Dao có tính sát thương cao phục vụ lao động, sản xuất, sinh hoạt hàng ngày thì không coi là vũ khí

09:07 29/06/2024

Theo luật quy định thì kiếm, giáo, mác, thương, dao găm, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu; dao có tính sát thương cao quy định sử dụng với mục đích để thực hiện hành vi phạm tội, gây rối, làm mất trật tự công cộng hoặc chống đối cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, người thi hành công vụ được coi là vũ khí thô sơ.

Sáng 29/6, với 459/468 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết, chiếm 94,44% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi). Luật có 8 chương, 75 điều, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2026.

Dao có tính sát thương thuộc nhóm vũ khí thô sơ

Theo luật quy định thì kiếm, giáo, mác, thương, dao găm, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu; dao có tính sát thương cao quy định sử dụng với mục đích để thực hiện hành vi phạm tội, gây rối, làm mất trật tự công cộng hoặc chống đối cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, người thi hành công vụ được coi là vũ khí thô sơ.

Báo cáo về nội dung này, Trung tướng Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng  và An ninh của Quốc hội cho biết, dự thảo Chính phủ trình đề nghị bổ sung dao có tính sát thương cao nhằm tăng cường công tác quản lý, tạo cơ sở pháp lý để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật sử dụng dao có tính sát thương cao. Để bảo đảm rõ ràng, chặt chẽ, phù hợp với yêu cầu quản lý Nhà nước và đấu tranh phòng, chống tội phạm, trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bổ sung khoản 6 Điều 2 giải thích từ ngữ “dao có tính sát thương cao”. Trên cơ sở giải thích từ ngữ “dao có tính sát thương cao”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị quy định 3 chế độ quản lý “dao có tính sát thương cao” gắn với mục đích sử dụng.

Cụ thể: trường hợp sử dụng “dao có tính sát thương cao” phục vụ mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt hàng ngày thì không coi là vũ khí, nhưng phải được quản lý chặt chẽ, bảo đảm an toàn, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ sử dụng “dao có tính sát thương cao” vào mục đích vi phạm pháp luật; trường hợp sử dụng “dao có tính sát thương cao” với mục đích thực hiện hành vi phạm tội, gây rối, làm mất trật tự công cộng hoặc chống đối cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, người thi hành công vụ, thì quy định là vũ khí thô sơ (điểm b khoản 4 Điều 2); trường hợp sử dụng “dao có tính sát thương cao” với mục đích xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người trái pháp luật, thì quy định là vũ khí quân dụng (điểm d khoản 2 Điều 2).

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).

Các hành vi liên quan đến dao có tính sát thương cao không có động cơ, mục đích theo quy định tại phạm tội, gây rối, làm mất trật tự công cộng hoặc chống đối cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, người thi hành công vụ thì không bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự; chỉ trong trường hợp sử dụng với mục đích phạm tội, gây rối, làm mất trật tự công cộng hoặc chống đối cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, người thi hành công vụ thì mới xác định là vũ khí quân dụng hoặc vũ khí thô sơ.

“Để bảo đảm tính thống nhất trong áp dụng pháp luật, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan hữu quan rà soát quy định của Bộ luật Hình sự có liên quan đến vũ khí thô sơ, vũ khí quân dụng để thống nhất ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng quy định về hành vi phạm tội liên quan đến dao có tính sát thương cao khi luật có hiệu lực thi hành”-Trung tướng Lê Tấn Tới nêu.

Súng bắn đạn ghém, súng săn…là vũ khí quân dụng

Theo quy định của luật, vũ khí quân dụng bao gồm: súng cầm tay, súng vác vai, vũ khí hạng nhẹ, vũ khí hạng nặng, đạn sử dụng cho các loại vũ khí này; các loại bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; súng bắn đạn ghém, súng nén khí, súng nén hơi, đạn sử dụng cho các loại súng trên; súng săn, dao có tính sát thương cao sử dụng với mục đích xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người trái pháp luật; linh kiện cơ bản của súng quy định tại điểm a khoản này bao gồm: thân súng, nòng súng, bộ phận cò, bộ phận khóa nòng, kim hỏa; thân súng, bộ phận cò; súng săn là súng kíp, đạn sử dụng cho súng này sử dụng vào mục đích săn bắn…

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới, theo số liệu báo cáo của Bộ Công an, trong 5 năm gần đây, đối tượng sử dụng các loại súng tự chế gây án nhiều gấp 6 lần về số vụ, 5 lần về số đối tượng so với số vụ, số đối tượng sử dụng trái phép súng quân dụng; nhiều vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm chết nhiều người, nguy hiểm như vũ khí quân dụng. Tuy nhiên, các loại súng này chưa được quy định trong luật hiện hành và cũng chưa có đủ chế tài để xử lý hình sự. Vì vậy, tội phạm đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật để chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép các loại súng này. 

