tin bệnh nhân Đào Thị S (SN 1991, trú xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) bị băng huyết sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản nhi Đà Nẵng cần gấp lượng lớn máu để phục vụ cấp cứu, Ban Chấp hành Chi đoàn Công an huyện Duy Xuyên đã thông báo huy động đoàn viên trong "Ngân hàng máu sống", sau đó Đại úy Trần Duy cùng 2 đoàn viên khác xung phong lên đường ra Đà Nẵng để hiến máu cứu người.

14 trường hợp nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau bữa tiệc tại quận Long Biên (Hà Nội) đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, có 5 bệnh nhân có biểu hiện sốc nhiễm trùng nhiễm độc phải hồi sức tích cực, lọc máu, thậm chí đặt ống nội khí quản, thở máy. 

Ngày 21/12, Công an tỉnh Thanh Hoá thông tin, Phòng Cảnh sát hình sự vừa triệt xoá đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tham gia đầu tư sàn giao dịch chứng khoán. Đây là đường dây do các đối tượng người nước ngoài, câu kết với các đối tượng người Việt Nam thực hiện.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các tỉnh, TP ven biển từ Phú Yên đến Cà Mau theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới; thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh.

Đã gần 10 ngày trôi qua nhưng đến nay, người dân thị trấn Đại Ngãi, huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng) chưa hết bàng hoàng trước cái chết của bà Sử Thu Nga (SN 1954), mà hung thủ là hai thiếu niên 13 tuổi ngụ cùng địa phương với nạn nhân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文