Giải trình phải trả lời được vấn đề người dân quan tâm, tránh việc cử tri hỏi đi hỏi lại

18:04 26/05/2023

Lần đầu tiên Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri. Điều đó chứng tỏ hoạt động của Quốc hội ngày càng dân chủ, công khai và minh bạch hơn. 

Chiều 26/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.  Điều hành phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên Quốc hội quyết định thảo luận tại hội trường Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội, đã thể hiện tinh thần đổi mới về công tác dân nguyện của Quốc hội. Quốc hội rất coi trọng tiếng nói, kiến nghị của cử tri và nhân dân cũng như vai trò giám sát của Quốc hội trong việc giải quyết kiến nghị của cử tri, nhân dân, của các cơ quan có thẩm quyền.
Phát biểu tại phiên họp, các đại biểu đánh giá việc Quốc hội thảo luận tại hội trường Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội đã góp phần đánh giá toàn diện, đầy đủ về kết quả cũng như tồn tại, hạn chế trong việc tiếp nhận, phân loại và giải quyết trả lời kiến nghị của cử tri của Quốc hội, các bộ, ngành. Tuy nhiên, theo một số đại biểu đánh giá, hầu hết trả lời mang tính giải trình và cung cấp thông tin trong khi đại biểu quan tâm hơn là chất lượng trả lời kiến nghị của cử tri cũng như giám sát thực hiện các kiến nghị của cử tri.

Hệ thống pháp luật còn nhiều vấn đề chưa rõ

Đại biểu Nguyễn Tiến Nam (đoàn Quảng Bình) chỉ ra rằng, đối với những kiến nghị cụ thể, việc trả lời một số bộ, ngành nhiều khi còn chung chung, mang tính viện dẫn luật nọ, điều kia mà không hướng dẫn lộ trình giải quyết cụ thể. Điều này khiến cho cử tri cảm thấy không thỏa đáng. Khi nhận các văn bản trả lời, một số văn bản trả lời không mang tính hướng dẫn, giải quyết - điều mà cử tri đang trông chờ. Một số cơ quan, ban, ngành trả lời không đúng trọng tâm, trọng điểm.

Đại biểu Nguyễn Tiến Nam (đoàn Quảng Bình) phát biểu tại phiên họp

Ngoài ra, một số cơ quan, bộ, ngành vẫn còn chậm, chưa kịp thời xem xét, trả lời kiến nghị của cử tri. Điều này làm cho quá trình rà soát, đôn đốc của các đoàn đại biểu Quốc hội, Ban Dân nguyện mất nhiều thời gian, công sức. “Chính vì thế, để công tác giải quyết kiến nghị cử tri thực hiện hiệu quả, đúng với tính chất, mục đích và giải quyết kiến nghị chứ không chỉ trả lời kiến nghị cử tri, đại biểu đề nghị đối với những vấn đề mang tính sự vụ cụ thể, các vụ việc xử lý chế độ chính sách cho người có công hay các kiến nghị tháo gỡ vướng mắc về quy trình, thủ tục mà địa phương đang bế tắc, trả lời cần có sự hướng dẫn cụ thể, cần có sự rà soát kỹ hồ sơ vụ việc, trả lời chi tiết để từ đó cử tri các sở, ngành liên quan áp dụng được giải quyết được tận gốc…” – đại biểu kiến nghị.

Đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) nêu quan điểm. 

Cùng quan điểm này, đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) cho biết, theo số liệu báo cáo có hơn 80% trả lời cử tri là giải trình và cung cấp thông tin cho thấy hệ thống pháp luật còn nhiều vấn đề chưa rõ khiến cử tri phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần. “Giải trình và cung cấp thông tin có thể làm rõ được nhiều vấn đề cử tri quan tâm, tuy nhiên góc độ khác cho thấy các quy định pháp luật của ta còn thiếu đồng bộ và nhiều vấn đề mà cử tri phải hỏi. Khối lượng này rất lớn nên cần có kênh thông tin để xem cử tri và nhân dân có đồng tình với giải trình và cung cấp thông tin đó không; việc giải trình đó có giải quyết được vấn đề người dân quan tâm hay không…tránh việc cử tri hỏi đi hỏi lại và các cơ quan tiếp tục giải trình, cung cấp thông tin”, đại biểu nêu ý kiến.

Đại biểu Trịnh Xuân An cũng cho rằng cần quan tâm đến chất lượng câu trả lời các kiến nghị của cử tri khi rất nhiều trong số đó là dẫn “theo quy trình”, “theo quy định của pháp luật”, khiến việc áp dụng để xử lý sự việc cụ thể không dễ dàng. “Cần phải có tiêu chí đánh giá trả lời kiến nghị của cử tri, địa phương làm sao phải hiệu quả. Trả lời phải để xử lý, giải quyết được công việc, chứ không phải trả lời để biết…” - đại biểu Trịnh Xuân An nhấn mạnh.

Đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) cho biết có việc dẫn chiếu nhầm số liệu.

