Giải quyết điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, tạo không gian phát triển mới

18:09 17/04/2024

Đầu tư cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành sẽ giải quyết điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, tạo không gian phát triển mới, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh khu vực vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Chiều 17/4, tại Phiên họp 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

Động lực thúc đẩy phát triển khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng cho biết: Theo quy hoạch, mạng lưới đường bộ cao tốc gồm 41 tuyến với tổng chiều dài khoảng 9.014km. Cả nước hiện đã đưa vào khai thác khoảng 1.892km đường cao tốc, đang xây dựng 1.600km. Trong đó, tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông sẽ cơ bản hoàn thành vào năm 2025. Với tuyến Gia Nghĩa - Chơn Thành, thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây, đây là trục giao thông quan trọng, kết nối vùng Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh. "Đầu tư cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành sẽ giải quyết điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, tạo không gian phát triển mới, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh khu vực vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Bộ Chính trị đã có nghị quyết định hướng đầu tư cao tốc này" - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khẳng định.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình của Chính phủ.

Theo quy hoạch, cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành có quy mô 6 làn xe. Giai đoạn phân kỳ đầu tư với chiều dài khoảng 128,8km (đi qua địa phận tỉnh Đắk Nông 27,8km, qua địa phận tỉnh Bình Phước 101km), quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, giải phóng mặt bằng một lần 6 làn xe. Tổng mức đầu tư dự án này khoảng 25.540 tỷ đồng, gồm 12.770 tỷ đồng vốn Nhà nước và 12.770 tỷ đồng vốn do nhà đầu tư thu xếp. Với số vốn Nhà nước, Chính phủ kiến nghị Quốc hội chấp thuận bố trí 8.770 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách Trung ương năm 2022 và 1.500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh, việc đầu tư dự án sẽ từng bước hoàn thành mạng lưới cao tốc theo quy hoạch, mở ra không gian phát triển mới cho các địa phương và tăng cường liên kết vùng nói chung và liên kết nội vùng nói riêng, tạo động lực, sức lan tỏa, thuận lợi kết nối với cảng hàng không quốc tế Long Thành và cảng Cái Mép - Thị Vải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, giúp tăng cường việc bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra.

Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cần đánh giá kỹ về khả năng bố trí nguồn lực, đánh giá tác động của việc triển khai cùng lúc nhiều dự án hạ tầng đối với khả năng giải ngân, hấp thụ vốn, sự cân đối và hiệu quả trong phân bổ nguồn lực, năng lực quản lý, khả năng gây ra tình trạng khan hiếm và tăng giá nguyên vật liệu, để bảo đảm hiệu quả trong việc sử dụng vốn đầu tư. Một số ý kiến đề nghị bổ sung đánh giá tác động của Dự án đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để làm rõ hơn sự cần thiết, cấp thiết của dự án. 

Phương án tài chính, thu hồi vốn khoảng 18 năm

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, đây là dự án hết sức quan trọng. Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội mong muốn trình sớm hơn nhưng cần chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo các yếu tố nên đến nay mới xem xét trình Quốc hội. Công tác chuẩn bị đến nay cơ bản đảm bảo. Đề nghị ủng hộ bổ sung dự án này vào chương trình kỳ họp thứ 7.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

Cho ý kiến về dự án, các ủy viên Thường vụ Quốc hội đánh giá cao vai trò của dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Chủ tịch Ủy ban Dân tộc Quốc hội Hầu A Lềnh khẳng định, tuyến cao tốc này là ước mơ bao đời của người dân Tây Nguyên khi kết nối vùng Tây Nguyên tới Đông Nam Bộ. 

Đại diện hai địa phương có tuyến cao tốc đi qua, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường khẳng định: Đây là dự án quan trọng góp phần phát triển của hai tỉnh Bình Phước và Đắk Nông nói riêng và cả khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Hai tỉnh đã chủ động trong việc chuẩn bị cho dự án từ sớm, đã có kế hoạch, phương án để giải phóng mặt bằng thuận lợi khi dự án triển khai.

