Dự án trọng điểm vốn nghìn tỷ, giải ngân được vài trăm triệu

18:40 27/06/2022

Theo thông tin từ UBND TP Hà Nội, Dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa - giai đoạn 1 được giao kế hoạch vốn năm 2022 là 1.043 tỷ đồng, đến nay, mới giải ngân 213 triệu đồng, đạt tỷ lệ 0,02%.

Theo UBND TP Hà Nội, đến ngày 16/6, toàn TP giải ngân được 8.883,168 tỷ đồng, đạt 17,4% kế hoạch; ước 6 tháng đạt 10.215 tỷ đồng, đạt 20,0% dự toán, bằng tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, theo báo cáo của TP Hà Nội, lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật cấp, thoát nước chỉ giải ngân đạt 1/272 tỷ đồng (0,4% kế hoạch).

Các dự án thuộc nhóm này đều thuộc diện chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 - 2020, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng (QLDA ĐTXD) công trình cấp nước, thoát nước và môi trường.

Trong đó, Dự án hệ thống thoát nước, hồ điều hoà, trạm bơm tiêu Vĩnh Thanh (huyện Đông Anh), kế hoạch vốn năm 2022 là 100 tỷ, hiện giải ngân đạt 500 triệu đồng (tỷ lệ 0,50%); Dự án xây dựng, nâng cấp trạm bơm Phương Trạch (huyện Đông Anh), kế hoạch vốn 2022 là 172 tỷ đồng, hiện giải ngân đạt 500 triệu đồng, tỷ lệ 0,29%.

Báo cáo cũng nêu, kết quả giải ngân của Ban QLDA ĐTXD công trình cấp nước, thoát nước và môi trường TP Hà Nội kế hoạch vốn được giao năm 2022 là hơn 2.442 tỷ đồng; kết quả giải ngân mới được hơn 23,7 tỷ đồng, tỷ lệ chỉ đạt 1%.

Nhiều công trình cấp nước, thoát nước tỷ lệ giải ngân chỉ đạt 1%.

Ở lĩnh vực thuỷ lợi, theo thông tin từ UBND TP, kế hoạch vốn năm 2022 là hơn 2.169 tỷ đồng, đến nay giải ngân được hơn 76,7 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 3,54%.

Trong lĩnh vực thuỷ lợi, có 9 dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 - 2020, với kế hoạch vốn năm 2022 hơn 1.587 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 58,14 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 3,66%.

Cụ thể, trong số 9 dự án này có 2 dự án công trình trọng điểm. Đầu tiên là dự án cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây TP - Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa - giai đoạn 1, với kế hoạch vốn năm 2022 là 1.043 tỷ đồng, nhưng theo số liệu thống kê, đến nay, mới giải ngân 213 triệu đồng, đạt tỷ lệ 0,02%. Chủ đầu tư dự án là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).

Công trình trọng điểm 2016 - 2021 thứ 2 là dự án tiếp nước cải tạo khôi phục sông Tích từ Lương Phú xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, kế hoạch vốn năm 2022 là 400 tỷ đồng, nhưng đến nay chưa có số liệu giải ngân. Chủ đầu tư dự án là Sở NN&PTNT.

Cũng trong lĩnh vực thủy lợi, một số dự án khởi công năm 2021 cũng có kết quả giải ngân quá thấp. Như dự án cải tạo, nâng cấp sông Cầu Bây (Gia Lâm), kế hoạch vốn năm 2022 là 80 tỷ đồng, nhưng đến nay mới giải ngân được hơn 1,3 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 1,70%. Chủ đầu tư là Ban QLDA ĐTXD công trình NN&PTNT.

Hay dự án xây dựng trạm bơm Văn Khê và hệ thống kênh tiêu ra sông Hồng trên địa bàn huyện Mê Linh, kế hoạch vốn năm 2022 là 150 tỷ đồng, nhưng giải ngân mới đạt 2,47 tỷ đồng, tỷ lệ 1,65%. Chủ đầu tư cũng là Ban QLDA ĐTXD công trình NN&PTNT.

