HĐND TP Hà Nội khai mạc Kỳ họp chuyên đề, xem xét 4 nhóm nội dung lớn của Thủ đô

09:52 29/03/2024

Sáng 29/3, Kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã chính thức khai mạc. Mặc dù là kỳ họp chuyên đề nhưng là đây kỳ họp có khối lượng công việc lớn, gồm 17 nội dung liên quan đến 4 nhóm vấn đề chính quan trọng của Hà Nội.

Theo Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, trong kỳ họp lần này, HĐND TP xem xét, thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, để UBND TP hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền báo cáo Bộ Chính trị và trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 - tháng 5/2024 và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

"Đây là nội dung lớn, rất quan trọng, cùng với Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được tập trung hoàn thiện trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được HĐND TP thông qua, đang trình Thủ tướng Chính phủ, sẽ tạo ra khung khổ pháp lý, thể chế quan trọng cho sự phát triển Thủ đô. Đồng thời tạo lập không gian phát triển mới, động lực mới và giá trị mới để xây dựng và phát triển Thủ đô ngày càng “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội", Chủ tịch HĐND TP Hà Nội nói.

Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu khai biểu khai mạc kỳ họp.

Nội dung thứ hai tại kỳ họp là HĐND TP sẽ xem xét, quyết định các nội dung liên quan đến kế hoạch đầu tư công, chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công và điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất, chuyển mục đích đất trồng lúa năm 2024 của TP. Đây cũng là những nội dung quan trọng để kịp thời giải quyết, thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của Hà Nội, tập trung hỗ trợ để thực hiện các dự án trường học, y tế, di tích, hạ tầng kỹ thuật, thoát nước, xử lý nước thải, các nội dung thuộc chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số… 

Nội dung tiếp theo được HĐND TP xem xét, quyết định là các nội dung quan trọng về lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, an sinh xã hội, như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của TP; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; mức hỗ trợ nâng cao hiệu quả các thiết chế văn hoá ở cơ sở; tổ chức lại quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; các hoạt động nhằm tri ân, tôn vinh các gia đình chính sách, người có công, các cá nhân tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ…

Cũng tại Kỳ họp này, HĐND TP thực hiện các nội dung khác theo thẩm quyền và công tác cán bộ, kiện toàn chức danh Ủy viên UBND TP theo quy định.

Hà Nội giao bổ sung 2.648 biên chế viên chức giáo dục

Tại Kỳ họp thứ 15 HĐND TP Hà Nội ngày 29/3, với đa số đại biểu nhất trí tán thành, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp TP năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023-2024".

Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh trình bày tờ trình tại kỳ họp.

Theo đó, từ tháng 1/2024 TP Hà Nội điều chỉnh tổng biên chế viên chức hưởng lương ngân sách Nhà nước là 116.185 biên chế, trong đó số biên chế viên chức theo Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 6/12/2023 của HĐND TP là 113.537 biên chế; bổ sung 2.648 biên chế theo Quyết định số 2362-QĐ/BTCTW ngày 6/12/2023 của Ban Tổ chức Trung ương về biên chế của TP Hà Nội năm 2024.

Nghị quyết cũng giao bổ sung 2.648 biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024 cho Sở GD&ĐT, UBND quận, huyện, thị xã. Trong đó, giao 447 biên chế viên chức các trường THPT; 1.033 biên chế viên chức các trường THCS; 977 biên chế viên chức các trường tiểu học; 191 biên chế viên chức các trường mầm non.

HĐND TP giao UBND TP tổ chức triển khai giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục theo đúng Nghị quyết, đảm bảo đúng nguyên tắc, công khai, minh bạch. Thực hiện việc quản lý, sử dụng hiệu quả số biên chế giáo viên được giao; chỉ đạo việc tuyển dụng giáo viên trong chỉ tiêu biên chế theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, vị trí việc làm, cơ cấu môn học theo từng bậc học.

Trước đó, trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh cho biết, trong năm học 2023-2024, căn cứ quy hoạch mạng lưới trường học, đã có 33 trường mầm non, phổ thông công lập được thành lập mới và đưa vào hoạt động tại các quận, huyện, thị xã với quy mô 554 lớp học và 19.350 học sinh. Do đó, cần số biên chế sự nghiệp giáo dục theo định mức do Bộ GD&ĐT quy định là 114.367 người (thực tế thiếu 16.004 người).

Từ thực trạng thiều biên chế so với định mức quy định như trên, năm học 2023-2024, TP đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục. Ngày 6/12/2023, Ban Tổ chức Trung ương đã có Quyết định số 2362 - QĐ/BTCTW về thông báo biên chế của TP Hà Nội năm 2024, theo đó bổ sung 2.648 biên chế (đạt 16,54% so với số viên chức còn thiếu, đạt 29,62% so với số TP đề nghị bổ sung).

T.Linh

Các ngành cũng phải khẩn trương rà soát, thống kê các thiệt hại để đề xuất khắc phục kịp thời; nỗ lực kết nối lại thông tin liên lạc, quyết tâm cấp điện lại cho các trung tâm xã trong ngày 16/9, đến ngày 30/9 cấp điện trở lại tại tất cả các thôn ở Lào Cai.

Mặc dù 17 hộ dân với 115 nhân khẩu thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai hiện đã được tiếp tế lương thực thực phẩm đảm bảo sinh hoạt nơi tạm lánh trên núi nhưng nguy cơ xảy ra sạt lở sau mưa bão vẫn luôn tiềm ẩn. Chính vì vậy, Công an tỉnh Lào Cai tiếp tục phối hợp với UBND huyện Bắc Hà triển khai phương án di dời 115 xuống núi tới nơi tạm lánh an toàn hơn.

Sáng nay (14/9), 2 đoàn Công tác do Đại tá Nguyễn Thanh Tuân; Thượng tá Lê Hồng Giang, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Kạn làm trưởng đoàn đã đến kiểm ta công tác khắc phục hậu quả thiên tai, trao quà, hỗ trợ nhân dân tại huyện Chợ Mới và xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn một xã bị ngập sâu và dài ngày trong nước.

Ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ, đặc biệt là trẻ em, NSND Tự Long, NSND Xuân Bắc và nhiều nghệ sĩ khác sẽ chung tay tổ chức chương trình “Trung thu không xa cách” vào ngày 17/9 tại Nhà hát Hồ Gươm. Các nghệ sĩ biểu diễn không thù lao, tiền bán vé, tiền ủng hộ của các nhà hảo tâm… sẽ được dành tặng người dân thông qua các tổ chức uy tín.

Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP Đà Nẵng cho biết, tình trạng chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) kéo dài tại các đơn vị Doanh nghiệp sử dụng lao động đang diễn biến nghiêm trọng. Trong số 334 đơn vị doanh nghiệp chậm, nợ trên địa bàn, có đến hàng chục “ông lớn” nợ đóng BHXH lên nhiều tỷ đồng.

Mặc dù biết mẹ già tuổi cao cần chỗ nương tựa, nhưng ông con trai vẫn lợi dụng mẹ không biết đọc, biết viết để lừa đưa đến phòng công chứng làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nhằm chiếm đoạt chỗ ở của mẹ. Hành vi bất hiếu này đã được Cơ quan Công an điều tra làm rõ và ngăn chặn. 

Liên quan vụ hai cha con người dân tộc Chăm ở Phú Yên tử vong dưới suối nước ở Phú Yên, nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an huyện Đồng Xuân chiều nay 14/9 cho biết, bước đầu đã xác định nguyên nhân là do rò rỉ nguồn điện từ máy bơm nước của một doanh nghiệp đặt dưới suối.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文