Được phép bán phương tiện vi phạm nếu có nguy cơ cháy nổ

10:45 25/06/2025

Thay vì 4 lần như đề xuất khi trình Quốc hội, Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi) được thông qua chỉ tăng mức xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản với cá nhân, tổ chức lên gấp 2 lần. Mức xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản phù hợp với mức tăng lương tối thiểu.

Với 100% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (435/ 435), sáng 25/6, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Trước khi các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã báo cáo giải trình, tiếp thu.

Tăng gấp đôi mức xử phạt hành chính không lập biên bản

Trong luật mới được thông qua, đã điều chỉnh mức tăng tiền phạt đối với trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản với cá nhân, tổ chức xuống thấp hơn đề xuất trước đây. Theo đó xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng đối với các trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân, 1 triệu đồng đối với tổ chức. Hành vi vi phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự chuyển đến (quy định tại khoản 1 điều 63) của luật này.

202506250848123243_gen-h-z6739427118971_b817c4f57772bb9474215bf581bee629.jpg -0
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản, người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ.

Trước đó tháng 4/2025, khi công bố hồ sơ xây dựng dự luật này, ban soạn thảo đề xuất tăng mức xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản với cá nhân lên 2,5 triệu đồng, tổ chức là 5 triệu đồng, gấp 10 lần so với quy định hiện hành. Đến khi trình ra Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV (tháng 6/2025), dự luật đề xuất tăng mức phạt tiền không cần lập biên bản lên 4 lần, tăng từ 250.000 đồng lên 1 triệu đồng (với cá nhân) và từ 500.000 đồng lên 2 triệu đồng (với tổ chức). Tuy nhiên, trong quá trình thảo luận khi thảo luận, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội không nhất trí nội dung trên nên cơ quan chủ trì soạn thảo đã điều chỉnh mức phạt tiền tối đa áp dụng thủ tục xử phạt không lập biên bản từ “đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức”  lên gấp 2 lần, thành “đến 500.000 đồng đối với cá nhân, đến 1 triệu đồng đối với tổ chức” (căn cứ theo mức phạt thực tế đối với hành vi vi phạm) để phù hợp với mức tăng lương tối thiểu là khoảng 2,5 lần (thời điểm hiện nay so với thời điểm năm 2012).

Luật vừa thông qua không tăng mức phạt tiền tối đa trong bất cứ lĩnh vực nào mà chỉ bổ sung một số lĩnh vực mới hoặc đang được quy định tại các luật chuyên ngành. Cụ thể, luật bổ sung lĩnh vực khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với mức phạt tiền tối đa là 30 triệu đồng. Lĩnh vực dữ liệu, công nghiệp công nghệ số có mức phạt tiền tối đa là 100 triệu đồng. Lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo có mức phạt tiền tối đa là 500 triệu đồng

Người vi phạm không nhận tiền bán tài sản vi phạm thì nộp vào ngân sách nhà nước

Luật quy định cho phép cơ quan chức năng được bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong một số trường hợp. Đó là sau 10 ngày từ khi hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện, người tạm giữ sẽ được xử lý với tang vật, phương tiện có khả năng hư hỏng, suy giảm chất lượng hoặc các phương tiện, tang vật có nguy cơ gây cháy nổ, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng trong quá trình quản lý, bảo quản.

Các đại biểu ấn nút thông qua dự án luật.

Để bảo đảm quyền sở hữu, sử dụng tài sản của tổ chức, cá nhân, luật đã quy định rõ thời điểm thực hiện các phương án xử lý nêu trên. Người có thẩm quyền phải thông báo cho chủ phương tiện vi phạm và chỉ được thực hiện các phương án xử lý sau thời hạn thông báo lần thứ hai.

Đồng thời, việc xử lý tang vật, phương tiện cũng phải bảo đảm tuân thủ nguyên tắc "công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật" trong xử phạt vi phạm hành chính.

Tiền thu được từ việc bán tang vật, phương tiện phải gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước. Nếu hết thời hạn quy định mà người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp tang vật, phương tiện không đến nhận thì nộp tiền thu được vào ngân sách nhà nước.

Phương Thuỷ

Liên quan thông tin “Mẹ Bắp” chiếm đoạt tiền từ thiện, ngày 24/7, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa cho biết, đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, đối với bà Lê Thị Thu Hòa, trú thôn Nho Lâm, xã Thuận Nam (Khánh Hòa). Kết quả này đã được thông báo cho người có đơn tố giác tội phạm là ông Nguyễn Quốc Huy.

Truyền thông bẩn, nội dung xàm xí, vô bổ hay tạo những drama ảo, giật gân nhằm câu kéo sự quan tâm, theo dõi trên cộng đồng mạng. Khi khán giả lên án, phanh phui, công kích, chửi rủa lại chính là nguồn thu khổng lồ cho những “thợ săn” donate (quyên góp).

Bộ Công an đã hoàn thành dự thảo Thông tư quy định chi tiết chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự; thành phần, số người thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi và khai quật tử thi để lấy ý kiến đóng góp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Ngày 24/7, đội tàu Hải quân Ấn Độ do Chuẩn Đô đốc Susheel Menon – Chỉ huy Hạm đội miền Đông Hải quân Ấn Độ dẫn đầu đã cập Cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm xã giao TP Đà Nẵng trong 3 ngày.

Vào khoảng 0h ngày 24/7, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH), Công an tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận thông tin khẩn cấp về nguy cơ vỡ đê tại xã Dân Quyền (cũ), nay là xã Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá…

Từ thông tin được người dân phản ánh, Thiếu tướng Đỗ Thanh Bình, Cục trưởng Cục CSGT đã chỉ đạo các tổ công tác của Cục CSGT truy tìm, xử lý nghiêm tài xế Audi có hành vi chạy xe lạng lách, chèn ép các phương tiện khác trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai.

Đầu năm học mới là thời điểm nhu cầu mua sắm xe máy điện, xe đạp điện tăng mạnh, đặc biệt từ phụ huynh và học sinh cấp 2, cấp 3. Nắm bắt xu hướng đó, hàng loạt dòng xe máy điện “nhái” các thương hiệu nổi tiếng đang được rao bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, thậm chí cả các cửa hàng nhỏ lẻ.

Giữa lòng Hà Nội, trung tâm kinh tế, văn hóa và công nghệ sôi động của cả nước, lực lượng Công an Thủ đô đang ngày đêm mở những trận đánh quyết liệt, không khoan nhượng vào các ổ nhóm tội phạm kinh tế. Trên trận tuyến này, lực lượng Cảnh sát Kinh tế đã thể hiện sự tinh nhuệ, trí tuệ sắc bén để bảo vệ thị trường, sức khỏe của người dân trước những hiểm họa từ các đường dây buôn bán hàng cấm.

Cả chục năm qua, “cuộc chiến” giành lại vỉa hè cho người đi bộ ở Hà Nội dường như vẫn chưa có bài giải khi Thủ đô đã tổ chức nhiều đợt ra quân để lập lại trật tự đô thị, có những cao điểm làm mạnh tay, nhưng một thời gian sau lại đâu vào đấy.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.