Giải pháp nào khắc phục cảnh nhiều tuyến phố Hà Nội "biến thành sông" sau mưa lớn?

11:00 30/05/2022

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, cần xây dựng các đô thị thông minh có khả năng chống chịu thời tiết cực đoan, khi mưa lớn thì có khu vực chứa nước như cánh đồng, sân vận động, các bể chứa... để tạm thời không tạo ra sự ngập lụt, tác động vào những nơi xung yếu, gây thiệt hại về tài sản cho con người.

Sau trận mưa giông chiều 29/5, hàng loạt tuyến phố ở Thủ đô Hà Nội "biến thành sông" với nhiều điểm ngập sâu, giao thông tê liệt... Bên hành lang Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV sáng nay, 30/5, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao đổi với báo chí liên quan vấn đề này.

PV: Trận mưa ở Hà Nội hôm qua gây ra ngập lụt nghiêm trọng, điều này có liên quan đến vấn đề quy hoạch không, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Thời tiết hiện nay có biến đổi bất thường, nhiệt độ nóng lên. Không phải chỉ Việt Nam mà ở các nước có hạ tầng phát triển như Mỹ, Châu Âu cũng xuất hiện câu chuyện bất thường lớn như vậy, nhiều khi mưa tập trung vào một thời điểm thì không có hạ tầng nào có thể chịu đựng được. Chúng ta cũng phải nhìn nhận, vấn đề dị thường về thời tiết như mưa lớn cực đoan với các vấn đề đầu tư hạ tầng thiếu đồng bộ, thiếu tầm nhìn là hai vấn đề nguy cơ như nhau.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời báo chí bên hành lang kỳ họp Quốc hội, sáng 30/5.

PV: Vấn đề là các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có tình trạng cứ mưa lớn là ngập. Theo ông, giải pháp ở đây là gì?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Ở đây tôi cho rằng, phải nhìn lại toàn bộ hạ tầng ở các đô thị. Khi thiết kế các đô thị thì mỗi đô thị mang đặc trưng về địa hình khác nhau, quan trọng nhất là phải dự báo được tính cực đoan của khí hậu thời tiết, hệ thống đó phải dự báo được số lượng dân cư sử dụng.

Khi dự báo được mức cực đoan của khí hậu, phải dự báo ở tầm dài hạn và đạt được tầm của thành phố, như một huyết mạch của cơ thể con người. Tức là các hệ thống thu nước mưa, thoát nước mưa, xử lý nước thải... phải đồng bộ, phải tính toán được mật độ dân cư, cùng với hạ tầng của chúng ta. Thậm chí có những vấn đề chúng ta phải tính đến phương án không phải xảy ra hàng năm, mà có thể 20, 30, 50 năm mới xảy ra một lần. Phương án đó giúp cho khâu thiết kế cơ sở hạ tầng như công trình ngầm, đường giao thông ngầm, đường giao thông bề mặt.

Tính toán khi thiết kế hệ thống thoát nước ngầm trong quá trình đô thị phát triển phải có tầm nhìn để làm sao khu vực đó tự nhiên thoát được nước. Khu vực không tự thoát được nước thì sử dụng máy móc thiết bị. Trong trường hợp thời tiết cực đoan thì phải tính toán hệ thống để trữ nước. Như Nhật Bản, có khu vực người ta bố trí những đường ngầm ở dưới, gọi là hầm chứa lớn, vừa giữ lượng nước để khi hạn hán thì tưới cây, trong thời điểm mưa ngập thì nó là nơi chứa nước.

Hoặc bố trí trường học, sân vận động, cánh đồng lúa trong trường hợp thấy rằng có thể ngập vào những nơi xung yếu thì điều chỉnh van trong hệ thống đó để biến những nơi đó thành nơi chứa nước. Thậm chí, như tôi đã nói, dưới đường giao thông là cả một hệ thống các thùng rất lớn để chứa nước. Đó là giải pháp mà các nước làm, tất nhiên là đắt đỏ, nhưng quan trọng là tầm nhìn, thiết kế và đầu tư hạ tầng, và nó phải đồng bộ.

Nhiều tuyến phố ở Thủ đô "biến thành sông", chiều 29/5.

PV: Có ý kiến cho rằng, vùng lõi đô thị thì nên hình thành khu phức hợp, trong khi ở nước ta vùng lõi thường là các nhà cao tầng. Đây có phải nguyên nhân dẫn đến tình trạng sau một cơn mưa lớn Hà Nội "biến thành sông"?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Theo tôi, hai hiện tượng đó chưa chắc đã có mối liên hệ với nhau. Tất nhiên là có ảnh hưởng, nhưng khi dân số tăng lên kèm theo hạ tầng. Ở đây tôi muốn nói là hạ tầng tiêu thoát nước phải tính toán bao gồm lượng nước con người sử dụng và lượng nước mưa trong thời tiết cực đoan. Tính toán đồng bộ cơ sở hạ tầng, số lượng người dân, nước thải, cộng với nước mưa.

PV: Theo Bộ trưởng, Hà Nội có nên có dự án chống ngập giống TP Hồ Chí Minh hay không?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Trước hết, Hà Nội cần tăng cường công tác dự báo. Thứ hai, Hà Nội cũng cần có dự án tổng thể, trong đó đánh giá một cách căn cơ và đưa ra những số liệu lịch sử cũng như số liệu hiện nay về hiện tượng cực đoan của thời tiết với lượng mưa như thế này. Thứ ba, cần nghiên cứu một cách kỹ càng, tiếp cận của tôi là tiếp cận khi thiết kế đô thị, để làm sao đô thị đó là đô thị thông minh, chống chịu được các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Còn bài toán mang tính ứng phó như khi đã ngập rồi thì phải sử dụng các máy bơm để thoát nước, đó gần như là điều mang tính trù bị bắt buộc. Nhưng phải tính toán trong quá trình thiết kế các đô thị đó, trong quá trình tạo ra hệ thống thoát nước đảm đương được huyết mạch của đô thị, phải xây dựng được các đô thị có khả năng chống chịu một cách thông minh, hay nói cách khác là thiết kế được một cách thông minh các đô thị để đảm bảo được tính bền vững.

Tuy nhiên, tôi không bao giờ nói nên có các đề án giống hệt nhau. Cần có một dự án tiếp cận một cách tổng thể, xuất phát từ dự báo, quy hoạch tính toán để có một hạ tầng có thể chống chịu, thích ứng, phù hợp được. Thêm vào đó là các giải pháp kỹ thuật, sử dụng các giải pháp mang tính chủ động, như khi lũ lụt thì có khu vực chứa nước trong thời điểm đó, như cánh đồng, sân vận động, các bể chứa nước... để tạm thời không tạo ra sự ngập lụt, tác động vào những nơi xung yếu, gây thiệt hại về tài sản cho con người.

Phải tạo ra một hệ thống hạ tầng, bao gồm cả hệ thống chứa nước ở các công trình giao thông, những khu dễ ngập lụt lớn. Nhưng quan trọng nhất vẫn phải xuất phát từ thiết kế tổng thể hệ thống...

PV: Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Quỳnh Vinh

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文