Đà Nẵng tìm giải pháp “thoát ngập” cho đô thị

16:18 11/05/2024

Là thành phố ven biển của miền Trung, Đà Nẵng đang đối mặt với các tác động của biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp. Đặc biệt, những năm gần đây, những trận mưa cực đoan xuất hiện ngày càng tăng, gây ngập nước nhiều nơi. Từ thực tế đó, Đà Nẵng đã thấy rõ được bất cập về cao trình nền và hệ thống thoát nước của thành phố.

Ngày 11/5, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Quang Nam và Nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) PGS.TS. Nguyễn Hồng Tiến đồng chủ trì hội thảo khoa học đánh giá hiện trạng và đề xuất điều chỉnh quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt TP Đà Nẵng.

Hội được UBND TP Đà Nẵng tổ chức nhằm đánh giá hiện trạng cao độ nền; khả năng thoát nước đô thị TP Đà Nẵng; xác định nguyên nhân, tình trạng ngập úng trên địa bàn thành phố... Từ đó, đề xuất các giải pháp quy hoạch cao độ nền, thoát nước nước mặt đô thị TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

PGS.TS. Nguyễn Hồng Tiến, Nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) phát biểu tại hội thảo. 

Đồng thời, lắng nghe, tiếp thu ý kiến hiến kế của các nhà khoa học, các nhà quản lý về định hướng giải pháp quy hoạch cao độ nền nước mặt đô thị TP Đà Nẵng; tổng hợp, đề xuất các giải pháp để hoàn thành xây dựng đồ án quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị bảo đảm tiến độ, làm cơ sở triển khai kịp thời các dự án trọng điểm, ưu tiên khắc phục tình trạng ngập úng trên địa bàn thành phố.

Giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng Phùng Phú Phong cho rằng, qua hơn 5 năm triển khai thực hiện Đồ án thoát nước TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 499/QĐ-UBND ngày 31/1/2018, một số dự án đã và đang được triển khai thực hiện nhằm đáp ứng giải quyết thoát nước và tình trạng ngập úng của thành phố.

Những năm gần đây, Đà Nẵng phải đối mặt với các tác động của biến đổi khí hậu, những trận mưa cực đoan xuất hiện ngày càng tăng khiến Đà Nẵng bị ngập nước trên diện rộng. 

Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan, một số nội dung trong quy hoạch vẫn chưa bắt kịp với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng của thành phố và hệ thống thoát nước mặt chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn.

Trong giai đoạn gần đây, đặc biệt là trong năm 2022, 2023, tần suất xuất hiện các trận mưa cực đoan có cường độ lớn ngày càng nhiều, hầu như vượt năng lực của hệ thống thoát nước hiện có. Các trận mưa lớn thường xảy ra tại thời điểm điều kiện thủy văn bất lợi, mực nước triều cao nên đã xảy ra tình trạng ngập úng trên diện rộng trên địa bàn thành phố.

Từ các cơ sở trên, UBND thành phố đã giao Sở Xây dựng, Ban quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng tổ chức lập đồ án Điều chỉnh quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đồ án quy hoạch được điều chỉnh sẽ xác định các giải pháp quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt hợp lý và xác định cao trình xây dựng khống chế của từng khu vực xây dựng cụ thể, các đường phố chính cấp đô thị có xét đến tác động biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng theo quy hoạch chung được duyệt.

Cùng với đó, xác định chỉ tiêu, thông số cơ bản, các lưu vực thoát nước; mạng lưới thoát nước cấp 1, cấp 2, kênh, hồ điều hòa và các nguồn tiếp nhận khác; vị trí, quy mô các công trình đầu mối tiêu thoát chính; các giải pháp phòng chống thiên tai có lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.

Đà Nẵng liên tiếp phát động các chiến dịch nạo vét bùn, khơi thông, vệ sinh các cửa thu nước, quét dọn... các tuyến đường trước mùa mưa.

Đồ án cũng xác định hành lang thoát lũ cho các sông trên địa bàn thành phố ứng với tần suất thiết kế 1%, 2%; xác định cao độ mức nước lũ của các sông ứng với tần suất lũ  1%, 2%, 5%, 10% với bề rộng sông phù hợp; xác định sơ bộ khối lượng đào, đắp của các khu vực.

Ngoài ra, đồ án cũng xác định các chương trình và dự án đầu tư ưu tiên; xác định tổng mức đầu tư và phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn quy hoạch; xác định quy mô, nguồn vốn đầu tư và các giải pháp huy động nguồn lực cộng đồng...

Ông Lê Quang Nam, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng thì cho rằng, là thành phố ven biển của miền Trung, Đà Nẵng đang đối mặt với các tác động của biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp. Đặc biệt, những năm gần đây, những trận mưa cực đoan xuất hiện ngày càng tăng. Đà Nẵng đã bị ngập nước trên diện rộng qua 2 đợt mưa lớn xảy ra vào tháng 10/2022 và tháng 10/2023, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và tài sản của nhân dân. Qua những đợt ngập nước, thành phố cũng đã thấy rõ được bất cập về cao trình nền và hệ thống thoát nước của thành phố. Thời gian qua, UBND thành phố đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai các giải pháp khắc phục tình trạng ngập úng trên địa bàn thành phố.

