Đề nghị Chính phủ cam kết bảo đảm điều kiện thực thi luật về đất đai, nhà ở đúng tiến độ

19:15 21/06/2024

Đa số các đại biểu nhất trí đưa các nội dung đổi mới của 4 luật này vào thực tiễn, sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế của pháp luật hiện hành; khơi thông nguồn lực đất đai, lành mạnh hóa thị trường bất động sản, tạo động lực mới cho phát triển đất nước...

Chiều 21/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15. Phát biểu tại phiên thảo luận, đa số các đại biểu nhất trí đưa các nội dung đổi mới của các luật này sớm vào thực tiễn, sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế của pháp luật hiện hành; khơi thông nguồn lực đất đai, lành mạnh hóa thị trường bất động sản, tạo động lực mới cho phát triển đất nước và thực hiện các chính sách an sinh xã hội; đồng thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân sớm được tiếp cận chính sách đổi mới theo hướng có lợi.

Đưa các quy định mang tính đột phá sớm đi vào cuộc sống

ĐBQH Nguyễn Thị Quyên Thanh (đoàn Vĩnh Long) cho rằng, với việc cho phép các luật trên có hiệu lực thi hành sớm sẽ đáp ứng kỳ vọng của cử tri và nhân dân; bảo đảm các điểm mới, quy định mang tính đột phá sớm đi vào cuộc sống, góp phần ổn định chính trị, an ninh xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh phát biểu tại phiên họp.

Nói về Luật Đất đai, ĐBQH Nguyễn Tuấn Anh (đoàn Bình Phước) cho rằng, luật có rất nhiều nội dung mới về quyền và nghĩa vụ người sử dụng đất, về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, về giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển nhượng mục đích sử dụng đất, về tài chính, đất đai, giá đất đã góp phần tháo gỡ vướng mắc về pháp lý cho các dự án có liên quan đến sử dụng đất đai trong doanh nghiệp. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp chờ đợi luật có hiệu lực để có thể chuyển sang thuê đất trả tiền thuê hằng năm, giảm bớt gánh nặng tài chính trong thời gian đầu triển khai dự án. Từ đó, giá bán đất, bất động sản cũng có cơ hội được điều chỉnh về mức hợp lý hơn.

“Dù không ít băn khoăn khi các văn bản hướng dẫn chi tiết lần này chưa có, Chính phủ, các địa phương cũng chưa có thời gian cụ thể để ban hành nhưng động thái của Chính phủ trong thời gian qua là rất tích cực” – đại biểu đánh giá.

Sớm ban hành các văn bản hướng dẫn đảm bảo chất lượng, tiến độ

Vấn đề nhiều đại biểu quan tâm đó là, việc bảo đảm các điều kiện thi hành khi thời điểm có hiệu lực của các luật sớm hơn bởi hiện nay vẫn còn số lượng lớn các văn bản quy định chi tiết các luật chưa được ban hành. Trong khi đó, có những văn bản quy định chi tiết thuộc trách nhiệm của địa phương có thể phải căn cứ vào các quyết định, nghị định, thông tư của Chính phủ, các cơ quan ở Trung ương mới có thể xây dựng được. Điều này sẽ tạo áp lực rất lớn trong việc bảo đảm tiến độ, chất lượng của các văn bản cần được ban hành, nhất là các văn bản do địa phương ban hành.

Đại biểu Phạm Văn Hoà phát biểu tại phiên họp.

ĐBQH Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, từ thời điểm Chính phủ trình đến nay là 1 tháng, còn nhiều văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật của Chính phủ, bộ, ngành ban hành các văn bản này chưa có. Mặt khác, theo đề nghị của Chính phủ là các văn bản này thực hiện theo quy trình rút gọn, kể cả của địa phương, có thể sẽ gây ra khó khăn cho doanh nghiệp, người dân trong việc tiếp cận, nắm bắt tình hình. Trong khi đây là các đạo luật quan trọng, tác động đến người dân rất nhiều.

Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp cấp tỉnh là cơ quan gác đền thẩm định cho các văn bản trước khi trình cấp thẩm quyền ký, ban hành sẽ quá tải, thẩm định có thể bị sơ sót, thực hiện khó khăn, có thể sửa đổi, bổ sung nhiều lần. Địa phương trông chờ văn bản của cấp trên để ban hành văn bản của mình đảm bảo đúng tiến độ, tránh phát sinh khoảng trống, tranh chấp có thể xảy ra, do luật cũ đã hết hiệu lực nhưng quy định mới của các luật thay thế chưa thực thi đầy đủ do còn thiếu quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành sẽ khó khăn, vướng mắc trong việc dự thảo và ban hành các văn bản cho kịp thời…

Đại biểu đề nghị, Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt bộ, ngành, địa phương nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết thuộc thẩm quyền của mình, đảm bảo chất lượng, tiến độ, không để xảy ra bất cập do thiếu văn bản cụ thể hóa trình cấp thẩm quyền ký ban hành kịp thời, không vướng mắc.

ĐBQH Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) cho biết, các địa phương mong muốn các luật này sớm đi vào cuộc sống vì các luật hiện hành có sự chồng chéo, mâu thuẫn, cách hiểu, cách thực hiện còn quá nhiều bất cập. Nhiều cán bộ nhà nước vi phạm pháp luật, vướng vào phòng lao lý cũng có một phần của sự bất cập đó. Nhiều cán bộ né tránh, đùn đẩy trách nhiệm cũng có lý do từ bất cập đó. Cho nên, các luật có hiệu lực sớm ngày nào tình trạng trên được cải thiện sớm ngày đó.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh (đoàn Vĩnh Long) đề nghị Chính phủ cam kết, khẩn trương sớm chỉ đạo bộ, ngành ban hành các văn bản hướng dẫn và đảm bảo chất lượng, tiến độ, chuẩn bị đầy đủ điều kiện để luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024. Rà soát kỹ các điều khoản chuyển tiếp để đảm bảo thống nhất, đồng bộ, khả thi, không chồng chéo, mâu thuẫn trong nội tại các luật, giữa các luật và hệ thống pháp luật.

Phương Thuỷ

Nhân yêu cầu chị L chuyển vào tài khoản của mình 500 triệu đồng (có giấy ghi nợ và công chứng).  Sau khi có tiền, Nhân trực tiếp liên hệ với 2 người và chuyển tiền lần lượt 10 triệu và 50 triệu đồng cho những người này nhưng bị từ chối và trả lại tiền vì không thể giúp cho N tại ngoại.

Dự án cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ qua 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị dài 65,5km, được khởi công xây dựng từ ngày 1/1/2023. Trong đó, đoạn qua Quảng Trị dài 32,5km, qua các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ. Trong thời gian qua, các địa phương này đã rất tích cực giải phóng mặt bằng (GPMB). Tuy nhiên, hiện còn 200m qua Công ty CP Lâm sản Quảng Trị tại xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Linh vẫn giẫm chân tại chỗ. Vậy đâu là nguyên nhân?

Ngày 25/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh ra các Quyết định bổ sung, Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh khám xét nơi ở đối với 6 đối tượng về hành vi buôn lậu, mua bán trái phép hóa đơn và trốn thuế liên quan đến hoạt động xuất khẩu đá vôi.

Ngày 26/9, đại diện Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Bình Phước cho biết, ngay sau khi nắm bắt được sự việc, Liên đoàn Lao động tỉnh đã chỉ đạo Công đoàn các KCN nhanh chóng hỗ trợ người lao động các thủ tục pháp lý gửi đến cơ quan chức năng để hỗ trợ công nhân đòi quyền lợi.

Ngày 26/9, Công an TP Lào Cai (tỉnh Lào Cai) cho biết đã triệt phá thành công chuyên án ma tuý, bắt giữ “nữ hoàng” ma tuý hồng phiến cùng 4 đối tượng có liên quan, thu giữ lượng lớn ma tuý hồng phiến.

“Khi nhận được thông tin và biết mình có cùng nhóm máu có thể hiến, tôi và anh Sơn không chút chần chừ, để có mặt hiến máu giúp đỡ bệnh nhân. Tôi nghĩ rằng, là tôi, hay bất kỳ ai trong tình huống đó cũng sẽ hành động như chúng tôi mà thôi…” – Đó là những lời chia sẻ của Thượng úy Mai Đức Lộc, cán bộ Đội An ninh Công an TP Sơn La trong một lần tham gia hiến máu cứu người qua cơn nguy kịch.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文