Giải trình ý kiến đại biểu nêu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, về tiến độ giải ngân và khả năng giải ngân, đây là dự án có nguồn vốn rất lớn, chiều dài cũng rất lớn nên để thực hiện theo lộ trình cũng là vấn đề, khi năm 2024 phấn đấu giải phóng mặt bằng và triển khai năm 2025, hoàn thành trong 2026. Hiện nay có hai yếu tố sẽ tác động mạnh mẽ đến tiến độ dự án là công tác giải phóng mặt bằng và hồ sơ mỏ vật liệu xây dựng. Về công tác giải phóng mặt bằng, Bộ GTVT trong quá trình triển khai các dự án đã có nhiều kinh nghiệm. Bộ GTVT đề nghị sau khi Quốc hội thông qua chủ trương thì các địa phương khẩn trương lập báo cáo nghiên cứu khả thi, chuẩn bị kỹ các điều kiện, tránh tác động khi thực hiện.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khẳng định, hiện nay phương án tài chính, thu hồi vốn khoảng 18 năm, đây là khoảng mốc thời gian mà các nhà đầu tư rất quan tâm vì từ trước đến nay các dự án BOT chủ yếu trên 20 năm. 

Kết luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư tại kỳ họp thứ 7; đồng thời đề nghị Bộ GTVT, các bộ, ngành liên quan và địa phương tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện hồ sơ và phân tích rõ hơn một số vấn đề được cơ quan thẩm tra cũng như ý kiến tại phiên họp nêu ra.

Phương Thuỷ

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai yêu cầu theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết, thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bị cáo đã vận động gia đình, người thân nộp thêm số tiền 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo không kháng cáo bổ sung, cũng không thay đổi nội dung kháng cáo, giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng, trong đó có 2 bệnh nhân được chỉ định can thiệp ECMO - phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể. Điều đáng lưu ý là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Khoảng 10h30 ngày 15/5, khi đang làm việc tại đơn vị, Đại úy Trần Văn Thức, Phó Bệnh xá trưởng Bệnh xá Công an tỉnh Quảng Nam nhận được thông tin có một nữ bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nội thận - Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cần gấp 500ml tiểu cầu nhóm máu hiếm AB.

Ngày 15/5, Cơ quan CSĐT Công an quận Tây Hồ, Hà Nội cho biết, đã khởi tố vụ án, tạm giữ 8 đối tượng, trong đó đối tượng Trần Đức Mạnh (SN 2005), Mai Thành Dũng (SN 2004), cùng trú tại Phú Thượng (Tây Hồ) về hành vi “Gây rối trật tự công cộng”.

Theo Cục Bảo vệ môi trường Bắc Kinh, hơn 10 năm trước, Bắc Kinh là một trong những thành phố “ô nhiễm nhất thế giới”. Để xóa bỏ ngôi vị này, từ 2013-2017, Bắc Kinh đã chi khoảng 161,5 tỷ USD để cải tạo môi trường - một con số không tưởng, bằng GDP hằng năm của những quốc gia trung bình. Nhờ vậy, bầu trời Bắc Kinh đã xanh trong trở lại, các chỉ số an toàn môi trường được bảo đảm. Không chỉ “hồi sinh” thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc còn thực hiện được nhiều dự án... không tưởng.

Trong đêm diễn gần đây, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, vốn được fan cuồng gọi là “ông hoàng”, xuất hiện với bộ quân phục pha trộn kiểu “đông tây y kết hợp cúng bái” khiến dư luận bất bình. Bộ quân phục này có phảng phất kiểu sĩ quan SS với mớ huân chương, huy hiệu tả pí lù; thậm chí có vật thể giống “Biệt công bội tinh” thời chế độ Sài Gòn. Sau khi nhận phản hồi từ người xem, Đàm Vĩnh Hưng trần tình rằng mình không có ý gì, và hứa sẽ không dùng trong buổi diễn tiếp theo.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn mong muốn, tân Hiệu trưởng Trường ĐHSPHN sẽ vượt qua được khó khăn thử thách, tận dụng được nhiều điều kiện thuận lợi từ công cuộc đổi mới giáo dục và nhu cầu học tập rất lớn của người Việt Nam hiện nay, từ nhu cầu phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục để đưa Trường ĐHSPHN phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文