Đề nghị cơ chế giám sát độc lập và công khai quá trình xử lý tài sản tham nhũng

12:35 09/11/2024

Nghị quyết thí điểm một số biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình tố tụng hình sự nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm về kinh tế, tham nhũng.

Sáng 9/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, tố tụng và xét xử một số vụ án hình sự. Qua thảo luận, đa số các đại biểu Quốc hội tán thành việc ban hành Nghị quyết thí điểm một số biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình tố tụng hình sự nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm về kinh tế, tham nhũng, bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan, cũng như giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư, kinh doanh.

Các đại biểu góp ý nhiều nội dung trong việc xử lý vật chứng vụ án, tránh lãng phí tài sản và gây thiệt hại cho các bên. Bên cạnh đó, một số đại biểu cho rằng phạm vi điều chỉnh như tại dự thảo nghị quyết vẫn còn rất hạn hẹp (chỉ thí điểm xử lý vật chứng tài sản thu giữ bị tạm giữ kê biên phong tỏa trong một số vụ việc vụ án hình sự thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chỉ đạo); đề nghị có thể mở rộng với các vụ án nghiêm trọng khác như áp dụng cho những vụ án thuộc diện Ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chỉ đạo.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.

Bày tỏ tán thành việc ban hành nghị quyết, đại biểu Trần Khánh Thu (đoàn Thái Bình) nêu thực tế, có những vụ án lớn thông thường kéo dài hàng năm, có những tài sản trong quá trình điều tra truy tố xét xử thì lẽ ra phải xử lý hoặc xử lý sớm nhưng không xử lý được để đến khi tòa xét xử sẽ gây ra tình trạng lãng phí, tài sản này không được đưa vào sử dụng khai thác. Có những tài sản kể cả bị cáo, bị can, người bị hại vẫn muốn xử lý, thậm chí lúc đó bị cáo có muốn nộp tiền, nộp tài sản để khắc phục hậu quả để làm tình tiết giảm nhẹ cũng phải đến tòa án, lúc đó giá trị tài sản cũng không thể định giá đúng, hoặc tài sản đó có thể hỏng hóc, xuống cấp không thể sử dụng được.

Đại biểu Trần Khánh Thu (đoàn Thái Bình) phát biểu tại phiên họp.

Đại biểu lấy ví dụ vụ án tại Bệnh viện Bạch Mai, khi xảy ra, hệ thống trang thiết bị hiện đại cho phép phẫu thuật xâm lấn tối thiểu bị “phong tỏa”. “Cái máy không có tội tình gì và thực tế đây là hệ thống trang thiết bị hiện đại cho phép phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, giảm thiểu ảnh hưởng đến các mô lành, có độ chính xác gấp 3 lần so với phẫu thuật bình thường, giảm tai biến và giúp người bệnh mau hồi phục, thực sự có giá trị điều trị rất tốt. Hệ thống máy để đấy và với thiết bị điện tử 1-2 năm không hoạt động là một sự lãng phí vô cùng lớn” – đại biểu nêu.   

Đại biểu Nguyễn Văn Quân (đoàn Hậu Giang) phát biểu tại phiên họp.

Cùng quan điểm, các đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh), Nguyễn Văn Quân (đoàn Hậu Giang)… nhấn mạnh yêu cầu có cơ chế giám sát độc lập và công khai quá trình xử lý tài sản; giải quyết tranh chấp, khiếu nại để đảm bảo quyền lợi, đảm bảo công bằng, bình đẳng cho tất cả các bên có liên quan. Đại biểu Nguyễn Hữu Chính (đoàn Hà Nội) đề xuất thêm, khi người bị buộc tội đã nộp đầy đủ tiền tương đương giá trị tài sản bị kê biên thì cần quy định họ có quyền lấy lại và định đoạt tài sản, chứ không chỉ được giao “bảo quản” tài sản của chính mình.

