Đề nghị giữ Quỹ bình ổn giá xăng trong Luật Giá (sửa đổi)

11:05 15/03/2023

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) xem xét quyết định việc bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CAND.

Sáng 15/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban TVQH đã khai mạc phiên họp thứ 21. Khách mời tham dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Minh Trí, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, đại diện các bộ, ngành chức năng.

Chất vấn Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, theo dự kiến, chương trình phiên họp Ủy ban TVQH sẽ tiến hành trong 4 ngày từ 15/3 đến 20/3. Phiên họp này chuẩn bị các nội dung rất quan trọng cho Kỳ họp thứ 5, cho ý kiến về 8 nội dung dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 gồm 7 dự án Luật và một dự án đầu tư. Trong đó cho ý kiến về việc giải trình tiếp thu chỉnh lý 3 dự án Luật đã được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 là Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi) và Luật Giá (sửa đổi); đồng thời Ủy ban TVQH sẽ cho ý kiến về 3 dự án luật khác trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của năm 2023 dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 và thông qua tại Kỳ họp thứ 6 bao gồm: Luật Quản lý bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;  Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); đồng thời xem xét quyết định việc bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CAND; cho ý kiến về điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với dự án Hồ chứa nước Ka Pét của huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận trên cơ sở đề nghị của Chính phủ để báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định của Luật Đầu tư công.

3.jpg -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp.

Thứ hai, Ủy ban TVQH sẽ tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Dự kiến nội dung này sẽ được dành một ngày vào 20/3 đối với 2 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công tác của Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao chịu trách nhiệm trả lời chính. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Tổng Thanh tra Chính phủ và Phó Thủ tướng phụ trách ngành, lĩnh vực có thể tham gia báo cáo giải trình thêm nội dung này. Bên cạnh đó, Ủy ban TVQH sẽ xem xét cho ý kiến quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền.  

Nhấn mạnh nội dung phiên họp rất phong phú và quan trọng, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các thành viên Ủy ban TVQH phát huy tinh thần đã có từ các phiên họp trước đến nay tích cực nghiên cứu, thảo luận, cho ý kiến về những vấn đề lớn hoặc những vấn đề mà còn có ý kiến khác nhau để chuẩn bị tốt nhất cho Kỳ họp thứ 5.

Cần công khai minh bạch quỹ bình ổn giá

Sau phiên khai mạc, Uỷ ban TVQH cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giá (sửa đổi). Báo cáo một số vấn đề lớn và nội dung còn ý kiến khác nhau về Dự án Luật Giá (sửa đổi) tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến về dự án Luật Giá (sửa đổi).

Các đại biểu tại phiên họp.

Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Thường trực Ủy ban TCNS đã kịp thời phối hợp với cơ quan soạn thảo để thống nhất định hướng giải trình, tiếp thu ý kiến các ĐBQH; tổ chức Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, doanh nghiệp, hiệp hội, các đối tượng liên quan về dự thảo Luật; chủ trì phối hợp với Cơ quan soạn thảo, Ủy ban Pháp luật và các cơ quan liên quan rà soát và chỉnh lý, hoàn thiện từng điều khoản của dự thảo Luật. Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo đã thống nhất: bỏ 2 Điều; bổ sung 5 Điều; bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung 7 nội dung của các Luật có liên quan; bổ sung thêm Phụ lục số 2 để làm rõ Danh mục các hàng hóa, dịch vụ đưa ra khỏi phạm vi Nhà nước định giá; từng điều khoản đã được hoàn chỉnh về kỹ thuật lập pháp…

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường báo cáo tại phiên họp.

Về nội dung liên quan đến bình ổn giá, Chủ nhiệm Ủy ban TCNS của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, giá là vấn đề ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến từng người dân, doanh nghiệp, liên quan ổn định thị trường, do đó cần được quy định cụ thể trong Luật nhằm tạo sự công khai, minh bạch, đặc biệt nhằm tránh việc lạm dụng để mở rộng phạm vi các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, hạn chế sự can thiệp từ cơ quan quản lý nhà nước đến quy luật cung cầu; bảo đảm tính pháp lý chắc chắn, ổn định, giúp doanh nghiệp, người dân đang kinh doanh những mặt hàng thuộc diện bình ổn giá có chiến lược kinh doanh phù hợp. Đồng thời, việc quy định rõ danh mục các mặt hàng bình ổn giá trong Luật cũng khắc phục tình trạng “luật khung, luật ống”. 

