Đưa Đông Nam Bộ trở thành đầu tàu và động lực phát triển mạnh mẽ nhất của cả nước

13:04 23/10/2022

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ tin tưởng, cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các tỉnh vùng Đông Nam Bộ sẽ phát huy mạnh mẽ hơn nữa kinh nghiệm đổi mới, truyền thống cách mạng, anh hùng vẻ vang, phẩm chất cao quý, tốt đẹp, năng động, sáng tạo, nghĩa tình của người miền Đông; cùng với các ban, bộ, ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền các cấp trong cả nước, nỗ lực phấn đấu mạnh mẽ hơn nữa, quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết của Bộ Chính trị...

Làm phải hay hơn nghị quyết

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 24, ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), bảo đảm quốc phòng, an ninh (QPAN) vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá, sự có mặt đông đủ của các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, lãnh đạo chủ chốt các ban, bộ, ngành Trung ương và toàn bộ 6 tỉnh, thành phố trong vùng đã thể hiện tinh thần nghiêm túc, ý chí và quyết tâm cao trong đổi mới, xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện nghị quyết - vấn đề có ý nghĩa chiến lược không chỉ đối với từng vùng mà đối với cả nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo hội nghị (ảnh: Phạm Cường).

"Tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt" thì mới thành công được. Đặc biệt là có sự phối hợp chỉ đạo của Trung ương, các ngành Trung ương với các địa phương, sự phối hợp giữa các địa phương với nhau trong cùng một vùng thì mới tạo thành sức mạnh tổng hợp", Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư và với tình cảm cá nhân, Tổng Bí thư hoan nghênh, chào mừng tất cả các đồng chí tham dự hội nghị, đề nghị các đại biểu tập trung nghiên cứu, thảo luận, tiếp thu sâu sắc và tổ chức thực hiện thật tốt nghị quyết quan trọng này, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đã đề ra, cố gắng tránh tình trạng "Rằng hay thì thật là hay/ Xem ra thực hiện còn gay trăm bề", nghị quyết thì rất hay nhưng không đi vào cuộc sống.

"Nghị quyết hay nhưng làm phải hay hơn nghị quyết, sáng tạo, biến thành hiện thực sinh động, ra của cải vật chất. Toàn Đảng, toàn dân càng đồng tâm, nhất trí, thống nhất với nhau mới là thành công của nghị quyết", Tổng Bí thư lưu ý.

Khẳng định Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị đã được gửi tới các đại biểu với nội dung rất rõ ràng, dễ hiểu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các đại biểu cần nghiên cứu trực tiếp, kỹ lưỡng, đồng thời phải trả lời cho được 3 câu hỏi: Vì sao vào lúc này Bộ Chính trị lại phải bàn và ra nghị quyết này? Những ý tưởng mới, tinh thần mới, nội dung mới của nghị quyết lần này là gì? Chúng ta cần làm gì, làm như thế nào để thực hiện nghị quyết có kết quả, biến nghị quyết thành hiện thực sinh động?

Việc làm ý nghĩa đối với "miền Đông gian lao mà anh dũng"

Trả lời câu hỏi thứ nhất, Tổng Bí thư cho rằng, vùng Đông Nam Bộ bao gồm TP Hồ Chí Minh và 5 tỉnh trực thuộc Trung ương: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu là vùng có địa hình rộng, thoáng, phần lớn diện tích là đồng bằng, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và đô thị, xây dựng hệ thống giao thông vận tải; phía Bắc giáp các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên, giàu tài nguyên và khoáng sản, phía Tây và Tây Nam giáp đồng bằng Sông Cửu Long - cái nôi phát triển lớn nhất về nông nghiệp của cả nước; phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông, giàu tiềm năng phát triển kinh tế biển, nhất là tài nguyên hải sản, dầu mỏ và khí đốt cũng như thuận tiện kết nối với đường biển quốc tế quan trọng, nhộn nhịp bậc nhất thế giới: kết nối với Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương; phía Tây Bắc giáp Campuchia, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hợp tác với Campuchia, Thái Lan, Lào, Myanmar qua tuyến đường bộ xuyên Á.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đồng chí lãnh đạo chủ trì hội nghị.