“Vả lại, khi đang bị tạm giam, tạm giữ thì việc bảo quản tài sản cũng bất khả thi” – đại biểu Nguyễn Hữu Chính nêu và lấy ví dụ từ vụ án liên quan Tập đoàn Tân Hoàng Minh, khi người bị buộc tội đã nộp đủ tiền để khắc phục hoàn toàn hậu quả thì có thể trả tiền ngay cho bị hại thay vì phải gửi vào kho bạc, gây thiệt hại vì tiền bị đóng băng không được đưa vào lưu thông, khiến những người có quyền và lợi ích chính đáng bức xúc. “Không nên dừng ở các vụ án tham nhũng, vốn rất ít so với thông thường, nếu chỉ thí điểm án tham nhũng thì không thay đổi được thực trạng vướng mắc hiện nay” – đại biểu Nguyễn Hữu Chính góp ý.

Cũng tìm giải pháp cho tài sản bị thu giữ, kê biên, phong toả…, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đề nghị cho phép chuyển nhượng, mua bán, thậm chí bán đấu giá những tài sản đủ điều kiện, đảm bảo hạn chế thấp nhất tình trạng hư hỏng, mất giá, vừa gây thiệt hại cho người có tài sản, vừa gây vướng mắc, khó khăn cho các cơ quan thi hành án (phải trông giữ, bảo quản…).

Phương Thuỷ

Ngày 13/11, Cục CSGT cho biết, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 4 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) đã lập biên bản xử phạt tài xế điều khiển ô tô Land Cruiser có hành vi dán băng dính che biển số đi trên cao tốc.

Các tỉnh thành tại miền Bắc nền nhiệt ban ngày được dự báo ở ngưỡng 29 - 32 độ C, trời nắng hanh khô tuy nhiên về đêm và sáng sớm lạnh trở lại. Bão số 8 trên biển Đông có xu hướng yếu đi.

Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, đồng hành cùng với Chính phủ, cùng các cơ quan, tổ chức trong cả hệ thống chính trị, quyết tâm vượt qua các khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và những năm tiếp theo, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đối với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Sáng 12/11, Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 và nghiệp vụ công tác Đảng trong CAND. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu khai mạc.

Sau gần 2 tháng thực hiện tổng kiểm tra hoạt động kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại, Cơ quan CSĐT 2 cấp Công an TP Hồ Chí Minh đã tiến hành khởi tố 6 vụ án/31 bị can để điều tra về các tội “Mua bán, tàng trữ trái phép chất độc”, thu giữ hơn 9,7 tấn Xyanua, 315 kg axit Sulfuric, 105 kg axit Clohidric cùng nhiều tang vật có liên quan; khẩn trương truy xét các đầu mối tiêu thụ Xyanua tại nhiều tỉnh, thành, thu hồi 313,5 kg Xyanua được mua bán trái phép…

Ngày 12/11, TAND tỉnh Quảng Ngãi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Phan Thanh Việt (SN 1953, trú tại: ấp Phong Lưu, xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, nơi thường trú trước khi phạm tội: thôn An Hải, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) về hai tội danh “Giết người” và “Cướp tài sản”. Đây vụ án gây xôn xao dư luận trên 40 năm qua, đối tượng đã cùng đồng bọn gây ra vụ án mạng khiến 6 người tử vong và trốn lệnh truy nã suốt 43 năm.

Chiều 12/11, Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang cho biết, đã làm việc với ông Trần Hữu Tân (SN 1991) và tiến hành đình chỉ hoạt động của bến thủy không phép cạnh cầu Cửa khẩu Giang Thành (tại ấp Hòa Khánh, xã Tân Khánh Hòa, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang).

Xuất phát từ chuyện mâu thuẫn cá nhân, sau giờ chào cờ đầu tuần, 2 nam  sinh cùng 2 nữ học sinh xông vào đánh nhau. Trong lúc xô xát, hai nam  sinh đã dùng vật sắc nhọn (nghi là dao) đâm 2 nữ sinh trọng thương.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文