Hoàn thiện hành lang pháp lý việc triển khai lực lượng tham gia hoạt động GGHB Liên hợp quốc

13:47 06/03/2025

Tiếp tục chương trình Phiên họp Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại mở rộng, sáng 6/3, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban tổ chức thẩm tra sơ bộ Dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình (GGHB) của Liên hợp quốc.

Trung tướng Lê Tấn Tới, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại chủ trì phiên họp.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới cho biết, thể chế hoá quy định của Hiến pháp năm 2013, ngày 13/11/2020, Quốc hội khoá XIV đã ban hành Nghị quyết số 130/2020/QH14 về tham gia lực lượng GGHB của Liên hợp quốc. Đây là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên điều chỉnh hoạt động tham gia lực lượng GGHB của Liên hợp quốc.

Hoàn thiện hành lang pháp lý việc triển khai lực lượng tham gia hoạt động GGHB Liên hợp quốc -0
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới phát biểu khai mạc phiên họp.

Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu, kết quả đã đạt được; hoạt động tham gia lực lượng GGHB của Việt Nam cũng đã phát sinh những hạn chế, bất cập trong công tác tổ chức xây dựng lực lượng; cơ chế, quy trình triển khai lực lượng...

“Những hạn chế, bất cập này một phần xuất phát từ việc thiếu cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý chưa đủ mạnh, chưa đáp ứng được tình hình thực tế của công tác tham gia lực lượng GGHB của Liên hợp quốc”, Chủ nhiệm Lê Tấn Tới nhấn mạnh.

Thiếu tướng Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục GGHB Việt Nam trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự án luật.

Trình bày Tờ trình của Chính phủ về Dự án Luật Tham gia lực lượng GGHB của Liên hợp quốc, Thiếu tướng Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục GGHB Việt Nam cho biết, việc ban hành dự án Luật Tham gia lực lượng GGHB của Liên hợp quốc là cần thiết, nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về việc Việt Nam tham gia hoạt động GGHB Liên hợp quốc; tiếp tục thể chế hóa quy định tại Hiến pháp năm 2013, các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên về tham gia hoạt động GGHB Liên hợp quốc; khắc phục những hạn chế, bất cập tại Nghị quyết số 130/2020/QH14 ngày 13/11/2020 của Quốc hội về tham gia lực lượng GGHB của Liên hợp quốc. Qua đó, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, vững chắc, lâu dài, ổn định cho việc triển khai lực lượng tham gia hoạt động GGHB Liên hợp quốc.

Thiếu tướng Vũ Xuân Hùng, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại báo cáo tại phiên họp.

Dự thảo Luật gồm 5 Chương, 29 Điều, quy định về nguyên tắc, đối tượng, hình thức, lĩnh vực; xây dựng, triển khai lực lượng; đảm bảo nguồn lực, chế độ, chính sách; hợp tác quốc tế về GGHB Liên hợp quốc và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc tham gia lực lượng GGHB của Liên hợp quốc.

Một trong những quy định mới so với Nghị quyết số 130/2020/QH14 so với đề nghị xây dựng luật đã được Bộ Quốc phòng trình Chính phủ đó là dự thảo Luật Tham gia lực lượng GGHB của Liên hợp quốc bổ sung quy định đối với đối tượng dân sự là cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước được cử tham gia lực lượng GGHB của Liên hợp quốc.

Theo đại diện Cục trưởng Cục GGHB Việt Nam, việc bổ sung đối tượng dân sự sẽ giúp huy động thêm nguồn nhân lực để tham gia sâu rộng hơn vào các hoạt động GGHB Liên hợp quốc, nhất là các vị trí lãnh đạo, các vị trí tại các cơ quan hoạch định chính sách của Liên hợp quốc; qua đó, giúp mở rộng tầm ảnh hưởng, nâng cao vị trí, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thượng tá Tô Long, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Bộ Công an về GGHB Liên hợp quốc phát biểu tại phiên họp.

Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án luật, Thiếu tướng Vũ Xuân Hùng, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại cho biết, Thường trực Ủy ban cơ bản nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Tham gia lực lượng GGHB của Liên hợp quốc. Việc ban hành luật sẽ góp phần thể chế hoá đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, Hiến pháp, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về việc Việt Nam tham gia hoạt động GGHB của Liên hợp quốc; khắc phục những tồn tại, hạn chế của quy định hiện hành; tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho việc triển khai thực hiện tham gia hoạt động GGHB Liên hợp quốc trên thực tế.

Dự án Luật Tham gia lực lượng GGHB của Liên hợp quốc đã được xây dựng theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm các yêu cầu theo quy định, đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về dự án luật này trước khi trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9.

Đồng chí Trịnh Xuân An, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại phát biểu tại phiên họp.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại cho rằng, việc bổ sung đối tượng là “Cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước” tham gia lực lượng GGHB của Liên hợp quốc là phù hợp với yêu cầu thực tiễn trên cơ sở tổng kết đánh giá thi hành Nghị quyết số 130/2020/QH14; phù hợp với các quy định của Liên hợp quốc về cử viên chức dân sự tham gia các phái bộ GGHB và phái bộ chính trị đặc biệt của Liên hợp quốc. Qua đó, giúp huy động thêm nguồn nhân lực trong các ban, bộ, ngành, địa phương; tham gia sâu rộng hơn vào các hoạt động GGHB của Liên hợp quốc; giúp mở rộng tầm ảnh hưởng, nâng cao vị trí, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.

Bên cạnh đó, Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đề nghị, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát cơ sở thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế về phạm vi lĩnh vực tham gia hoạt động GGHB; nghiên cứu, rà soát tên của dự thảo luật và phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng để bảo đảm tính bao quát, toàn diện, đầy đủ cơ sở pháp lý và phù hợp với bối cảnh và thực tiễn đang đặt ra.

Trung tướng Đỗ Quang Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại kết luận nội dung phiên họp.

Thực hiện chủ trương đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, trong đó xác định: “Xây dựng, ban hành luật, nghị quyết ngắn gọn, quy định những nội dung đúng thẩm quyền của Quốc hội,… tuyệt đối không luật hóa quy định của nghị định, thông tư; loại ra khỏi dự thảo luật những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, các bộ và các cơ quan khác…”. Qua rà soát, Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đề nghị, Ban soạn thảo tiếp tục tiến hành rà soát để bảo đảm phù hợp với chủ trương đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật; đồng bộ với các quy định pháp luật có liên quan như: Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật,…

Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu nhất trí với sự cần thiết ban hành luật và cho rằng, dự án luật đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp tháng 3/2025. Các đại biểu cũng đề nghị, Ban soạn thảo dự án luật cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật trong nước, các điều ước quốc tế có liên quan và các văn bản quy định chung của Liên hợp quốc về việc tham gia hoạt động GGHB; cơ sở thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế về phạm vi, hình thức, lĩnh vực tham gia hoạt động GGHB để cụ thể hóa các quy định tại dự thảo luật, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, tính tương thích, phù hợp với các quy định của Liên hợp quốc trong hoạt động tham gia GGHB.

Việc xây dựng dự án Luật cần rà soát, bảo đảm phù hợp với chủ trương đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật; đồng bộ với các quy định pháp luật có liên quan. Đồng thời, làm rõ hơn các chính sách của Nhà nước trong việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới; chế độ, chính sách đối với lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động GGHB của Liên hợp quốc…

Nhật Minh

Để tạo điều kiện tốt nhất về công tác mặt bằng, xây dựng các khu tái định cư cũng như tham vấn ý kiến về vị trí hướng tuyến của dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam qua địa bàn, các cấp chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã nỗ lực, khẩn trương rà soát và xây dựng phương án tối ưu nhất. Trước mắt, địa phương này cam kết đã đủ điều kiện để khởi công khu tái định cư đầu tiên vào ngày 19/8 theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.

