Giám sát nguồn lực phòng, chống dịch: Nên chăng tập trung việc chế tạo, mua bán vaccine?

09:54 23/09/2022

Nhấn mạnh vấn đề tự lực tự cường trong phòng, chống dịch rất quan trọng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu Đoàn giám sát làm rõ chủ trương nghiên cứu, sản xuất, chế tạo vaccine và các thiết bị vật tư trong nước như thế nào, có vaccine chuẩn bị cấp phép sử dụng, kết quả nghiên cứu, thử nghiệm ra sao?

Sáng 23/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tiếp tục Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9, cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát chi tiết và đề cương các báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng".

Giám sát việc huy động lực lượng Công an tham gia chống dịch

Báo cáo do Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường trình bày cho biết, Đoàn sẽ giám sát tình hình, thực trạng và thực hiện chính sách, pháp luật; kết quả đạt được; tồn tại, hạn chế, yếu kém, bất cập; nguyên nhân; bài học kinh nghiệm, đặc biệt là mối quan hệ và bài học kinh nghiệm trong xây dựng hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng với công tác phòng, chống dịch.

Giám sát nguồn lực phòng, chống dịch: Nên chăng tập trung việc chế tạo, mua bán vaccine? -0
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường trình bày báo cáo.

Nội dung giám sát tập trung vào việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật trong huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19. Trong đó, nguồn lực (vật lực, tài lực), gồm: Ngân sách nhà nước, Quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, viện trợ ngoài nước, các chính sách tài khóa, các chính sách tiền tệ; nguồn lực huy động từ các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước. Nhân lực, gồm: lực lượng trực tiếp tham gia chống dịch được huy động trong ngành Y tế, Quân đội, Công an; lực lượng nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Bên cạnh đó là việc tổ chức hệ thống y tế cơ sở, điều kiện đảm bảo và công tác tổ chức thực hiện các quy định về y tế cơ sở. Cơ chế quản lý, cơ chế tài chính đối với y tế cơ sở; phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn tài chính cho y tế cơ sở; cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và nguồn nhân lực bảo đảm cho hoạt động của y tế cơ sở. Kết quả thực hiện bao gồm các nhiệm vụ thường xuyên và trong phòng, chống đại dịch (phòng, chống dịch COVID-19), ứng phó với thảm họa.

Toàn cảnh phiên họp.

Ngoài ra, nội dung giám sát còn có việc tổ chức bộ máy y tế dự phòng, điều kiện đảm bảo và công tác tổ chức thực hiện các quy định về y tế dự phòng. Cơ chế quản lý, cơ chế tài chính đối với y tế dự phòng; phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn tài chính cho y tế dự phòng. Nguồn nhân lực bảo đảm cho hoạt động của y tế dự phòng. Kết quả thực hiện bao gồm các nhiệm vụ thường xuyên (phòng, chống, kiểm soát bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm) và trong phòng, chống đại dịch (phòng, chống dịch COVID-19), kiểm soát dịch bệnh. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chính sách, pháp luật về y tế dự phòng...

Về phạm vi, Đoàn sẽ giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên phạm vi cả nước; thời gian từ 1/1/2020 đến hết 31/12/2022. Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng trên phạm vi cả nước; thời gian từ 1/1/2018 đến hết 31/12/2022. Về đối tượng giám sát, Đoàn dự kiến giám sát trực tiếp tại 14 bộ, ngành và 12 địa phương.

Làm rõ tại sao mười mấy nghìn tỷ tăng cường y tế dự phòng dùng không hết?

Thảo luận tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đánh giá cao Đoàn giám sát đã chuẩn bị rất kỹ hưỡng, họp tới 4 lần, thực hành kế hoạch, đề cương, phân công chi tiết. "Đây là một chuyên đề đang thời sự, chắc chắn được đông đảo cử tri và nhân dân đón nhận, đồng thời hai lĩnh vực giám sát cũng là vấn đề rất lớn, thời gian không có nhiều vì tháng 5/2023 đã phải trình Quốc hội", ông nói.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thảo luận tại phiên họp.

Cho rằng, Đoàn giám sát trong bối cảnh tình hình vụ Việt Á đang tác động lớn, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị phương pháp, cách thức làm cần cân nhắc thêm, có thể Đoàn đi 1 ngày nhưng cần có 1 tổ để nắm, nghe thêm, nhất là những địa phương huy động nguồn lực nhiều nơi, có những vấn đề cần xem xét. Ông cho rằng, nên lập tổ đi trước, các đồng chí lãnh đạo đến sau để kết luận, "tránh việc chỉ nghe một chiều của báo cáo".

