Đề xuất thí điểm xử phạt vi phạm giao thông không cần lập biên bản

15:17 23/02/2022

Việc thí điểm xử phạt vi phạm giao thông được phát hiện qua hệ thống giám sát không phải lập biên bản vì các chứng cứ đã rõ, các tài liệu chứng minh ai là người vi phạm và các nội dung khác để ra quyết định xử phạt đều đầy đủ.

Cục CSGT báo cáo Bộ Công an đề xuất Chính phủ cho thí điểm xử phạt vi phạm giao thông được phát hiện qua hệ thống giám sát mà không phải lập biên bản vì các chứng cứ đã rõ.

Theo đó, việc thí điểm xử phạt vi phạm giao thông được phát hiện qua hệ thống giám sát không phải lập biên bản vì các chứng cứ đã rõ, các tài liệu chứng minh ai là người vi phạm và các nội dung khác để ra quyết định xử phạt đều đầy đủ; hình thức phạt bổ sung là trừ điểm vào luật xử lý vi phạm hành chính.

Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục CSGT cho biết, hai điều đó làm thay đổi rất lớn quá trình phát hiện và xử phạt của lực lượng CSGT, làm cho ý thức của người tham gia giao thông sẽ tăng lên trong thời gian tới.

Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục CSGT.

Hiện tại, với quy trình giải quyết vi phạm giao thông được phát hiện qua hệ thống giám sát, nhiều người phải đi hàng trăm cây số để nộp phạt nguội. Theo Phó Cục trưởng Cục CSGT, hạn chế này do quy định của pháp luật, khi phát hiện vi phạm phải lập biên bản mới ra quyết định xử phạt được.

"Chính phủ vừa ban hành Nghị định 135 về danh mục trang thiết bị, trong đó cho phép các phát hiện vi phạm qua thiết bị kỹ thuật được gửi đến Công an cấp tỉnh, cấp huyện, nơi chủ sở hữu phương tiện sinh sống, hoặc cơ quan tổ chức đó để tiến hành lập biên bản và ra quyết định xử phạt (QĐXP). Điều này làm thay đổi lớn, thay vì việc người vi phạm phải đến trụ sở của đơn vị quản lý tuyến đường đó để lập biên bản và ra QĐXP, giờ người vi phạm đến trụ sở cơ quan Công an cấp huyện nơi có hộ khẩu thường trú hoặc nơi ở để thực hiện việc xử phạt. Việc đó vừa góp phần xử lý nghiêm minh, vừa giảm thiểu thời gian và đi lại của người dân, đặt nền tảng cho việc ứng dụng công nghệ mà Bộ Công an đang chỉ đạo xuyên suốt từ Bộ tới cơ sở trong thời gian tới, trong đó có lực lượng CSGT" - Đại tá Đỗ Thanh Bình thông tin.

Xe ô tô vi phạm đón trả khách bị camera giám sát ghi lại.
Các phương tiện vi phạm bị phát hiện qua hệ thống giám sát.

Theo Đại tá Đỗ Thanh Bình, hiện nay, Cục CSGT đã tham mưu cho Bộ Công an phối hợp với các đơn vị để sửa đổi các quy trình, các thông tư của Bộ để làm sao phân công, phân cấp, quy trình thực hiện nhiệm vụ này thông suốt từ Bộ tới Công an cấp cơ sở. Bên cạnh đó, Bộ đã có chỉ đạo để kết nối các phần mềm xử lý vi phạm, điều tra tai nạn giao thông, đăng ký xe của lực lượng CSGT từ Cục đến Công an cấp tỉnh, cấp huyện trên toàn quốc.

"Chúng tôi đang tổ chức tập huấn quy trình này. Tất cả dữ liệu qua hệ thống giám sát được gửi điện tử trực tiếp từ đơn vị đó tới Công an cấp huyện và trước khi gửi phải được xác minh chính xác nơi ở của chủ xe theo hệ thống quản lý cơ sở quốc gia về dân cư để mời chủ xe lên làm việc, xử lý. Việc theo dõi đó mang tính thông suốt toàn quốc nên chủ xe không thể trốn tránh được việc xử lý của cơ quan chức năng" - Đại tá Đỗ Thanh Bình chia sẻ.

Phó Cục trưởng Cục CSGT cho rằng, thực hiện quy trình trên, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng cao. Một vi phạm được lực lượng CSGT phát hiện và xác minh rất chính xác nơi ở, địa chỉ của chủ xe qua hệ thống quản lý cơ sở quốc gia về dân cư, người dân không phải đi lại nhiều để phát sinh các chi phí và giảm thiểu về thời gian.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin của lực lượng CSGT mang tính xuyên suốt hơn, trước thì ứng dụng để phát hiện vi phạm, nay thì ứng dụng để xử lý vi phạm, giảm thiểu hình thức trực tiếp, thủ công; mặt khác, giảm thiểu thời gian và tiền bạc chi phí đi lại cho người vi phạm. Qua đó, thay đổi tư duy từ phát hiện, từ nhiều thủ tục phức tạp để chống vi phạm, bằng việc phát hiện nhiều vi phạm và xử lý nghiêm minh hơn.

Phương Thuỷ

Hà Nội dự kiến triển khai thực hiện sắp xếp, tinh gọn đầu mối tổ chức bên trong của các sở và tương đương giảm tối thiểu 15%-20% đầu mối, không bao gồm các tổ chức thuộc diện hợp nhất, sáp nhập do trùng lắp chức năng, nhiệm vụ khi thực hiện phương án sáp nhập các sở.

Báo cáo số 3003/KQLĐBIII-QL,TCGTĐB ngày 16/12 của Khu Quản lý đường bộ III gửi Cục Đường bộ Việt Nam về khắc phục thiên tai gây hư hỏng trên các tuyến quốc lộ ở địa bàn miền Trung – Tây Nguyên, có đề cập thông tin chi tiết về sự cố sạt lở ở đèo Khánh Lê gây ách tắc giao thông trên tuyến quốc lộ 27C như Báo CAND đã thông tin.

Ngày 16/12, Phòng Cảnh sát hình sự, Kỹ thuật hình sự (Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Viện KSND tỉnh và Công an huyện Kông Chro, Ia Pa tiến hành thực nghiệm hiện trường để điều tra Đinh Văn Ten (SN 1996), Đinh Toc (SN 2003, cùng trú ở làng Tkắt, xã Đăk Kơ Ning, huyện Kông Chro) về hành vi giết người.

Chiều 16/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) cho biết, vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với Đoàn Đức Vinh (SN 1996, cư trú: xã Thạnh Lộc, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ) để điều tra về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文