Một thẩm phán tại tiểu bang Colorado của Mỹ đã tuyên án một chủ nhà tang lễ, người đã giấu 191 thi thể tại cơ sở của mình, mức án tù 20 năm vì tội lừa đảo khách hàng và lừa đảo chính phủ liên bang.

Với chủ đề “Nâng tầm chuyên môn và mở rộng kết nối quốc tế” Liên hoan phim Châu Á – Đà Nẵng lần thứ III (DANAFF III) từ ngày 29/6 đến ngày 5/7 tại thành phố Đà Nẵng có bước phát triển vượt trội về quy mô, thời gian và nội dung hoạt động.

Sau 12 ngày giao tranh căng thẳng, ngày 23/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Israel và Iran đạt thỏa thuận ngừng bắn. Tuy nhiên, ngay lập tức xuất hiện cáo buộc vi phạm từ cả hai phía. Giới phân tích cho rằng, thỏa thuận này được đưa ra khi Israel đã cơ bản hoàn thành mục tiêu quân sự, bao gồm các đòn tấn công nhằm vào cơ sở hạt nhân và quân sự của Iran.

Sau gần 20 năm ra đời, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác (Luật Hiến, ghép tạng) đã bộc lộ nhiều bất cập, chưa theo kịp tốc độ phát triển và năng lực của ngành ghép tạng Việt Nam.

Hàng trăm phương tiện ùn tắc kéo dài khoảng 4km trên Quốc lộ 20, đoạn qua xã Đại Lào, TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) khi cống ngang trên tuyến quốc lộ huyết mạch này phải sửa chữa đột xuất.

Các khảo sát thị trường bất động sản gần đây cho thấy người trẻ (khoảng 22 – 40 tuổi) đang trở thành nhóm khách hàng chủ lực trên thị trường nhà ở. Thế nhưng, với mức giá cho một căn hộ trung bình 70m2 khoảng 3 – 4 tỷ đồng thì người trẻ cần khoảng 25 năm thu nhập mới có thể mua được nhà. Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Hà Quang Hưng, giá nhà/thu nhập hiện nay đang ở mức quá cao và rất khó tiếp cận. Mặc dù hiện đã có một số ngân hàng triển khai các gói tín dụng cho người trẻ mua nhà, tuy nhiên việc chuẩn bị khoản vốn đối ứng từ 20 – 30% theo quy định của ngân hàng đang là trở ngại không nhỏ, nhất là những gia đình trẻ.

Gần đây, người dân liên tục phản ánh về tình trạng đối tượng lừa đảo lập các nhóm trò chuyện, giả danh chuyên gia tư vấn đầu tư chứng khoán, tiền ảo… dụ dỗ người dân tham gia hội nhóm kín trên mạng xã hội. Sau đó, bọn chúng yêu cầu nạn nhân cài đặt ứng dụng, gửi tiền đầu tư chứng khoán, giao dịch tiền ảo.

Câu lạc bộ Công an Hà Nội đã thắng thuyết phục Thể Công Viettel để giành vé vào chung kết Cúp Quốc gia 2024-2025. Thầy trò huấn luyện viên Polking sẽ phải vợt qua cửa ải Sông Lam Nghệ An trên sân Vinh để hướng đến chức vô địch.

Vấn nạn săn bắt, buôn lậu động vật hoang dã đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với hệ sinh thái tự nhiên, tác động tiêu cực lên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bên cạnh một bộ phận nhỏ vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết, phần lớn đối tượng trong lĩnh vực này đều vì lợi nhuận mà nhắm mắt đưa chân, tham gia vào các đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Tối 27/6, cuộc thi chung kết Hoa hậu Việt Nam năm 2024 diễn ra tại sân khấu trên sông Hương thơ mộng (TP Huế). Vượt qua 24 thí sinh đến từ mọi miền đất nước, người đẹp Hà Trúc Linh (đến từ Phú Yên) đã đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.