Đông Nam Bộ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển KTXH, bảo đảm QPAN và đối ngoại của đất nước với những tiềm năng, lợi thế vượt trội, luôn là trung tâm đổi mới năng động sáng tạo hàng đầu cả nước, là đầu tàu kinh tế và trung tâm phát triển công nghiệp, du lịch dịch vụ lớn nhất cả nước với hạt nhân là đô thị đặc biệt TP Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng.

Để phát huy hơn nữa vai trò, hiệu quả của vùng, Bộ Chính trị đã ban hành các nghị quyết về phương hướng phát triển KTXH, bảo đảm QPAN vùng Đông Nam Bộ (khoá IX và khoá XI). Sau 17 năm thực hiện, các cấp uỷ đảng, chính quyền và nhân dân trong vùng đã phát huy truyền thống đoàn kết, cách mạng và tinh thần đổi mới, sáng tạo, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, liên tục phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, KTXH củng vùng còn nhiều hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; liên kết vùng còn thiếu và yếu, là điểm nghẽn ảnh hưởng đến sự phát triển và sức lan toả của vùng...

"Tình hình thực tế đã đặt ra yêu cầu phải khẩn trương, nghiêm túc tiến hành tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 53 của Bộ Chính trị khoá IX; Kết luận số 27 của Bộ Chính trị khoá XI và nghiên cứu xây dựng, ban hành nghị quyết mới về vấn đề đặc biệt quan trọng này, góp phần tạo ra sự chuyển biến có tính đột phá trong công cuộc đổi mới, phát triển KTXH, bảo đảm QPAN ở vùng Đông Nam Bộ trong giai đoạn phát triển mới. Đây cũng là việc làm rất có ý nghĩa đối với "miền Đông gian lao mà anh dũng", luôn là đầu tầu, động lực phát triển của cả nước trong hơn 35 năm đổi mới vừa qua; cũng như đối với miền Nam "thành đồng của Tổ quốc", Nam Bộ mến yêu, cách mạng và anh hùng" - Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Đổi mới mạnh mẽ, năng động, sáng tạo hơn nữa, tạo chuyển biến có tính đột phá

Đề cập về những ý tưởng mới, tinh thần mới, nội dung mới của Nghị quyết Bộ Chính trị lần này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, nghị quyết lần này đã quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; kế thừa, bổ sung, phát triển các quan điểm của Nghị quyết số 53 thành những quan điểm chỉ đạo mới, phù hợp với bối cảnh, tình hình mới. Có nhiều nội dung thể hiện rất rõ tinh thần đổi mới, ý chí rất cao của Đảng ta quyết tâm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, có tính đột phá trong việc phát triển vùng Đông Nam Bộ, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Toàn cảnh hội nghị (ảnh: Phạm Cường).

Tổng Bí thư nêu rõ, nghị quyết tiếp tục khẳng định vị trí chiến lược và vai trò đặc biệt quan trọng của vùng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, QPAN và đối ngoại. Yêu cầu phải phát triển nhanh và bền vững, phù hợp với vị trí, vai trò chiến lược của vùng động lực phát triển lớn nhất, đầu tàu kinh tế của cả nước; coi đây là nhiệm vụ xuyên suốt của cả hệ thống chính trị, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của các địa phương trong vùng và cả nước.

Bộ Chính trị đặc biệt nhấn mạnh: Cần phải đổi mới mạnh mẽ, năng động, sáng tạo hơn nữa, tạo chuyển biến có tính đột phá trong việc tiếp tục xây dựng và phát triển vùng Đông Nam Bộ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số hàng đầu của cả nước và khu vực Đông Nam Á, giữ vai trò đầu tầu trong liên kết phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước.