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày báo cáo giải trình.

“Với những lý do trên, dự thảo luật đã bổ sung các loại súng bắn đạn ghém, súng kíp, súng nén khí, súng nén hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này vào nhóm vũ khí quân dụng; đồng thời, phân định rõ theo mục đích sử dụng. Theo đó, khi sử dụng các loại súng này vào mục đích săn bắn là súng săn, khi sử dụng vào mục đích luyện tập, thi đấu thể thao là vũ khí thể thao nhằm đảm bảo phù hợp với Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và là cơ sở pháp lý cho các lực lượng chức năng phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm” – Trung tướng Lê Tấn Tới nhấn mạnh.

Phương Thuỷ

Chiều 1/7, Đoàn công tác của Bộ Công an do Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Công an tỉnh Lào Cai.

Sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm 2024-2025, trên các nhóm diễn đàn, nhiều phụ huynh đã bày tỏ sự bất ngờ khi mặt bằng điểm chuẩn năm nay nhìn chung đều giảm mạnh. Đặc biệt, điểm chuẩn ở các trường top đầu và top cuối năm nay đều có sự "trồi sụt" khá bất thường.

Chiều 1/7, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (QLHC về TTXH), Bộ Công an tổ chức Lễ phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023 và Nghị định số 69/2024 về định danh và xác thực điện tử. Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Cương, Cục trưởng Cục Cảnh sát QLHC về TTXH chủ trì lễ phát động.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia, từ chiều tối 2/7 đến sáng 4/7, miền Bắc sẽ đón một đợt mưa dông diện rộng, trong đó mưa lớn nhất tập trung ở trung du, miền núi. Khu vực đồng bằng thời gian này có mưa rải rác, cục bộ có mưa to.

Ngày 1/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Việt Trì (Phú Thọ) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Xuân Hùng về hành vi “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại Điều 134, Bộ luật hình sự.

Chiều 1/7, HĐND TP Hà Nội đã xem xét, thông qua Nghị quyết về việc quy định nội dung, mức chi hỗ trợ lực lượng Cảnh sát khu vực, lực lượng Công an xã trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, cán bộ, chiến sĩ lực lượng Cảnh sát khu vực; cán bộ, chiến sĩ lực lượng Công an xã thuộc Công an TP Hà Nội sẽ được hỗ trợ 1.800.000 đồng/người/tháng.

Chiều 1/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 các trường trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên trên địa bàn thành phố năm học 2024-2025. Nhìn chung, điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 không chuyên năm nay giảm nhẹ so với năm 2023.

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị Hà Nội khẩn trương hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã và cấp huyện. Trong đó, Hà Nội cần quan tâm thực hiện chính sách giải quyết lao động dôi dư, chính sách đãi ngộ đối với những người đương chức, người nghỉ hưu và đối tượng trong diện sắp xếp.

Ngày 1/7, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, vừa phối hợp với Công an TP Đà Lạt triệt phá đường dây cá độ trong thời gian diễn ra EURO 2024 và COPA AMERICA 2024, khởi tố 9 đối tượng liên quan.

Chiều 1/7, Phòng CSGT Hà Nội cho biết, đơn vị đã triển khai công tác kiểm tra tra giấy tờ liên quan của người tham gia giao thông và xử lý tạm giữ giấy tờ trên môi trường điện tử theo kế hoạch của Cục CSGT về triển khai Thông tư 28 của Bộ Công an về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32 và Thông tư 24.

Đại tá Nguyễn Duy Lượng, nguyên Phó Trưởng phòng, Phòng Tham mưu và Trực ban hình sự, Cục Cảnh sát điều tra, đã từ trần hồi 19h55’ ngày 30/6/2024.

Ngày 1/7, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (ANM và PCTP sử dụng CNC) vừa phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ và Công an các địa phương triệt phá đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng xã hội với số tiền giao dịch hơn 50 tỷ đồng.

Chiều 1/7, đồng chí Lê Văn Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã đến động viên, khen thưởng đột xuất nhiều tập thể, cá nhân thuộc Công an tỉnh Quảng Nam và Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh vì thành tích triệt phá đường dây tổ chức đánh bạc qua mạng với số tiền hàng trăm tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文