Dự án cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới cụm công trình đầu mối trạm bơm Bộ Đầu (huyện Thường Tín) cũng chỉ đạt kết quả giải ngân 3,29% trong số vốn kế hoạch 80 tỷ đồng.

Riêng dự án cải tạo, nâng cấp kênh tiêu T1B và hệ thống kênh tiêu Hát Môn (gồm kênh tiêu Hát Môn, B1, B2, B3) huyện Phúc Thọ đạt tỷ lệ giải ngân 30,38% trong số vốn 40 tỷ đồng.

Có 7 dự án thuộc lĩnh vực thủy lợi nằm trong danh sách khởi công mới năm 2022, với số vốn kế hoạch năm 2022 là 232 tỷ đồng, đến nay chưa giải ngân. Chủ đầu tư 7 dự án này là Sở NN&PTNT Hà Nội.

Lĩnh vực môi trường có 3 dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 – 2020, có 2 công trình trọng điểm, trong đó có Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá có kế hoạch vốn 2022 2.100 tỷ đồng, đến nay mới giải ngân được hơn 22,7 tỷ đồng, đạt 1,08%. Chủ đầu tư là Ban QLDA ĐTXD công trình cấp nước, thoát nước và môi trường.

T.Linh

“Tôi đã được gặp rất nhiều người từng tiếp xúc và gặp gỡ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ kể cho tôi nghe những câu chuyện xúc động và những kỷ niệm đã nằm lòng về Người. Qua câu chuyện của họ, tôi thật sự ngưỡng mộ Bác Hồ. Ông không chỉ là nhà lãnh đạo của riêng Việt Nam, ông còn là nhà lãnh đạo của những người bị nô lệ trên toàn thế giới”, nhà văn người Mỹ Lady Borton nói.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia, khoảng đêm 18 và ngày 19/5, vùng hội tụ gió trên cao khả năng hoạt động mạnh trở lại. Và từ ngày 19-23/5, miền Bắc sẽ có mưa dông, có nơi mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Ngày 17/5, ông Nguyễn Tân Hiếu, Phó giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị cho biết, trong đợt tuần tra kiểm soát bảo vệ rừng mới đây của đơn vị, tại các tiểu khu 638S và 642 nằm trên địa bàn xã Hướng Sơn thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, đã phát hiện nhiều loại bom đạn sót lại sau chiến tranh vẫn còn nguyên ngòi nổ.

Ngày 17/5, Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án hình sự và tạm giữ Dương Quốc Quân (SN 1997), Dương Triệu Phú (em ruột Quân, SN 2004, cùng ngụ huyện Lấp Vò) và Tiêu Thái Hưng (cậu vợ Quân, SN 1993, ngụ huyện Lai Vung) để điều tra về hành vi tổ chức đánh bạc qua mạng Internet.

Ngày 17/5, Cơ quan CSĐT Công an quận Hải An (TP Hải Phòng) cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với bà Hoàng Thị Tha (SN 1958, trú phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng), để điều tra về hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông.

Xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới có 475 tàu cá; trong đó, có 200 tàu trên 15m theo quy định đã lắp thiết bị giám sát hành trình. Tuy nhiên, thời gian qua các ngư dân có các đội tàu xa bờ đều liên tục phản ánh tình trạng mất kết nối từ thiết bị giám sát hành trình do lỗi hệ thống từ nhà mạng viễn thông.

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), chiêu trò lừa đảo giả danh, mạo danh đã không còn xa lạ đối với người dùng thời gian qua. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thủ đoạn này đang có dấu hiệu bùng phát. Điều đáng nói là các đối tượng giả danh, mạo danh đã liên tục thay đổi kịch bản, thao túng tâm lý người dùng một cách tinh vi nên vẫn có không ít người dân bị sập bẫy.

Trong khi khu tái định canh của Dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng đã đầu tư xong cơ sở hạ tầng nhưng bị hàng trăm hộ dân kéo tới lấn chiếm, trồng hoa màu, xây dựng nhiều công trình kiên cố thì công tác bồi thường, thu hồi đất và giải phóng mặt bằng để khai thác quặng bauxite tại huyện Bảo Lâm đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, một phần vì thiếu đất bố trí tái định canh, định cư cho các hộ trong diện bị thu hồi đất. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文