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, trong huy động các nguồn lực phòng, chống dịch thì có nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngoài. Riêng nguồn lực nước ngoài có việc tiếp nhận, mua sắm vaccine, vật tư, trang thiết bị y tế. "Kit test các cơ quan đã làm kỹ rồi, nên chăng không tập trung vào đấy mà tập trung vào vaccine, cơ chế covax, viện trợ, mua vaccine thế nào, mua có đúng không, phân phối ra làm sao, quản lý sử dụng như thế nào? Nên đi sâu hơn", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường thảo luận tại phiên họp.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị làm rõ chủ trương nghiên cứu, sản xuất, chế tạo vaccine và các thiết bị vật tư trong nước như thế nào? "Tôi thấy có cái nói chuẩn bị cấp phép sử dụng, thế mà cuối cùng chả thấy gì, kết quả nghiên cứu, thử nghiệm ra sao? Chúng ta lo ngại "dịch chồng dịch"... nên vấn đề tự lực, tự cường trong phòng, chống dịch rất quan trọng. Vừa rồi Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ chưa làm kỹ, sâu. Chúng ta tập trung cái này để tránh chồng chéo, trùng lắp, lãng phí nguồn lực", Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Đối với y tế dự phòng, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tập trung làm rõ mô hình tổ chức, sắp xếp lại theo Nghị quyết 19 như thế nào? Thực trạng tổ chức y tế phường, xã, gắn với mô hình bác sỹ gia đình ra sao? "Rủi ro nhất là địa phương không bố trí đủ vốn ngân sách cho y tế dự phòng (quy định nói chi bằng ngân sách ít nhất 30% cho y tế), chấp hành không nghiêm, coi thường, không quan tâm y tế dự phòng. Từ đó thấy tại sao gói của Nghị quyết 43 cho mười mấy nghìn tỷ tăng cường cho y tế dự phòng lại dùng không hết. Phải trả lời câu hỏi, do không có nhu cầu, do không quan tâm bố trí hay không chuẩn bị được kinh phí? Cuộc giám sát phải làm cho ra những chuyện này", Chủ tịch Quốc hội nêu.

Về đối tượng giám sát, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, 14 bộ, ngành và 12 địa phương là dự kiến chứ không nên đi hết. Bởi ngành Y tế đang rất áp lực, nguyên tắc là không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống y tế Trung ương và địa phương...

Quỳnh Vinh

Vừa qua, hàng loạt đường dây buôn bán, kinh doanh hàng giả với quy mô rất lớn, đủ chủng loại từ thực phẩm, thuốc, hàng tiêu dùng được các cơ quan chức năng triệt phá, được dư luận đồng tình ủng hộ. Nhưng qua các đường dây bị bóc gỡ cũng đã lộ ra nhiều lỗ hổng trong công tác quản lý, khiến hàng giả, hàng nhái mặc sức tung hoành, trở thành vấn nạn, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng.

Chợ tự phát ở TP Hồ Chí Minh mọc lên rất nhiều quanh các khu công nghiệp, khu chế xuất, chợ truyền thống… Và chợ tự phát nào cũng lấn chiếm lòng, lề đường làm nơi buôn bán đầy đủ các loại lương thực, thực phẩm như ở chợ truyền thống. Hình ảnh lấn chiếm lòng, lề đường cũng không còn ai phải để tâm nhiều, thậm chí còn xem đó là việc bình thường ở… chợ!

Reuters hôm 5/7 cho biết, truyền thông Iran cùng ngày đã đăng một video ghi lại cảnh Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei dự một sự kiện tôn giáo và đây là lần đầu tiên ông Ali Khamenei xuất hiện công khai kể từ khi xung đột Israel-Iran bùng phát.

Phía trên Hà Nội FC, CLB Nam Định gia hạn 13 trụ cột và nhanh chóng chiêu mộ 2 nội binh ở kỳ chuyển nhượng. Phía dưới đội bóng thủ đô, CLB bóng đá Công an Hà Nội và Thể Công Viettel cũng nườm nượp tuyển quân hướng tới mùa giải mới. Chưa kể, tân binh Ninh Bình cũng sẵn sàng “phá két” để có được các ngôi sao. Hành trình tìm lại ánh hào quang vô địch của Hà Nội FC thực sự gian nan và nhiều thách thức.

Bầu trời châu Âu những ngày này không còn là màu xanh hy vọng, mà phủ một lớp mờ đục của khói lửa và hơi nóng bốc lên ngột ngạt. Một đợt nắng nóng chưa từng có trong lịch sử đang thiêu đốt lục địa già, biến những vùng đất trù phú thành “chảo lửa”, đẩy hàng nghìn người vào cảnh ly tán, cướp đi sinh mạng và để lại những vết thương sâu hoắm trên thân thể thiên nhiên.

Sau khi tỉnh Đồng Nai mới được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ tỉnh Bình Phước cũ, các cơ quan quản lý bến xe, doanh nghiệp (DN) vận tải đã nhanh chóng vào cuộc với nhiều giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo hoạt động giao thông công cộng thông suốt, ổn định và từng bước nâng chất lượng phục vụ.

Avương là xã biên giới thuộc TP Đà Nẵng, được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 xã Avương, Bhalêê, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cũ. Xã Avương mới có diện tích khá rộng, lên đến 225,3km2, dân số gần 5.500 người, trong đó hơn 95% là đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu là người Cơ Tu).

Những ngày đầu tháng 7, thời tiết tại Hà Nội khi mưa dông lúc nắng cháy với nhiệt độ ngoài trời có thời điểm lên tới gần 40 độ C. Thế nhưng, tại khuôn viên Đại học Quốc gia Hà Nội, bước chân của những người chiến sĩ Công an nhân dân vẫn vang đều, dứt khoát trên thao trường luyện tập cho lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.

Theo dự báo, hôm nay khu vực miền Bắc thời tiết nắng nóng mạnh, nhiệt độ ở lên mức trên 35 độ C, cảm giác oi bức và ngột ngạt cả ngày. Về chiều tối nhiều nơi khả năng có mưa dông. Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ mưa to cục bộ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.