Đề nghị tăng số lượng thẩm phán TAND tối cao lên 23-27 người

09:01 08/05/2025

Sáng 8/5, Chánh án TAND tối cao Lê Minh Trí đã trình bày trước Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức TAND.

Dự thảo luật quy định về tổ chức hệ thống Tòa án theo hướng kết thúc hoạt động của TAND cấp cao và TAND cấp huyện; thành lập TAND khu vực; chuyển các TAND sơ thẩm chuyên biệt thành các Tòa chuyên trách trong TAND khu vực. Theo đó, mô hình tổ chức hệ thống Tòa án gồm: TAND tối cao; TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; TAND khu vực (sửa đổi Điều 4 Luật Tổ chức TAND năm 2024 (sau đây gọi chung là luật hiện hành).

Sửa Luật Tổ chức TAND tối cao, tăng số lượng thẩm phán lên 23 đến 27 người -0
Chánh án TAND tối cao Lê Minh Trí.

Chánh án TAND tối cao cho rằng, với khối lượng công việc lớn, đòi hỏi phải tăng số lượng thẩm phán mới đáp ứng được yêu cầu của công việc. Luật hiện hành quy định, tại TAND tối cao hiện chỉ có từ 13 đến 17 thẩm phán, không có các thẩm phán khác nên hơn 10 năm qua (từ năm 2014 đến nay), không thể bổ nhiệm hay điều động các thẩm phán khác về TAND tối cao.

"Nhiều Vụ trưởng các Vụ chuyên môn nghiệp vụ là những chuyên gia giỏi về chuyên môn và pháp luật trong công tác xét xử nhưng do quy định của luật nêu trên nên không được bổ nhiệm làm thẩm phán TAND tối cao", ông nêu bất cập.

Trên cơ sở đó, cơ quan này đề nghị bổ sung điều kiện bổ nhiệm thẩm phán TAND tối cao trong trường hợp đặc biệt theo hướng: Bổ sung trường hợp người đang là thẩm phán TAND và có từ đủ 5 năm trở lên làm Vụ trưởng Vụ chuyên môn nghiệp vụ tại TAND tối cao thì được xem xét bổ nhiệm làm thẩm phán TAND tối cao sau khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận, nhưng số lượng không quá 10% tổng số thẩm phán TAND tối cao.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng.

Dự thảo luật cũng bổ sung quy định tại một số TAND khu vực có Tòa Phá sản, Tòa Sở hữu trí tuệ, phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của các Tòa chuyên trách này do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định. Theo đó, dự kiến tổ chức 3 Tòa Phá sản tại 3 TAND khu vực ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh; tổ chức 2 Tòa Sở hữu trí tuệ tại 2 TAND khu vực ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

"Việc bố trí các Tòa chuyên trách về Phá sản, Sở hữu trí tuệ tại một số TAND khu vực ở các tỉnh, thành phố lớn là trung tâm kinh tế, tài chính của đất nước là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ việc này; đồng thời, để hiện thực hóa cam kết và khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong việc thực thi nghiêm túc quyền sở hữu trí tuệ, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài...", Chánh án TAND tối cao Lê Minh Trí lý giải.

Qua thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cho biết, Cơ quan thẩm tra nhất trí với đề nghị tăng số lượng thẩm phán TAND tối cao từ 13 đến 17 người (theo quy định luật hiện hành) lên 23 đến 27 người để có đủ nhân lực thực hiện nhiệm vụ xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm mới tiếp nhận từ TAND cấp cao, bảo đảm chất lượng và thời hạn xét xử.

Quang cảnh hội trường.

Cơ quan thẩm tra cũng tán thành đề nghị bổ sung điều kiện bổ nhiệm thẩm phán TAND tối cao trong trường hợp đặc biệt. "Quy định này là cần thiết nhằm xây dựng đội ngũ thẩm phán TAND tối cao giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp, công tâm, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới", ông cho hay.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp cũng khẳng định, Cơ quan thẩm tra thống nhất với đề xuất thành lập Tòa Kinh tế tại TAND khu vực; Tòa Sở hữu trí tuệ, Tòa Phá sản tại một số TAND khu vực ở các tỉnh, thành phố lớn là trung tâm kinh tế, tài chính của đất nước.

Lý do được nêu ra là, tranh chấp về kinh doanh, thương mại, sở hữu trí tuệ và giải quyết phá sản ngày càng phổ biến và đều là loại việc khó, có tính chất phức tạp, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, thẩm phán phải có kiến thức chuyên sâu. Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị làm rõ tiêu chí, điều kiện thành lập Tòa Phá sản, Tòa Sở hữu trí tuệ tại một số TAND khu vực; có ý kiến tán thành nhưng băn khoăn về việc đáp ứng nguồn nhân lực có trình độ cao, chuyên sâu bố trí tại các Tòa chuyên trách này.

Quỳnh Vinh

Ngày 15/7, TAND tỉnh Đồng Nai mở phiên tòa xét xử 87 bị cáo liên quan đến sai phạm tại Công ty CP đầu tư kinh doanh Lộc Phúc có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh. Các bị cáo đã lập dự án bất động sản (BĐS) “ma” lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhiều khách hàng. Phiên tòa dự kiến sẽ kéo dài trong 20 ngày…

Chiều 15/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can 7 đối tượng là quản lý và nhân viên Phòng khám Đa khoa Quốc tế Đà Nẵng về hành vi “Lừa dối khách hàng”, quy định tại khoản 2 Điều 198 BLHS. Trong số đó, Cơ quan điều tra đã bắt tạm giam đối với 4 bị can; ra lệnh cấm đi khởi nơi cư trú 3 bị can để tiếp tục điều tra, làm rõ sai phạm của phòng khám.

Liên quan đến vụ tai nạn giao thông xảy ra vào hồi 16h46', ngày 13/7 tại Km 32+100, Quốc lộ 46A, thuộc khối Ba Hà, xã Vạn An, tỉnh Nghệ An, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ hình sự để phục vụ công tác điều tra đối với Trần Hữu Ba (SN 1988), trú tại xã Vạn An, tỉnh Nghệ An.

Phạm Đình Tuấn, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội (nay là xã Chương Mỹ) đã chỉ đạo anh trai và nhân viên mua cồn công nghiệp 99% (có hàm lượng Methanol cao) để pha chế, sản xuất thành phẩm cồn y tế, sau đó dán nhãn mác giả và phân phối ra thị trường, tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Sáng 15/7, tại Hà Nội, Cục Đào tạo đã tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Thượng tướng, PGS.TS Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.