Một trong những giải pháp trọng tâm, then chốt mang tính ổn định lâu dài là hoàn thành xây dựng, phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chuyên ngành cao độ nền và thoát nước mặt đô thị thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các quy hoạch liên quan (Quy hoạch chung, quy hoạch thoát nước thành phố...).

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, theo nội dung đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15/3/2021, các khu vực cũ, khu vực cải tạo cần đề xuất giải pháp xử lý, không nhất thiết phải bảo đảm (đắp thêm) để có cao độ nền tương ứng với tần suất thiết kế 1%.

Vì thế, trong đồ án Điều chỉnh quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cần làm rõ các khu vực được giữ nguyên cao độ nền, khu vực có sự thay đổi. Đối với khu vực không đáp ứng được tần suất tính toán 1% thì cần bổ sung giải pháp “sống chung” với ngập nước khi mưa quá lớn.

Những khu vực bố trí công viên, vườn hoa, mảng cây xanh, mặt nước... cần được tận dụng làm nơi chứa nước mưa tạm thời, làm giảm ngập úng, thoát nước bền vững cho đô thị. Các phương án thoát nước có gắn kết với lĩnh vực thủy lợi và phòng chống thiên tai trên địa bàn thành phố cần được làm rõ hơn.

Số lượng dự án thoát nước và chống ngập nước trong khu vực đô thị khá lớn với gần 180 dự án (chưa kể khu vực huyện Hòa Vang), số lượng dự án ưu tiên được đề xuất đầu tư rất nhiều, cần phải được làm rõ thêm thời gian thực hiện, khả năng huy động, cân đối nguồn vốn... để bảo đảm tính khả thi, sớm được triển khai, góp phần chống ngập nước cho thành phố.

Hoài Thu

Sáng 5/9, bão số 3 đã mạnh lên thành siêu bão, được dự báo có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 5/9/2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024.

Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An đồng chủ trì phối hợp phá thành công chuyên án, bắt nhóm 17 đối tượng đánh bạc trực tuyến với tổng số tiền giao dịch hơn 10 triệu USDT (tương đương hơn 250 tỷ đồng) xảy ra trên địa bàn tỉnh Nghệ An và một số tỉnh thành khác.

Người trông trẻ khai bé bị ngã đập đầu xuống đất, sau đó tỉnh táo sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, hôm sau bé lên cơn co giật nên được đưa đến bệnh viện nhưng đã tử vong. Chính quyền địa phương xác định, chủ cơ sở trông giữ trẻ chưa cung cấp được hồ sơ để đăng ký thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập theo quy định.

6h sáng 5/9, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội đã bố trí lực lượng ứng trực tại tất cả các điểm nút giao thông, các khu vực trường học để đảm bảo TTATGT cho các em tựu trường. Cùng với đó, các tổ công tác đặc biệt của Công an TP Hà Nội cũng được triển khai để xử lý nghiêm học sinh, phụ huynh học sinh vi phạm giao thông trong ngày khai giảng.

Cùng với 23 triệu học sinh trên cả nước, trên 375.000 học sinh, và 610 trường học trên địa bàn toàn tỉnh Sơn La hôm nay cũng nô nức đón chào một năm học mới với khí thế và niềm hy vọng mới.

Bão số 3 đã mạnh lên thành siêu bão, được dự báo có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp, triển khai thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cũng đã chủ động tập trung ứng phó khẩn cấp với cơn bão này.

Dự án Luật Dữ liệu là một trong những dự án luật do Bộ Công an chủ trì xây dựng, có vai trò quan trọng trong công tác chuyển đổi số quốc gia. Ngày 23/7/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 48/2024/UBTVQH15, trong đó thống nhất bổ sung dự án Luật Dữ liệu vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 với tiến độ là trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) Quốc hội khóa XV.

Sau hai địa phương gồm Hà Nội và Thừa Thiên Huế thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID đem lại những kết quả và lợi ích to lớn cho người dân, xã hội, từ 1/10 tới đây, hoạt động này sẽ được nhân rộng ra trên toàn quốc. Những kết quả từ việc thí điểm ở Hà Nội và Thừa Thiên Huế sẽ là nền tảng vững chắc giúp công tác này đạt được sự đồng bộ, hiệu quả cao.

Gần 10 năm nay, hàng chục hộ dân thôn 1B xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) phải sử dụng nước giếng khoan ở khu vực nghĩa trang. Nhiều người cho rằng, nguồn nước bị ô nhiễm đã đe dọa đến sức khoẻ, nguy cơ bệnh tật và ảnh hưởng đời sống sinh hoạt hằng ngày của họ…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文