"Trong đó, TP Hồ Chí Minh là thành phố kinh tế tri thức, trung tâm tài chính quốc tế, là điểm đến của tầng lớp trung lưu, trí thức, nhất là trí thức trẻ, đến sinh sống và làm việc; có trình độ phát triển ngang tầm với các thành phố lớn ở khu vực Châu Á, đóng vai trò là một cực tăng trưởng của vùng Đông Nam Bộ và cả nước", Tổng Bí thư chỉ rõ.

Cả nước vì vùng và vùng vì cả nước, không khoán trắng cho vùng

Về câu hỏi thứ ba, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu phải đặc biệt nhận thức thật đầy đủ và sâu sắc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung của nghị quyết, nắm thật vững những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, những công việc phải làm; trên cơ sở đó có sự thống nhất cao về ý chí, quyết tâm của cả nước, của toàn vùng, của từng địa phương trong vùng; của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương. "Phải xác định đây là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị chứ không phải nhiệm vụ riêng của vùng và các địa phương trong vùng. Đồng thời, phải nhận thức thật đúng và giải quyết thật tốt mối quan hệ giữa phát triển vùng và phát triển chung của cả nước. Cả nước vì vùng và vùng vì cả nước, chứ không phải khoán trắng cho vùng", Tổng Bí thư yêu cầu.

Các đại biểu tham dự hội nghị (ảnh: Phạm Cường).

Bên cạnh đó, phải khơi dậy, phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, đổi mới, năng động, sáng tạo; ý chí, quyết tâm, khát vọng vươn lên của cán bộ, đảng viên và Nhân dân các địa phương trong vùng; quyết vượt lên chính mình, khắc phục tư tưởng tự mãn, bằng lòng với những gì đã làm, đã đạt được. Các cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong vùng phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ hơn nữa về vai trò, vị trí, tầm quan trọng đặc biệt của vùng động lực phát triển lớn nhất, đầu tàu kinh tế mạnh mẽ nhất cả nước; xác định rõ tiềm năng, lợi thế, những khó khăn, thách thức, điểm nghẽn đối với phát triển KTXH và bảo đảm QPAN ở vùng có vai trò đặc biệt quan trọng để đề ra các chính sách, biện pháp cụ thể, sát hợp, có tính khả thi cao, tạo sự chuyển biến có tính đột phá trong phát triển vùng.

Trên cơ sở đổi mới về tư duy và nhận thức, phải đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển vùng, Tổng Bí thư đề nghị, Chính phủ và các cơ quan ở Trung ương cần tăng cường phối hợp với các địa phương trong vùng, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện, ban hành, triển khai thực hiện luật pháp, chính sách ưu tiên, có tính đặc thù cho phát triển vùng. Tổ chức thực hiện thật tốt quy hoạch phát triển vùng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo hướng xanh, bền vững và toàn diện; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, bảo đảm tích hợp, đa ngành...

Tổng Bí thư tin tưởng, cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ nhất định sẽ phát huy mạnh mẽ hơn nữa kinh nghiệm đổi mới, truyền thống cách mạng, anh hùng vẻ vang, phẩm chất cao quý, rất tốt đẹp, năng động, sáng tạo, nghĩa tình của người miền Đông; cùng với các ban, bộ, ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền các cấp trong cả nước, nỗ lực phấn đấu mạnh mẽ hơn nữa, quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết của Bộ Chính trị, tạo bước chuyển biến mới, có tính đột phá trong việc phát triển KTXH và bảo đảm QPAN ở vùng Đông Nam Bộ, theo tinh thần: Cả nước vì vùng Đông Nam Bộ; vùng Đông Nam Bộ quyết vươn lên cùng với cả nước và vì cả nước; luôn luôn là đầu tàu và động lực phát triển mạnh mẽ nhất của cả nước.

Quỳnh Vinh

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文