Hà Nội lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

07:48 07/02/2023

Thực hiện Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 ngày 23/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị quyết số 170/NQ-CP ngày 23/12/2022 của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện.

Qua đó nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân để hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Mặt khác, tạo sự thống nhất và đồng thuận của nhân dân đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai; nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai, phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ảnh minh họa.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân phải được tiến hành dân chủ, khoa học, công khai, minh bạch, thực chất; tổ chức lấy ý kiến nhân dân với các hình thức thích hợp, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia góp ý.

Các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân tham gia đóng góp ý kiến và phản ánh trung thực, kịp thời ý kiến đóng góp; việc tổ chức lấy ý kiến phải bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo tổ chức thực hiện chặt chẽ của các cấp chính quyền; đề cao trách nhiệm người đứng đầu và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức.

Thành phố Hà Nội chỉ đạo nội dung lấy ý kiến nhân dân phải toàn diện và có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một số nội dung, chính sách lớn, các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp được dư luận quan tâm. Ý kiến đóng góp của nhân dân phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác, khách quan, kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, tiếp thu, giải trình nghiêm túc để hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia góp ý kiến; phản ánh trung thực, kịp thời ý kiến tham gia của nhân dân; kiên quyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm pháp luật lợi dụng chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Nội dung lấy ý kiến cho toàn bộ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), trong đó, tập trung một số vấn đề trọng tâm như: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phát triển quỹ đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai; cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; chế độ quản lý, sử dụng các loại đất; phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực; hộ gia đình sử dụng đất.

Đối tượng lấy ý kiến gồm: HĐND, UBND các cấp; các cơ quan Nhà nước trên địa bàn thành phố; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên của Mặt trận, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác; các tầng lớp nhân dân.

Hình thức lấy ý kiến góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đến cơ quan, tổ chức được phân công trách nhiệm; thảo luận tại các hội nghị, hội thảo theo khu vực và theo địa giới hành chính cấp huyện do cơ quan có trách nhiệm tổ chức; thông qua Cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin và các hình thức phù hợp khác. Thời gian lấy ý kiến kết thúc vào ngày 15/3/2023.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là cơ quan thường trực giúp việc cho Thường trực HĐND, UBND thành phố trong việc tổ chức và triển khai thực hiện; tổng hợp kết quả tham gia ý kiến của các sở, ngành, UBND cấp huyện, các tổ chức, cá nhân. Sau đó, tổng hợp và báo cáo, Thường trực HĐND thành phố, UBND thành phố chủ trì, phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố tổ chức hội nghị thảo luận, hoàn thiện báo cáo của toàn thành phố để báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Linh Khánh

Nhiều nhà cửa tốc mái, cây cối bật gốc đổ la liệt, không điện, không nước và không sóng viễn thông trong nhiều giờ cho đến nay. Đó là những gì bão cơn Yagi vừa đi qua… để lại cho Hải Phòng.

Sáng 8/9, Đại tá Nguyễn Hồng Thái, Trưởng Công an huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình cho biết, anh cùng đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc và lãnh đạo ban, ngành đang đến hiện trường vụ sạt lở làm 5 người thương vong.

Cơn bão số 3 qua đi nhưng đã để lại hậu quả rất nặng nề về người và tài sản ở nhiều tỉnh, thành phố trong đó có Thủ đô Hà Nội. Sau một đêm trắng chống bão giúp dân, lực lượng CSGT Công an TP Hà Nội lại bắt tay vào công tác khắc phục hậu quả của cơn bão để lại, đảm bảo đường thông, hè thoáng cho người dân đi lại vì hàng nghìn cây xanh bị gẫy, đổ nằm la liệt trên các tuyến đường.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài Bão yêu cầu, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là phải bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của nhân dân và hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân và Nhà nước. Hơn lúc nào hết, đây là lúc người dân cần sự hỗ trợ, các lực lượng chức năng phải làm hết lòng, hết sức với trách nhiệm cao nhất vì nhân dân.

Từ chiều qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều địa phương trong tỉnh có mưa nhiều và mưa rất to, dẫn đến một số địa điểm bị sạt lở, một số đoạn ngầm qua suối bị ngập hoàn toàn. Lực lượng CSGT toàn tỉnh đã thức trắng đêm đối phó với lũ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文