Giữ vững lòng dân và xây dựng "thế trận lòng dân" trong bảo vệ Tổ quốc

14:53 01/12/2023

Chiều 1/12, tại Hà Nội, Bộ Công an phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương và Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia "Giữ vững lòng dân và xây dựng "thế trận lòng dân" trong bảo vệ Tổ quốc - Từ lịch sử đến hiện tại và bài học kinh nghiệm".

Đại tướng, GS.TS Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì hội thảo. Đồng chí Phan Xuân Thuỷ, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và Thượng tướng, PGS.TS Nguyễn Văn Thành, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương đồng chủ trì hội thảo.

Giữ vững lòng dân và xây dựng
Bộ trưởng Tô Lâm với các đại biểu tham dự hội thảo.

Tham dự hội thảo có Trung tướng Nguyễn Văn Gấu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; Công an các đơn vị, địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài lực lượng CAND... Trung tướng, PGS.TS Trần Vi Dân, Uỷ viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Cục trưởng Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an - đơn vị Thường trực phục vụ tổ chức hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thuỷ khẳng định, lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh "thế trận lòng dân" là một nhân tố cực kỳ quan trọng, là sức mạnh đoàn kết nội sinh giúp dân tộc giữ vững giang sơn, gấm vóc, phát triển trường tồn cho đến ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, "thế trận lòng dân" đã trở thành nền tảng chính trị vững chắc, tổng hợp sức mạnh tinh thần của cả dân tộc, sẵn sàng thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng.

Giữ vững lòng dân và xây dựng
Bộ trưởng Tô Lâm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thuỷ, PGS.TS Nguyễn Văn Thành và PGS.TS Trần Vi Dân chủ trì, điều hành hội thảo.

"Đối với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, "lòng dân" và "thế trận lòng dân" có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, tạo điểm tựa mang tính gốc rễ và quyết định sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân", đồng chí Phan Xuân Thuỷ nhấn mạnh. "Lòng dân" là "nguyên liệu" chính, quyết định để xây dựng "thế trận lòng dân" - thế trận gốc trong các thế trận bảo vệ Tổ quốc. "Thế trận lòng dân" được hiểu là sự tổng hoà của khối đại đoàn kết dân tộc, tinh thần yêu nước, khát vọng độc lập, tự do, ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất của cả dân tộc, được hội tụ, kết tinh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trở thành nền tảng chính trị vững chắc, tổng hợp sức mạnh tinh thần của cả dân tộc, sẵn sàng thực hiện các mục tiêu cách mạng.

Dẫn lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày hôm nay", Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, nhân dân cũng đang đặt niềm tin và kỳ vọng vào những quyết định đúng đắn, mạnh mẽ của Đảng để phát triển đất nước nhanh và bền vững hơn. Để tận dụng thời cơ, đạt được mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 và năm 2045 mà Đảng đã đặt ra thì sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị phải được đưa lên tầm cao mới nhất. Trong đó, sức mạnh chính trị - tinh thần, sự đồng lòng của cả dân tộc là nhân tố nền tảng.

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thuỷ phát biểu khai mạc hội thảo.

Theo đồng chí Phan Xuân Thuỷ, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định một quan điểm cơ bản trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là xây dựng "thế trận lòng dân" làm nền tảng phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc. Vì vậy, để vượt qua khó khăn, thử thách, nắm chắc nước thời cơ, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, phải luôn quán triệt sâu sắc bài học "lấy dân làm gốc"; phải luôn chăm lo, bồi dưỡng sức dân; khơi dậy, động viên và phát huy sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN...

Phát biểu đề dẫn hội thảo, Thượng tướng, PGS.TS Nguyễn Văn Thành cho biết, những năm qua, thực hiện Nghị quyết các kỳ Đại hội Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị đã tiến hành đồng bộ các giải pháp xây dựng, củng cố "thế trận lòng dân", coi đây là nhiệm vụ chiến lược thường xuyên, liên tục và lâu dài.