Các bộ, ngành cần phối hợp để trả lời kiến nghị của cử tri

Đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) cho biết: “Có bộ trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đắk Nông sau kỳ họp bất thường thứ 2, Quốc hội khóa XV về một nội dung cụ thể nhưng lại dẫn chiếu nhầm lẫn số liệu, ngày tháng ban hành quyết định của một tỉnh khác chứ không phải Đắk Nông; đồng thời đề nghị đối với một vấn đề cụ thể, các bộ ngành cần phối hợp trả lời, tránh trả lời một phần, không toàn diện bao quát hết vấn đề khiến cử tri nhận được câu trả lời nhưng thể thực hiện.

Đại biểu Lý Văn Huấn (đoàn Thái Nguyên) đánh giá một số kiến nghị tuy đã được tiếp thu, giải quyết, nhưng còn chuyển biến chậm, chưa được giải quyết kịp thời do việc phối hợp công tác giữa các bộ, ngành, địa phương còn chưa chặt chẽ; đề nghị Ban Dân nguyện quan tâm hơn nữa, đôn đốc việc trả lời kiến nghị của cử tri với các bộ, ngành trung ương, nhất là kiến nghị của cử tri được tiếp thu, triển khai nhưng chưa giải quyết dứt điểm.

Đại biểu Lý Văn Huấn (đoàn Thái Nguyên) đề nghị giám sát nội dung trả lời các kiến nghị đối với vụ việc còn chậm.

Khi xây dựng kế hoạch, Ban Dân nguyện cần chú ý giám sát nội dung trả lời các kiến nghị đối với vụ việc còn chậm, nhiều bức xúc nổi cộm, những vấn đề cử tri kiến nghị nhiều lần đã được trả lời nhưng chưa có chuyển biến tích cực.

Đại biểu Lý Tiết Hạnh (đoàn Bình Định) đề nghị cần có cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành

Đồng quan điểm, đại biểu Lý Tiết Hạnh (đoàn Bình Định) đề nghị cần có cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và quy định rõ trách nhiệm chủ trì trong việc giải quyết những kiến nghị có liên quan đến nhiều bộ ngành, đặc biệt là những kiến nghị liên quan đến chính sách. Đồng thời kiến nghị khi triển khai những chính sách cần có đánh giá tác động kỹ lưỡng, cân nhắc xem xét những tác động trực tiếp, gián tiếp để có những quy định hợp lý ngay từ đầu, góp phần giảm thiểu những khiếu nại, khiếu kiện. Và trong quá trình thực hiện cần tăng cường vài trò giám sát để kịp thời phát hiện những vướng mắc, có cơ chế điều chỉnh, bổ sung.

Thu Thuỷ

100 sinh viên Học viện CSND đến hiến máu trong lễ phát động Chủ nhật Đỏ lần thứ 17 - năm 2025. Chủ nhật Đỏ đã thu được hơn 400 nghìn đơn vị máu, phục vụ công tác cấp cứu và điều trị cho hàng trăm nghìn người bệnh trong suốt 16 năm qua.

Sáng 29/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện bắt tạm giam Nguyễn Văn Linh (SN 2000, trú xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên) và Thái Nguyễn Triều (SN 2004, trú xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên) về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Chỉ còn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Câu chuyện “lương, thưởng Tết cuối năm” luôn là vấn đề được hàng triệu người lao động quan tâm. Dù việc thưởng Tết không có quy định bắt buộc nhưng từ lâu đã trở thành văn hóa của các đơn vị, doanh nghiệp tại Việt Nam. Thưởng Tết cũng là một phần không thể thiếu trong các mối quan hệ nghề nghiệp, không chỉ mang lại niềm vui, sự quan tâm, còn là động lực để người lao động thêm gắn bó với nơi làm việc.

Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ. Nghị định sẽ có hiệu lực chính thức từ 1/1/2025.

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có yêu cầu các đơn vị trong Bộ có giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xăng sinh học tại Việt Nam, đồng thời Bộ trưởng yêu cầu các doanh nghiệp xăng dầu đảm bảo nguồn cung xăng sinh học đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tại buổi làm việc với PV Báo CAND ngay khi chúng tôi đề cập đến nhiều biểu hiện vi phạm pháp luật tại dự án Khu dân cư kinh tế “nhà vườn” Hòa Ninh, ông Tô Văn Hùng – Bí thư Huyện ủy Hòa Vang (Đà Nẵng) đã cho biết như thế. “Với tư cách là Bí thư Huyện ủy, tôi sẽ chủ trì họp ngay để kiểm tra việc thực hiện các nội dung kiến nghị theo kết luận thanh tra, mời lãnh đạo và Thanh tra Sở TN&MT, UBND huyện cùng cơ quan chức năng để tiếp tục thống nhất giải pháp trước những việc còn tồn đọng. Khó mấy cũng phải làm; quyền lợi chính đáng của người dân thì phải đảm bảo”, ông Hùng bộc bạch quan điểm khi đề cập đến việc khắc phục hậu quả do sai phạm khi thực hiện dự án vừa kể.

Đây là một điểm đáng chú ý trong Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số - một dự luật được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, từng bước chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, tích hợp, sản xuất, làm chủ công nghệ lõi tại Việt Nam. Trong đó, trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghiệp bán dẫn là 2 "chìa khóa" quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文