Để bảo đảm tính linh hoạt, kịp thời, Luật Giá hiện hành cũng đã quy định trường hợp cần điều chỉnh danh mục các mặt hàng bình ổn giá, Chính phủ trình Uỷ ban TVQH xem xét, quyết định. Vì vậy, để đúng với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan dân cử, bảo đảm công khai, minh bạch về chính sách nhưng vẫn đáp ứng tính linh hoạt, kịp thời, phù hợp thực tiễn, đề nghị cho giữ như quy định của Luật hiện hành.

Về Quỹ bình ổn giá, Thường trực Ủy ban TCNS cho rằng, cần giữ quy định hiện tại về Quỹ bình ổn giá trong Luật giá nhằm tạo cơ sở pháp lý cũng như bảo đảm cho công tác tổ chức thực hiện đối với các trường hợp cần thiết phát sinh. Ngoài ra, việc giữ quy định về thành lập quỹ như Dự thảo Luật nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý đối với Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang hoạt động...

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, dự thảo Luật Giá (sửa đổi) đã được tiếp thu các ý kiến ĐBQH tại Kỳ họp thứ 4, chỉnh lý công phu, giải trình đầy đủ các ý kiến đại biểu nêu. Về những nội dung còn có ý kiến khác nhau liên quan đến hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá và thẩm quyền quyết định danh mục bình ổn giá, Chủ tịch Quốc hội đề nghị bổ sung cụm từ “biến động lớn” trong quy định về tiêu chí đối với hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá trong trường hợp giá có biến động tác động đến đời sống của người dân.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoàng Đức Phớc tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu nêu.

Cho ý kiến về Quỹ bình ổn giá (Điều 20), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị nghiên cứu đổi tên theo hướng rộng hơn gồm cả các biện pháp bình ổn giá. Bởi trong thực tế việc bình ổn giá phải theo quy luật thị trường và quản lý, định hướng quản lý của Nhà nước để đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp, nhất là bảo vệ lợi ích của những người yếu thế. Trong thực tế cũng có những tình huống rất bất ngờ, rất đặc biệt, ví dụ như thiên tai, dịch họa, hỏa hoạn, tình trạng khẩn cấp, khi đó Nhà nước có thể đưa ra quyết định đặc biệt…

 Bày tỏ nhất trí về nhiều nội dung trong dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Quỹ bình ổn giá là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách Nhà nước được trích lập từ giá hàng hóa, dịch vụ và các nguồn tài chính hợp pháp khác và chỉ được sử dụng cho mục đích bình ổn giá. Chính phủ quy định về việc lập, quản lý, sử dụng quỹ bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ chiến lược thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng tán thành việc duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Phương Thuỷ

Ngày 25/1 ông Kevin moore, Giám đốc điều hành Công ty TNHH xử lý chất thải Việt Nam (VWS) đơn vị chủ đầu tư Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (bãi rác Đa Phước) đã có văn bản gửi UBND TP Hồ Chí Minh cùng Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) để thông báo về việc công nhân viên của khu xử lý rác thải này đã quay trở lại làm việc…

Sáng 25/1, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Công Thương kiểm tra, làm việc về tình hình cung ứng xăng dầu Tết Ất Tỵ 2025 tại Hà Nội.

Sau khi kêu gọi nhà đầu tư, Hoàng Trung Nghĩa đăng ký nhiều ví tiền ảo để cung cấp cho các nhà đầu tư chuyển tiền ảo. Tiếp đó Nghĩa chuyển toàn bộ tiền ảo chiếm đoạt vào các ví rồi quy đổi thành tiền Việt Nam đồng trên một sàn giao dịch khác, qua đó chiếm đoạt tổng số tiền 2,35 tỷ đồng.

Thông tin từ Phòng Cảnh sát Kinh tế (CSKT) Công an tỉnh Khánh ngày 25/1 cho biết, cơ quan này đang tập trung truy xét, xác minh nguồn gốc hàng chục ngàn chai rượu, lon bia không rõ nguồn gốc cùng với hàng ngàn tem rượu, tem truy xuất nguồn gốc nghi vấn bất hợp pháp vừa được phát hiện, tạm giữ tại một doanh nghiệp ở địa phương.

Ngày 25/1, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Trịnh Quốc Thăng (SN 1989, thường trú tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.