Hà Nội không thể đợi tiêm hết vaccine hoặc không có COVID mới cho học sinh đến trường

16:09 02/11/2021

Tại buổi làm việc với lãnh đạo TP Hà Nội về công tác phòng, chống dịch COVID-19 sáng 2/11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, Tổ chức Y tế thế giới mới khuyến nghị tiêm cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi, chưa có khuyến nghị chính thức tiêm cho trẻ dưới 12 tuổi, do vậy, không thể đợi tiêm hết vaccine hoặc không có COVID mới cho đi học.

Hà Nội liên tục xảy ra các chuỗi lây nhiễm phức tạp liên quan tới việc tập trung đông người

Tham dự buổi làm việc có Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên; Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh cùng lãnh đạo TP Hà Nội.

Tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho biết, từ 11/10 đến 18h00 ngày 1/11, Hà Nội ghi nhận 442 ca mắc COVID-19. Trong đó 103 ca ngoài cộng đồng (23,3%), 270 ca tại khu cách ly (61,1%); 48 ca tại khu phong tỏa (10,9%), 21 ca nhập cảnh (4,7%).

Mặc dù tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn TP hiện vẫn đang trong tầm kiểm soát, tuy nhiên, bà Hà cho biết, từ ngày 11/10 đến nay, số ca mắc trung bình trong ngày tăng mạnh so với thời gian thực hiện trạng thái bình thường mới từ 21/9-10/10 (21 ca so với 5-7 ca giai đoạn trước đó).

Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà báo cáo tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: Viết Thành

Đặc biệt, ở Hà Nội liên tục xảy ra các chuỗi lây nhiễm phức tạp liên quan tới việc tập trung đông người. Từ ngày 28/10 đến 1/11/2021, số ca tăng cao từ 33-57ca/ngày và TP đã chỉ đạo áp dụng các biện pháp phòng chống dịch cấp độ 2.

Từ tình hình thực tế, Hà Nội kiến nghị Chính phủ bố trí sớm, đủ vaccine phòng COVID-19 cho TP (4,4 triệu liều). trong đó có 1,7 triệu liều vaccine để tiêm cho trẻ em dưới 18 tuổi. Hà Nội cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể về cách đánh giá cấp độ dịch tại cấp huyện, tỉnh (hiện nay, theo hướng dẫn mới chỉ có đánh giá ở cấp xã và nhỏ hơn) để trên cơ sở đó có các biện pháp thích ứng, phù hợp và linh hoạt; tiếp tục cập nhật phác đồ điều trị, hướng dẫn cụ thể về tần suất và tỷ lệ thực hiện xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 đối với các nhóm đối tượng...

Tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, Hà Nội luôn xác định phải chủ động trong phòng, chống dịch; đây còn là trách nhiệm của Thủ đô, trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, đầu mối giao thương, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; công tác phòng, chống dịch có ảnh hưởng, tác động rất nhiều đến các tỉnh, TP xung quanh.

Kinh nghiệm chống dịch vừa qua càng đặt ra yêu cầu cao hơn đối với Hà Nội, vì nếu để bùng phát dịch nặng như TP Hồ Chí Minh hay các tỉnh phía Nam thì sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn lực quốc gia. Vì vậy, Hà Nội phải kiên trì xác định phòng, chống dịch ở mức độ cao hơn; vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, cầu thị, lắng nghe và chỉ đạo của Trung ương.

Đã sẵn sàng chấp nhận tình trạng không “Zero COVID” thì cả hệ thống y tế phải sẵn sàng

Đối với việc cho học sinh trở lại trường học sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng dịch COVID-19, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, trên địa bàn có khoảng 3,2 triệu sinh viên, học sinh các cấp. Hiện nay, tỷ lệ tiêm vaccine cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường đạt cao (98,5% tiêm mũi 1; trên 62% tiêm mũi 2, một số huyện đạt trên 80%). Qua khảo sát ý kiến, có 78,5% phụ huynh học sinh mong muốn con em được trở lại trường học.


Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trần Thế Cương trình bày báo cáo tại buổi làm việc. Ảnh: Viết Thành

Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, với đặc thù của một đô thị lớn thì việc Hà Nội giữ được như hiện nay là rất tốt. Tuy vậy, ông đề nghị tinh thần tới đây, Hà Nội vẫn phải rất cảnh giác, sẵn sàng các tình huống xấu hơn để không bị động, bất ngờ bởi thực tế cả nước dịch đã xâm nhập rất sâu trong cộng đồng.

“Bên cạnh các phương án đang triển khai, Hà Nội cũng cần "tập dượt" các phương án khác, như thí điểm cách ly F1, điều trị F0 có đủ điều kiện tại nhà để xây dựng quy trình, tập huấn cho y tế tuyến dưới”, Phó Thủ tướng đề nghị.

Về cung cấp vaccine, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế bố trí đủ vaccine để Hà Nội tiêm toàn bộ người trên 18 tuổi, kể cả người từ nơi khác đến. Đối với học sinh, tập trung trước một bước cho những nơi có dịch rất nặng trong thời gian vừa qua, kể cả những nơi liền kề Hà Nội.


Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: Viết Thành

Về vấn đề cho học sinh đi học trở lại, ông cho rằng, Hà Nội đã lên kế hoạch cho học sinh ở một số vùng, một số lớp đi học trở lại với một số điều kiện, cần tiếp tục đánh giá rất sát vấn đề này.

"Tinh thần là an toàn mới đi học nhưng an toàn là kiểm soát được, bảo vệ được sức khỏe cho các cháu, cho cộng đồng, chứ an toàn không phải là không có học sinh nào nhiễm bệnh", Phó Thủ tướng lưu ý.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng phân tích, việc không được đến trường ảnh hưởng rất lớn đến học tập và tâm sinh lý của các cháu. Đây là nhu cầu không chỉ của học sinh, mà còn của gia đình, của lực lượng lao động trên địa bàn. Hơn nữa, Tổ chức Y tế thế giới mới khuyến nghị tiêm cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi, chưa có khuyến nghị chính thức tiêm cho trẻ dưới 12 tuổi, do vậy, không thể đợi tiêm hết vaccine hoặc không có COVID mới cho đi học. Do vậy, Phó Thủ tướng đề nghị Hà Nội căn cứ thực tiễn, tiến hành mở dần, cần linh hoạt, không máy móc.

 Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh quan điểm, đã sẵn sàng chấp nhận tình trạng không “Zero COVID” thì cả hệ thống y tế phải sẵn sàng và nâng lên một bước so với trước đây. Vẫn phải xét nghiệm, khoanh vùng, nhưng làm khác trước và cố gắng không để bị động, bất ngờ.

 

Chi Linh

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 23/11, Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án “Điều khiền phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của Nước CHXHCN Việt Nam” của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để tiến hành điều tra theo quy định pháp luật. Đồng thời, các cơ chức năng, đại lý hàng hải được chủ tàu ủy quyền, công ty bảo hiểm cũng đang phối hợp chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm môi trường và khắc phục hậu quả vụ tai nạn.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文