Thượng tướng, PGS.TS Nguyễn Văn Thành phát biểu đề dẫn hội thảo.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc xây dựng "thế trận lòng dân" có lúc, có nơi còn những hạn chế nhất định. Tình hình chính trị - an ninh thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, yêu cầu củng cố an ninh - quốc phòng vẫn là một nhiệm vụ trọng yếu không chỉ của Việt Nam mà còn của nhiều quốc gia trên thế giới. Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược "diễn biến hoà bình", thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", chia rẽ lòng dân, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

"Tình hình đó đòi hỏi việc xây dựng "thế trận lòng dân" vững chắc, góp phần bảo vệ Tổ quốc "từ sớm, từ xa" phải được tăng cường hơn nữa, coi đó vừa là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, vừa là yêu cầu cấp bách" - Phó Chủ tịch Chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh và cho biết, việc tổ chức hội thảo có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và rút ra bài học kinh nghiệm về giữ vững lòng dân và xây dựng "thế trận lòng dân" trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Ban Chỉ đạo tổ chức hội thảo mong muốn, các đại biểu, nhà khoa học, bằng phương pháp luận khoa học, tư duy đổi mới, sáng tạo và hoạt động thực tiễn tập trung phân tích, làm rõ vai trò, vị trí của nhân dân, sức mạnh của lòng dân, "thế trận lòng dân" trong quá trình dựng nước và giữ nước, khẳng định những đóng góp của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng; việc xây dựng, phát huy "thế trận lòng dân" của các lực lượng, Công an các đơn vị, địa phương trên từng lĩnh vực công tác và thực tiễn chiến đấu của mỗi CBCS, từ đó, đề ra yêu cầu, nhiệm vụ đối với mỗi lực lượng...

Báo CAND sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về hội thảo quan trọng này.

Quỳnh Vinh - Thắng Nguyễn

Sáng 15/1, tại Hà Nội, Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Thường vụ Quân uỷ Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an đã đồng chủ trì Hội nghị giao ban giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thực hiện Nghị định số 03, ngày 5/9/2019 của Chính phủ năm 2024.

Liên quan đến vụ án Hạc Thành Tower, sáng 15/1, Toàn án nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã mở lại phiên xét xử bị cáo Trịnh Văn Chiến, cựu Bí thư Tỉnh ủy và Nguyễn Đình Xứng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cùng đồng phạm.

Những ngày qua, Chi Cục kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng và Hạt kiểm lâm huyện Lạc Dương đã phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim và các cơ quan chức năng truy quét, giải tỏa nhiều hầm thiếc hoạt động trái phép tại tiểu khu 142, xã Đạ Sar.

Sáng mai (16/1), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan. Trong đó, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận bị xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Dự án vệ sinh môi trường TP Hồ Chí Minh - giai đoạn 2 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt năm 2013 với thời gian thực hiện từ năm 2014-2019. Do không hoàn thành theo dự kiến, nên gần đây nhất, tháng 7 năm ngoái dự án tiếp tục được UBND TP Hồ Chí Minh điều chỉnh thời gian hoàn thành vào năm 2026. Hiện dự án vẫn gặp khó bởi nhiều lý do, nhiều gói thầu chưa theo kịp tiến độ…

Bị cáo Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch HĐTV Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam (viết tắt là NXBGD) bị cáo buộc đã nhận hối lộ số tiền 25 tỷ đồng, nhưng được Viện kiểm sát ghi nhận các tình tiết giảm nhẹ, trong đó có việc từng giúp cơ quan chức năng làm rõ một số vụ án và đã nộp lại toàn bộ số tiền hưởng lợi bất hợp pháp.

Được tổ chức 12 năm một lần, Mahakumbh Mela là một sự kiện đặc biệt đại diện cho nền văn hóa sôi động và thế giới tâm linh sâu sắc của Ấn Độ. Tâm điểm của lễ hội là nghi lễ tẩy trần tại Triveni Sangam, nơi hợp lưu thiêng liêng của ba dòng sông Ganga, Yamuna và Saraswati, được cho là giúp thanh tẩy linh hồn, gột rửa tội lỗi và đạt giác ngộ.

Sáng 15/1, Cơ quan CSĐT Công an quận 4, TP Hồ Chí Minh, cho biết đang truy tìm đối tượng Nguyễn Mạnh Cường (SN 1996; HKTT: Thôn Xuân Sen, xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) để phục vụ việc điều tra, làm rõ vụ án hình sự “Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng”…

Dầu chiên đen như nước cống, chuột chạy ở nơi chế biến, kinh doanh thực phẩm “chui” nhiễm vi khuẩn E.coli, salmonella, bacillus cereus, tụ cầu vàng… là những gì đang diễn ra, gây mất an toàn thực phẩm (ATTP). Dù được phân cấp, nhưng có nơi vẫn buông lỏng quản lý để cho cơ sở không phép hoạt động, gây ra ngộ độc hàng loạt. Sử dụng thực phẩm không an toàn khiến người tiêu dùng nơm nớp lo sợ. Làm thế nào để ngăn chặn ngộ độc thực phẩm và nguy cơ tử vong từ những người kinh doanh, sản xuất thiếu lương tâm là điều người tiêu dùng đặc biệt quan tâm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.